Trắc nghiệm Lipit có đáp án (Thông hiểu)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho công thức hóa học của các chất:

(1) C3H5(OCOC4H9)3,

(2) (C17H31COO)3C3H5,

(3) C3H5(OOCC17H35)3,   

(4) C3H5(COOC17H33)3.

Công thức của lipit là?

A. (1), (3)

B. (2), (3)

C. (2), (3), (4)

D. (1), (3), (4)

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Khi hidro hóa hoàn toàn chất béo lỏng là triolein với xúc tác Ni, t0 rồi để nguội thì thu được chất béo rắn là tristearin

B. Trong phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic người ta cho H2SO4 đặc vào để vừa là chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất phản ứng

C. Isoamyl axetat có mùi chuối chín, dễ tan trong nước được dùng làm chất tạo mùi thơm trong công nghiệp thực phầm

D. Khi đốt cháy hoàn toàn x mol triolein thu được y mol CO2 và z mol H2O thì y – z = 5x

Câu 3:

Từ glixerol và 2 axit béo có thể tạo ra tối đa x chất béo. x là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 4:

Từ glixerol và các axit: axit panmitic, axit stearic, axit oleic, axit fomic có thể tạo ra tối đa bao nhiêu chất béo chứa các gốc axit khác nhau là

A. 2

B. 4

C. 3

D. 6

Câu 5:

Cho các phát biểu sau đây:

a) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số nguyên tử cacbon chẵn (12C → 24C), mạch cacbon dài không phân nhánh...

b) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit...

c) Chất béo no là các chất lỏng.

d) Chất béo chứa chủ yếu gốc không no của axit béo thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu.

e) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

f) Chất béo là thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật.

Những phát biểu đúng là:

A. a, b, d, f.

B. a, b, c.

C. c, d, e.

D. a, b, d, e.

Câu 6:

Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được axit panmitic và axit stearic có tỉ lệ mol tương ứng 1:2. Khối lượng phân tử của X là:

A. 884

B. 890

C. 862

D. 888

Câu 7:

Cho 0,1 mol tristearin (C17H35COO)3C3H5 tác dụng hoàn toàn với H2O dư, đun nóng, có xúc tác H2SO4 thu được m gam glixerol. Giá trị của m là

A. 27,6.

B. 4,6.

C. 14,4.

D. 9,2.

Câu 8:

Cho m gam tristearin (C17H35COO)3C3H5 tác dụng hoàn toàn với H2O dư, đun nóng, có xúc tác H2SO4 thu được 4,6 gam glixerol. Giá trị của m là

A. 27,6 gam

B. 44,5 gam

C. 22,25 gam

D. 92 gam

Câu 9:

Tính lượng tristerin cần để điều chế 36.8 kg glixerol (H = 50%)?

A. 634 Kg

B. 875 Kg

C. 712 Kg

D. 356 Kg

Câu 10:

Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

A. 17,80 gam.

B. 18,24 gam.

C. 16,68 gam.

D. 18,38 gam.

Câu 11:

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được CO2H2O hơn kém nhau 8 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 100 ml dung dịch Br2 6M. Giá trị của a là

A. 0,16

B. 0,4

C. 0,2

D. 0,1

Câu 12:

Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Câu 13:

Trong các chất sau chất tác dụng với NaOH sinh ra ancol là

A. Tripanmitin

B. vinyl axetat

C. phenyl fomat

D. anlyl axetat

Câu 14:

Cho tripanmitin lần lượt tác dụng với Na, H2 (Ni, t0), dung dịch NaOH (t0), Cu(OH)2. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là:

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2