Trắc nghiệm Điều chế kim loại có đáp án (Thông hiểu)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn tàn, hỗn hợp rắn còn lại là
A. Cu, FeO, MgO
B. Cu, Fe, Mg
C. CuO, Fe, MgO
D. Cu, Fe, MgO
Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là
A. Na, Ca, Al
B. Na, Ca, Zn
C. Na, Cu, Al
D. Fe, Ca, Al
Để điều chế Ag từ dung dịch AgNO3 ta không thể dùng:
A. Điện phân dung dịch AgNO3
B. Nhiệt phân AgNO3
C. Cho Ba phản ứng với dung dịch AgNO3
D. Cu phản ứng với dung dịch AgNO3
Cho các kim loại: Na, Ca, Al, Fe, Cu, Ag. Bằng phương pháp điện phân có thể điều chế được bao nhiêu kim loại trong số các kim loại ở trên ?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Khi điện phân một dung dịch muối giá trị pH ở gần một điện cực tăng lên. Dung dịch muối đó là
A. CuSO4
B. AgNO3
C. KCl
D. K2SO4
Khi điện phân một dung dịch muối giá trị pH ở gần một điện cực giảm đi. Dung dịch muối đó là
A. CuSO4
B. FeCl2
C. KCl
D. K2SO4
Để điều chế K kim loại người ta có thể dùng các phương pháp sau:
(1) Điện phân dung dịch KCl có vách ngăn xốp.
(2) Điện phân KCl nóng chảy.
(3) Dùng Li để khử K ra khỏi dd KCl
(4) Dùng CO để khử K ra khỏi K2O.
(5) Điện phân nóng chảy KOH
Phương pháp nào thu được K?
A. Chỉ có 1, 2
B. Chỉ có 2, 5
C. Chỉ có 3, 4, 5
D. 1, 2, 3, 4, 5
Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A.0,8 gam
B. 8,3 gam
C. 2,0 gam
D. 4,0 gam
Cho khí CO qua ống chứa 15,2 gam hỗn hợp gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B và 13,6 gam chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15
B. 10
C. 20
D. 25
Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là
A. 0,224 lít
B. 0,560 lít
C. 0,112 lít
D. 0,448 lít
Khử hoàn toàn 32,2 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và ZnO bằng CO ở nhiệt độ cao thu được 25 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 52,90
B. 38,95
C. 42,42
D. 80,80
Có các bán phản ứng sau:
(1) Cu2+(dd) + 2e → Cu(r)
(2) Cu(r) → Cu2+(dd) + 2e
(3) 2H2O + 2e → H2 + 2OH-(dd)
(4) 2H2O→ O2 + 4H+ + 4e
(5) 2Br-(dd) → Br2(dd) + 2e
(6) 2H+(dd) + 2e →H2
Những bán phản ứng xảy ra ở catot trong quá trình điện phân là
A. (2), (4), (6)
B. (1), (3), (6)
C. (2), (4), (5)
D. (2), (3), (5)
Điện phân nóng chảy Al2O3 với điện cực anot than chì và hiệu suất phản ứng bằng 100%, cường độ dòng điện là 150000A trong thời gian t giờ thì thu được 252 kg Al tại catot. Giá trị t gần nhất với giá trị nào
A. 8
B. 5
C. 10
D. 6
Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ có màng ngăn xốp xảy ra phản ứng
A. cation Na+ bị khử ở catot
B. phân tử H2O bị khử ở catot
C. ion Cl- bị khử ở anot
D. phân tử H2O bị oxi hoá ở anot
Cho 1 lít dung dịch CuCl2 0,1M. Điện phân với cường độ 10A trong vòng 2895s. Khối lượng Cu thoát ra là
A. 6,4 gam
B. 3,2 gam
C. 9,6 gam
D. 4,8 gam