Trắc nghiệm Hóa 12 (có đáp án chi tiết ): Lí thuyết kim loại kiềm và hợp chất (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là

A. ns1

B. ns2

C. ns2np1

D. (n-1)dxnsy

Câu 2:

Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns1 là cấu hình electron của các nguyên tố thuộc nhóm?

A. Kim loại kiềm

B. Kim loại kiềm thổ

C. Halogen

D. Khí hiếm

Câu 3:

Trong nguyên tử kim loại kiềm ở trạng thái cơ bản có số electron lớp ngoài cùng là

A. 4

B. 3

C. 1

D. 2

Câu 4:

Cation  M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s62p6. M+ là cation nào sau đây?

A. Ag+

B. Cu+

C. Na+

D. K+

Câu 5:

Cation  M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s63p6. M+ là cation nào sau đây?

A. Ag+

B. Cu+

C. Na+

D. K+

Câu 6:

Những nguyên tố trong nhóm IA của bảng tuần hoàn được sắp xếp từ trên xuống dưới theo thứ tự tăng dần của

A. Điện tích hạt nhân nguyên tử

B. Khối lượng riêng

C. Nhiệt độ sôi

D. Số oxi hoá

Câu 7:

Trong nhóm IA đi từ đầu đến cuối các nguyên tố được sắp xếp theo chiều … của điện tích hạt nhân. Trong dấu “…” là?

A. Không đổi

B. Tăng dần

C. Giảm dần

D. Không so sánh được

Câu 8:

Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Từ Li đến Cs, bán kính nguyên tử tăng dần nên nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần

B. Các kim loại từ Li đến Cs đều có ánh kim

C. Từ Li đến Cs, điện tích hạt nhân tăng dần, khả năng tách e hóa trị giảm dần

D. Kim loại kiềm có tính khử mạnh nên thế điện cực rất dương

Câu 9:

Cho các phát biểu sau

1, Từ Li đến Cs theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, khả năng tách e hóa trị giảm dần.

2, Kim loại kiềm có tính khử mạnh nên thế điện cực rất âm.

3, Các kim loại từ Li đến Cs đều có ánh kim.

4, Từ Li đến Cs theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần bán kính của kim loại kiềm tăng dần.

5, Từ Li đến Cs, bán kính nguyên tử tăng dần nên nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần.

Số phát biểu đúng là?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10:

Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA?

A. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử

B. Số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất

C. Cấu tạo mạng tinh thể của các đơn chất

D. Bán kính nguyên tử

Câu 11:

Cho các đặc điểm sau đây

a, Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử

b, Số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất

c, cấu tạo mạng tinh thể của các đơn chất

d, bán kính nguyên tử

Các đặc điểm là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA?

A. a, b, c

B. b, c, d

C. a, c

D. b, c

Câu 12:

Nguyên tử của các nguyên tố nhóm IA có chung

A. Số electron

B. Số phân lớp electron

C. Số lớp electron

D. Số electron lớp ngoài cùng

Câu 13:

Nguyên tố có năng lượng ion hoá nhỏ nhất là 

A. Li

B. Na

C. K

D. Cs

Câu 14:

Nguyên tố có năng lượng ion hoá lớn nhất là

A. Li

B. Na

C. K

D. Cs

Câu 15:

Cấu hình electron của nguyên tố X là 1s22s22p63s23p64s1. Vậy X có đặc điểm

A. là nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IA

B. là nguyên tố cuối cùng của chu kì 4

C. là một kim loại có tính khử yếu

D. tất cả đặc điểm trên đều đúng

Câu 16:

Kim loại được dùng làm tế bào quang điện là

A. Na

B. K

C. Rb

D. Cs

Câu 17:

Cấu hình electron của nguyên tố X là 1s22s22p63s1. Vậy X thuộc nhóm

A. Nhóm IA

B. Nhóm IIA

C. Nhóm IB

D. Nhóm VIIIB

Câu 18:

Trong các ứng dụng sau, ứng dụng nào là của nguyên tố Cs

A. Làm dây dẫn điện

B. Dùng làm vỏ máy bay do Cs rất nhẹ

C. Dùng làm tế bào quang điện

D. Dùng sản xuất đồ trang sức

Câu 19:

Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai 

A. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp

B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất

C. Từ Li đến Cs, khả năng phản ứng với nước giảm dần

D. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có tính ánh kim

Câu 20:

Cho các phát biểu sau:

1,  Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

2, Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

3, Từ Li đến Cs, khả năng phản ứng với nước giảm dần.

4,  Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có tính ánh kim.

Số phát biểu đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 21:

Trong tự nhiên, kim loại kiềm không tồn tại ở dạng tự do vì

A. Thành phần của chúng trong tự nhiên rất nhỏ

B. Đây là những kim loại hoạt động rất mạnh

C. Đây là các kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân

D. Đây là những kim loại dễ tan trong nước

Câu 22:

Kim loại kiềm là những nguyên tố hoạt động rất mạnh cho nên trong tự nhiên chúng tồn tại dưới dạng

A. Tinh thể kim loại kiềm

B. Đơn chất

C. Hợp chất

D. Đáp án khác

Câu 23:

Để bảo quản các kim loại kiềm, ta cần phải

A. Ngâm chúng trong rượu nguyên chất

B. Ngâm chúng trong dầu hỏa

C. Ngâm chúng vào nước

D. Giữ trong lọ có nắp đậy kín

Câu 24:

Kim loại Natri được bảo quản trong bình đựng

A. Rượu nguyên chất

B. Nước

C. Dầu hỏa

D. Bình không đựng gì nhưng có nắp kín

Câu 25:

Cho miếng kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là

A. Bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu

B. Bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa xanh

C. Sủi bọt khí không màu, có kết tủa màu xanh

D. Sủi bọt khí không màu, có kết tủa màu đỏ