Trắc nghiệm Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein có đáp án (Thông hiểu)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Có bao nhiêu amin bậc II có cùng CTPT C5H13N?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 2:

Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 31,11%. Số đồng phân amin thỏa mãn các dữ kiện trên là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 3:

Cho các chất: (1) C6­H5NH2, (2) (C6­H5)3N, (3) (C6­H5)2NH, (4) NH3 (C6­H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ tăng là

A. (4), (1), (3), (2).

B. (2), (3), (4), (1).

C. (2), (3), (1), (4).

D. (4), (2), (3), (1).

Câu 4:

Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, C2H5OH, NaOH, K2CO3, (C2H5)2NH, NH4Cl. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 5:

Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO2; 2,8 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và 20,25 gam H2O. CTPT của X là

A. C4H9N.

B. C3H7N.

C. C2H7N.

D. C3H9N.

Câu 6:

A. ClH3NCH2COONa.

B. H2NCH2COONa.

C. H2NCH2COOH.

D. ClH3NCH2COOH.

Câu 7:

Amino axit X chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH trong phân tử. Y là este của X với ancol đơn chức. Phân tử khối của Y bằng 89. Công thức của X, Y lần lượt là:

A. H2NCH2COOH, H2NCH2COOC2H5

B. H2N[CH2]2COOH, H2N[CH2]2COOC2H5

C. H2N[CH2]2COOH, H2N[CH2]2COOCH3

D. H2NCH2COOH, H2NCH2COOCH3

Câu 8:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một amino axit no phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH thu được 4,48 lít CO2 và 4,5 gam H2O. CT của amino axit là:

A. NH2CH2CH2CH2COOH.

B. CH3CH(NH2)COOH.

C. NH2CH2COOH.

D. NH2CH(COOH)2.

Câu 9:

Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua),

H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2COOH, H2N-CH2-COONa,

HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH. Số lượng các dung dịch có pH > 7 là:

A. 2

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 10:

X là một α-aminoaxit no, mạch hở, chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho X tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 1M, thu được 12,55 gam muối. CTCT của X là:

A. H2N-CH2-COOH.

B. CH3-CH(NH2)-COOH.

C. C2H5-CH(NH2)-COOH.

D. H2N- CH2-CH2-COOH.

Câu 11:

Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch Z chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là

A. 9,524%

B. 10,687%

C. 10,526%

D. 11,966%

Câu 12:

Cho 0,1 mol chất X (C2H8O3N2) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 8,5 gam

B. 12,5 gam

C. 17 gam

D. 21,8 gam

Câu 13:

Tripeptit X có công thức sau: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là:

A. 28,6 gam.

B. 35,9 gam.

C. 37,9 gam.

D. 31,9 gam.

Câu 14:

Khi thủy phân hoàn toàn 0,25 mol peptit X mạch hở (X tạo thành từ các các α-aminoaxit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) bằng dung dịch KOH (dư 15% so với lượng cần phản ứng), cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng X là 253,1 gam. Số liên kết peptit trong X là

A. 10.

B. 15.

C. 16.

D. 9.

Câu 15:

Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ. Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của m là:

A. 51,72.

B. 54,30.

C. 66,00.

D. 44,48.