Trắc nghiệm GDTC 10 Bài 10: Kĩ thuật chắn bóng có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong tư thế chuẩn bị kĩ thuật chắn bóng, chân đứng như thế nào?

A. Đứng rộng bằng vai.

B. Chân trước chân sau. chân thuận ở trước.

C. Chân trước chân sau. chân thuận ở sau.

D. Khép chân.

Câu 2:

Vị trí đứng của người chắn bóng cách lưới là bao nhiêu?

A. 10 - 20 cm.

B. 20 - 30 cm.

C. 30 - 40 cm.

D. 40 - 50 cm.

Câu 3:

Có bao nhiêu bước thực hiện động tác chắn bóng?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 4:

Cho các động tác:

1. Lăng nhanh hai tay theo hướng từ sau xuống dưới và lên cao.

2. Chân đạp mạnh xuống mặt sân duỗi các khớp từ dưới lên để bật nhảy.

3. Khuỵu gối hạ thấp người, hai tay đưa xuống dưới - ra sau, thân người hơi gập về trước.

4. Hai tay vươn cao trên lưới.

Trình tự thực hiện bật nhảy là gì?

A. 3 - 2 - 1 - 4.

B. 2 - 1 - 3 - 4

C. 4 - 3 - 1 - 2.

D. 3 - 1 - 2 - 4.

Câu 5:

Khi nhảy chắn bóng, khoảng cách giữa hai bàn tay như thế nào?

A. Nhỏ hơn đường kính của bóng.

B. Lớn hơn đường kính của bóng.

C. Nhỏ hơn bán kính của bóng.

D. Lớn hơn bán kính của bóng.

Câu 6:

Hình ảnh dưới đây mô phỏng giai đoạn nào của kĩ thuật chắn bóng?

A. Tư thế chuẩn bị.

B. Động tác bật nhảy.

C. Động tác chắn bóng.

D. Kết thúc.

Câu 7:

Động tác không đúng khi thực hiện kết thúc kĩ thuật chắn bóng?

A. Khi chắn bóng xong, hai tay thu về nhanh.

B. Hai cánh tay ép sát sườn.

C. Rơi xuống mặt sân bằng cả bàn chân và khuỵu gối để giảm chấn động.

D. Trở về tư thế chuẩn bị và thực hiện nhiệm vụ tiếp theo.

Câu 8:

Để không chạm lưới khi chắn bóng cần:

A. Không bật nhảy quá sát lưới hoặc lao về trước.

B. Không gập cổ tay quá sớm.

C. Không gập cổ tay quá nhiều khi tay ở trên lưới.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 9:

Phải thực hiện động tác hoãn xung khi tiếp mặt sân để làm gì?

A. Tiếp đất nhanh hơn.

B. Chắn bóng nhanh hơn.

C. Tránh chấn thương.

D. Chuyền bóng nhanh hơn cho đồng đội.

Câu 10:

Những vận động viên ở vị trí số mấy được phép chắn bóng?

A. 1, 3, 4.

B. 2, 3, 4

C. 1, 5, 6

D. Libero

Câu 11:

Khoảng cách người tập đứng cách lưới khi thực hiện mô phỏng động tác chắn bóng trên lưới là bao nhiêu?

A. 20 - 30 cm.

B. 30 - 40 cm.

C. 40 - 50 cm

D. 50 - 60 cm

Câu 12:

Lỗi nào sau đây thuộc lỗi chắn bóng?

A. Cầu thủ chắn bóng chạm bóng ở không gian đối phương trước hoặc cùng khi đối phương đập bóng.

B. Chắn quả phát bóng của đối phương.

C. Bóng chạm tay chắn ra ngoài.

D. Cả 3 câu đều đúng.

Câu 13:

Đâu là lưu ý khi thực hiện động tác chắn bóng?

A. Để không chạm lưới khi chắn bóng cần: Không bật nhảy quá sát lưới hoặc lao về trước, không gập cổ tay quá sớm và nhiều khi tay ở trên lưới.

B. Phải thực hiện động tác hoãn xung (khuỵu gối) khi tiếp mặt sân, không đứng thẳng khi tiếp mặt sân để phòng tránh chấn thương.

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 14:

Trong kĩ thuật chắn bóng, khi chắn bóng xong cần:

A. hai tay thu về nhanh và hai cánh tay ép sát sườn, rơi xuống mặt sân bằng nửa trước bàn chân và khuỵu gối để giảm chấn động.

B. hai tay thu về từ từ và hai cánh tay ép sát sườn, rơi xuống mặt sân bằng nửa trước bàn chân và khuỵu gối để giảm chấn động.

C. hai tay thu về từ từ và hai cánh tay ép sát sườn, rơi xuống mặt sân bằng cả bàn chân và khuỵu gối để giảm chấn động.

D. hai tay thu về nhanh và hai cánh tay ép sát sườn, rơi xuống mặt sân bằng cả bàn chân và khuỵu gối để giảm chấn động.

Câu 15:

Trong thi đấu bóng chuyền hiện đại, nhiệm vụ chiến thuật của chắn bóng là:

A. Cản phá tích cực các hoạt động tấn công trên lưới của đối phương.

B. Cản phá các hoạt động phòng thủ của đối phương.

C. Cản phá tích cực các hoạt động phát bóng của đối phương.
D. Cản phá tích cực các hoạt động chuyền hai của đối phương.