Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 12 Chủ đề 9: Kiểm tra một tiết chuyên đề III có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?

A. Metylamin             
B. Trimetylamin
C. Đimetylamin             

D. Phenylamin

Câu 2:

Chất nào sau đây là amin no, đơn chức, mạch hở?

A. CH3N             
B. CH5N
C. C3H7N             

D. C6H7N

Câu 3:

Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

B. Metyl amin, amoniac, natri axetat.

C. Anilin, metyl amin, amoniac.

D. Anilin, amoniac, natri hidroxit.

Câu 4:

Anilin có công thức phân tử là?

A. C6H5NH2             
B. C3H5NH2
C. C6H5OH             
D. C6H13NH2
Câu 5:

Hãy cho biết có bao nhiêu amin bậc 1 có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C7H9N?

A. 5             
B. 4
C. 3             

D. 6

Câu 6:

Có 3 hóa chất sau đây: Etylamin, phenylamin và amoniac. Thứ tự tăng dần lực bazơ được sắp xếp theo dãy:

A. Amoniac < etylamin < phenylamin.

B. Etylamin < amoniac < phenylamin.

C. Phenylamin < amoniac < etylamin.

D. Phenylamin < etylamin < amoniac.

Câu 7:
Hợp chất C6H5NHC2H5 có tên thay thế là
A. N – Etylbenzenamin        
B. Etyl phenyl amin
C. N – Etylanilin             

D. Etyl benzyl amin

Câu 8:

Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là:

A. Do phân tử amin bị phân cực mạnh.
B. Do amin tan nhiều trong H2O

C. Do nguyên tử N có độ âm điện lớn nên cặp e chung của nguyên tử N và H bị hút về phía N.

D. Do nguyên tử N còn cặp eletron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton.

Câu 9:

Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất?

A. Anilin             
B. Metylamin
C. Đimetylamin             
D. Amoniac
Câu 10:

Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá...) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?

A. Dùng nước đá và nước đá khô

B. Dùng fomon, nước đá.

C. Dùng phân ure, nước đá.

D. Dùng nước đá khô, fomon.

Câu 11:

Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?

A. Glyxin             
B. Phenylamin
C. Metylamin             

D. Alanin

Câu 12:

Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. Xút.             
B. Xô đa
C. Nước vôi trong.             

D. Giấm ăn.

Câu 13:

Anilin (C4H9NH2) phản ứng với dung dịch

A. NaOH.             
B. HCl.
C. Na2CO3.             

D. NaCl.

Câu 14:

Để rửa sạch lọ đã đựng anilin người ta dùng

A. dung dịch NaOH và nước.

B. dung dịch HCl và nước.

C. dung dịch amoniac và nước.

D. dung dịch NaCl và nước.

Câu 15:

Trong điều kiện thường, chất nào sau đây là chất khí:

. Anilin             
B. Glyxin
C. Metylamin             
D. Etanol
Câu 16:

Hợp chất tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng là:

A. Anđehit axetic             
B. Glucozơ
C. Alanin             

D. Anilin

Câu 17:

Phát biểu nào sau đây không đúng:

A. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng một hay nhiều gốc hidrocacbon.

B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.

C. Tùy thuộc vào cấu trúc của gốc hidrocacbon, có thể phân biệt amin no, chưa no và thơm.

D. Amin có từ hai nguyên tử Cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân
Câu 18:

Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?

A. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH

B. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3

C. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2

D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2

Câu 19:

Cho 13,65 gam hỗn hợp các amin gồm trimetylamin, metylamin, đimetylamin, anilin tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là:

A. 22,525             
B. 22,630
C. 22,275             
D. 22,775
Câu 20:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức X1, X2 (đều bậc I, cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, X1 là amin no mạch hở và phân tử X1 nhiều hơn phân tử X2 hai nguyên tử H) thu được 0,1 mol CO2. Mặt khác cho toàn bộ lượng X trên tác dụng với dung dịch HNO2 sinh ra 0,05 mol N2. Trong các khẳng định sau có bao nhiêu khẳng định đúng?

(1) Trong phân tử X2 có 7 liên kết σ và 1 liên kết π.

(2) Cả X1 và X2 phản ứng được với HNO2 cho sản phẩm hữu cơ tham gia phản ứng tráng bạc.

(3) Lực bazơ của X2 lớn hơn lực bazơ của X1.

(4) X1 và X2 đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử
A. 1             
B. 2
C. 3             

D. 4

Câu 21:

Cho amin X phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được muối có phân tử khối bằng 95,5. Công thức của X là?

A. C3H9N             
B. C4H9N
C. C2H8N2             
D. CH6N2
Câu 22:

Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là?

A. 8             
B. 7
C. 5             

D. 4

Câu 23:

Cho 3,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, trimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,07 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là

Cho 3,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, trimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,07 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là

B. 3,555
C. 5,555             

D. 4,725

Câu 24:

Cho 12,1 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin (tỉ lệ mol 1 : 2) phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 1M, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 23,05             
B. 22,95
C. 6,75             

D. 16,3

Câu 25:

A là một amin. A tác dụng với dung dịch HCl tạo muối có dạng RNH3Cl. Cho 5,4 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch CuSO4, thu được muối hữu cơ và 5,88 gam kết tủa. A là:

A. n-Propylamin             
B. Metylamin
C. Đimetylamin             
D. Etylamin
Câu 26:

Cho m gam anilin vào lượng dư dung dịch brom, phản ứng kết thúc, thu được kết tủa trắng là dẫn xuất tribrom của anilin có khối lượng 6,6 gam. Trị số của m là:

A. 0,93             
B. 1,395
C. 1,86             

D. 2,325

Câu 27:

Benzen không làm mất màu nước brom, trong khi anilin làm mất màu nước brom nhanh chóng. Nguyên nhân là:

A. Nhóm amino (-NH2) rút điện tử làm cho anilin phản ứng thế ái điện tử xảy ra dễ dàng với nước brom (tại các vị trí orto, para) còn benzen thì không phản ứng với nước brom.

B. Benzen không hòa tan được trong nước và nhẹ hơn nước nên khi cho vào nước brom thì có sự phân lớp, benzen nằm ở lớp trên, không tiếp xúc được với brom nên không có phản ứng, còn anilin thì phản ứng được là do anilin hòa tan dễ dàng trong nước.

C. Anilin có tính bazơ nên tác dụng được với nước brom, còn benzen không phải là bazơ nên không phản ứng được.

D. Do nhóm amino đẩy điện tử vào nhân thơm khiến anilin phản ứng được với dung dịch brom, còn benzen thì không.

Câu 28:
A là một amin đơn chức bậc hai. Cho A tác dụng với dung dịch AlCl3 thì thu được kết tủa màu trắng và lượng muối hữu cơ thu được có tỉ lệ khối lượng so với A đem cho phản ứng là mmuối : mA = 163 : 90. A là:
A. Đietylamin             
B. Đimetylamin
C. Etylmetylamin             

D. Etylamin

Câu 29:

Người dùng hiđro nguyên tử mới sinh (đang sinh) để khử 2,46 gam nitrobenzen, thu được 1,674 gam anilin. Hiệu suất của phản ứng điều chế anilin này là:

A. 100%             
B. 90%
C. 80%             
D. 70
Câu 30:

Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức A, thu được 26,88 lít CO2; 1,12 lít N2 (các thể tích đo ở đktc) và 9,9 gam H2O. A là:

A. Điphenylamin             
B. Anilin
C. 1-Aminopentan             

D. Trimetylamin