Trắc nghiệm Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein có đáp án (Nhận biết)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?

A. (CH3)3COH và (CH3)2NH.

B. CH3CH(NH2)CH3 và CH3CH(OH)CH3.

C. (CH3)2NH và CH3OH.

D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNHCH3.

Câu 2:

Dãy gồm tất cả các amin bậc 2 là

A. CH3NH2, C2H5NH2, C6H5CH2NH2.

B. CH3NHCH3, C2H5NHCH3, C6H5NHCH3.

C. C6H5NH2, C6H5NHCH3, C6H5CH2NH2.

D. (CH3)2CHNH2, C2H5NH2, C2H5NHCH3.

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về amin?

A. Anilin là chất rắn ở nhiệt độ thường.

B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.

C. Metylamin là chất khí ở nhiệt độ thường.

D. Isopropylamin là amin bậc hai.

Câu 4:

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tính chuyển sang màu xanh?

A. Anilin.

B. Etylamin.

C. amoni clorua.

D. p-nitroanilin.

Câu 5:

Dung dịch anilin (C6H5NH2) không thể phản ứng được với dung dịch chất nào sau đây?

A. Br2.

B. NaOH.

C. HCl.

D. HCOOH.

Câu 6:

Amino axit X có phân tử khối bằng 117. Tên của X là

A. lysin.

B. alanin.

C. glyxin.

D. valin.

Câu 7:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phân tử các amino axit có một nhóm NH2 và một nhóm COOH.

B. Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.

C. Dung dịch của các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím.

D. Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường.

Câu 8:

Axit glutamic là một chất dẫn truyền thần kinh, giúp kích thích thần kinh. Axit glutamic giúp phòng ngừa và điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh do thiếu hụt axit glutamic như mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt... Phát biểu đúng về axit glutamic?       

A. Mì chính là axit glutamic.

B. Phân tử khối của axit glutamic là 117.

C. Axit glutamic có khả năng phản ứng với dung dịch HCl.

D. Axit glutamic không làm quỳ tím chuyển màu.

Câu 9:

Số đồng phân α – amino axit có công thức phân tử C4H9NO2

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 10:

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?

A. CH3-CH(NH2)COOH.

B. H2N-CH2-COOH.

C. H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH.

D. (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH.

Câu 11:

Cho các dung dịch sau: Glyxin, Alanin, Axit glutamic, valin, lysin. Hỏi có mấy dung dịch không làm cho quỳ tím đổi màu? 

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 12:

Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là

A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Câu 13:

Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

B. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α - amino axit.

C. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

D. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α - amino axit được gọi là liên kết peptit.

Câu 14:

Thủy phân hoàn toàn tripeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp gồm alanin, glyxin, valin có tỉ lệ mol là 1 : 1 : 1. Số CTCT của X là

A. 5

B. 6

C. 4

D. 3

Câu 15:

Cho 0,02 mol aminoaxit A tác dụng vừa đủ với 80 ml dd HCl 0,25M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,39 gam muối. Phân tử khối của A là

A. 133.

B. 146.

C. 147.

D. 157.