Trắc nghiệm Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat có đáp án (Nhận biết)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Glucozơ và fructozơ tác dụng với chất nào sau đây tạo ra cùng một sản phẩm?

A. Cu(OH)2.

B. Dd AgNO3/NH3.

C. Na.

D. Br2(xt: Ni, to).

Câu 2:

Hợp chất hữu cơ X có CTĐGN là CH2O. X có phản ứng tráng bạc và hòa tan được Cu(OH)2 cho dd màu xanh lam. Vậy X là

A. glucozơ.

B. saccarozơ.

C. tinh bột.

D. xenlulozơ.

Câu 3:

Đường mía là gluxit nào sau đây?

A. Glucozơ.

B. Saccarozơ.

C. Mantozơ.

D. Fructozơ.

Câu 4:

Thuốc thử để phân biệt saccarozơ và glucozơ là

A. dd AgNO3/NH3.

B. Ca(OH)2, CO2.

C. Cu(OH)2.

D. cả A, B, C.

Câu 5:

Chất nào sau đây là đồng phân của saccarozơ?

A. Xenlulozơ.

B. Glucozơ.

C. Fructozơ.

D. Mantozơ.

Câu 6:

Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Xenlulozo.

B. Glucozo.

C. Saccarozo.

D. Tinh bột.

Câu 7:

Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là

A. saccarozơ.

B. glucozơ.

C. fructozơ.

D. mantozơ.

Câu 8:

Có các chất: axit axetic, glixerol, ancol etylic, glucozơ. Thuốc thử có thể phân biệt các chất đó là

A. dd AgNO3/NH3.

B. kim loại Na.

C. quì tím.

D. Cu(OH)2/OH-.

Câu 9:

Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Glucozơ và fructozơ là 2 chất đồng phân với nhau.

B. Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với Cu(OH)2.

C. Cacbohiđrat còn có tên là gluxit hay saccarit.

D. Glucozơ và fructozơ là 2 hợp chất cao phân tử.

Câu 10:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Xenlulozo có cấu trúc mạch phân nhánh

B. Saccarozo làm mất màu nước brom

C. Glucozo bị khử bởi dung dịch AgNO3/NH3

D. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh

Câu 11:

Saccarozơ và glucozơ đều có

A. phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

B. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.

C. phản ứng với dung dịch NaCl.

D. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

Câu 12:

Cho các chất: (1) metyl fomiat; (2) axetilen; (3) axit fomic; (4) propin; (5) glucozơ; (6) glixerol. Dãy những chất có phản ứng tráng bạc là

A. 1, 2, 3.

B. 1, 3, 5.

C. 2, 4, 6.

D. 2, 4, 5.

Câu 13:

Một dung dịch có tính chất sau:

- Tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3Cu(OH)2 khi đun nóng.

- Hòa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam.

- Bị thủy phân nhờ axit hoặc men enzim.

Dung dịch đó là:

A. Glucozơ.

B. Saccarozơ.

C. Mantozơ.

D. Xenlulozơ.

Câu 14:

So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ.

(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.

(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.

(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2H2O bằng nhau.

(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.

Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là

A. 4

B. 3

C. 5

D. 2

Câu 15:

Đốt cháy một lượng gluxit B thu được 2,64 gam CO2 và 1,08 gam nước. Xác định B

A. Saccarozo

B. Tinh bột

C. Xenlulozo

D. Fructozo