Trắc nghiệm Hóa 12 (có đáp án): Bài tập crom và hợp chất của crom (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Khối lượng K2Cr2O7 cần lấy để tác dụng đủ với 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch (có H2SO4 làm môi trường) là

A. 26,4 g

B. 27,4 g

C. 28,4 g

D. 29,4 g

Câu 2:

Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 5,2 gam Cr để tạo ra sản phẩm Cr2O3?

A. 1,68 lít

B. 2,24 lít

C. 3,36 lít

D. 1,12 lít

Câu 3:

Để điều chế Cr từ Cr2O3 (tách được từ quặng cromit) người ta dùng phương pháp nhiệt nhôm với hiệu suất 80%. Khối lượng nhôm cần dùng để điều chế 104 gam crom là

A. 54,0 gam   

B. 75,6 gam     

C. 43,2 gam    

D. 67,5 gam

Câu 4:

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al, Fe2O3, Cr2O3 sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn X. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn phần 1 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,016 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Hòa tan hết phần 2 trong 400 ml dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho từ từ dung dịch NaOH 1M đến dư vào dung dịch Y thu được kết quả như hình vẽ sau:

Khối lượng Cr2O3 trong hỗn hợp ban đầu là

A. 7,29 gam

B. 30,40 gam

C. 6,08 gam

D. 18,24 gam

Câu 5:

Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,03 mol Cr2O3; 0,04 mol FeO và a mol Al. Sau một thời gian phản ứng, trộn đều, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng). Phần 2 phản ứng với dung dịch HCl loãng, nóng, dư thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Phần trăm khối lượng Cr2O3 đã phản ứng là

A. 20,00%.

B. 33,33%.

C. 50,00%.

D. 66,67%.

Câu 6:

Các kim loại nào sau đây luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit?

A. Al và Ca

B. Fe và Cr

C. Cr và Al

D. Fe và Mg

Câu 7:

Kim loại nào sau đây không được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit?

A. Al

B. Fe

C. Cr.

D. Tất cả các kim loại trên

Câu 8:

Chọn phát biểu đúng về phản ứng của crom với phi kim

A. Ở nhiệt độ thường crom chỉ phản ứng với flo

B. Ở nhiệt độ cao, oxi sẽ oxi hóa crom thành Cr(VI).

C. Lưu huỳnh không phản ứng được với crom

D. Ở nhiệt độ cao, clo sẽ oxi hóa crom thành Cr(II).

Câu 9:

Cho các phát biểu sau:

 a, Ở nhiệt độ cao, clo sẽ oxi hóa crom thành Cr(II).

 b, Ở nhiệt độ cao, oxi sẽ oxi hóa crom thành Cr(III).

 c, Ở nhiệt độ thường crom chỉ phản ứng một phi kim là flo.

d, Lưu huỳnh không phản ứng được với crom.

Số phát biểu sai là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10:

Crom thể hiện số oxi hóa nào khi tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng ?

A. +2

B. +3

C. +4

D. +6