Trắc nghiệm Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat có đáp án (Thông hiểu)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Có 4 gói bột trắng: Glucozơ, tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. Có thể chọn nhóm thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được cả 4 chất trên:

A. H2O, dd AgNO3/NH3, dd I2

B. H2O, dd AgNO3/NH3, dd HCl

C. H2O, dd AgNO3/NH3, dd NaOH

D. H2O, O2 (để đốt cháy), dd AgNO3/NH3

Câu 2:

Để phân biệt tinh bột, glucozơ và saccarozơ có thể dùng

A. Cu(OH)2/OH-.

B. dung dịch I2.

C. Quỳ tím.

D. dung dịch AgNO3/NH3.

Câu 3:

Để xác định trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ glucozơ, có thể dùng 2 phản ứng hoá học là:

A. Phản ứng tráng gương, phản ứng cộng hiđro.

B. Phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu etylic.

C. Phản ứng tráng gương, phản ứng khử Cu(OH)2.

D. Phản ứng tráng gương, phản ứng thuỷ phân.

Câu 4:

Fructozơ và glucozơ phản ứng với chất nào sau đây tạo ra cùng một sản phẩm?

A. H2/Ni, to.

B. Cu(OH)2 (to thường).

C. Dung dịch brom.

D. O2 (to, xt).

Câu 5:

Để chứng minh glucozo có tính oxi hóa cần cho glucozo tác dụng với các chất nào sau đây?

A. Cu(OH)2to thường.

B. Nước Br2.

C. AgNO3/NH3, to.

D. H2 (xt Ni, to).

Câu 6:

Cho các chất và các điều kiện thích hợp: H2 (Ni, to), NaOH, Cu(OH)2/OH-, AgNO3/NH3 (to), Br2, Na. Số chất phản ứng được với Fructozơ là?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 7:

Hợp chất A là chất bột màu trắng không tan trong nước, trương lên trong nước nóng tạo thành hồ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân là chất B. Dưới tác dụng của enzim của vi khuẩn axit lactic, chất B tạo nên chất C có hai loại nhóm chức hóa học. Chất C có thể được tạo nên khi sữa bị chua. Xác định hợp chất A?

A. Tinh bột

B. Saccarozơ

C. Xenlulozơ

D. Mantozơ

Câu 8:

Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự độ ngọt giảm dần: glucozơ, fructozơ, saccarozơ

A. Glucozơ >saccarozơ > fructozơ.

B. Fructozơ > glucozơ >saccarozơ.

C. Glucozơ > fructozơ >saccarozơ.

D. Fructozo > saccarozo> glucozơ.

Câu 9:

Cho các chất sau: CO2, Cu(OH)2, HCl, dd Ca(OH)2, SO2. Số chất dùng để tinh chế đường saccarozơ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10:

Tiến hành các thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T thu được kết quả sau:

Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T ở dạng dung dịch:

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

A. glixerol, glucozơ, etanal, saccarozơ

B. etanal, saccarozơ, glucozơ, glixerol

C. glucozơ, saccarozơ, etanal, glixerol

D. glucozơ, etanal, saccarozơ, glixerol

Câu 11:

Cho một số tính chất sau:

(1) Có dạng sợi

(2) Tan trong nước

(3) Tan trong nước svaydo

(4) Tác dụng với axit nitric (xt H2SO4 đặc)

(5) Có phản ứng tráng bạc

(6) Bị thủy phân trong axit khi đun nóng

Các tính chất của xenlulozo là:

A. (1), (3), (5), (6)

B. (1), (3), (4), (6)

C. (1), (2), (4), (5)

D. (2), (3), (5), (6)

Câu 12:

Đốt cháy hoàn toàn một cacbohiđrat X thu được 0,4032 lít CO2 (đktc) và 0,297 gam nước. X có phân tử khối < 400 và có khả năng dự phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là:

A. glucozơ.

B. saccarozơ.

C. fructozơ.

D. mantozơ.

Câu 13:

Cho hỗn hợp 21,6g glucozo và 36g fructozo phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 69,12 g

B. 34,56 g

C. 56,16 g

D. 25,92 g

Câu 14:

Thủy phân 6,84 gam mantozơ với hiệu suất 60%. Dung dịch thu được sau phản ứng cho tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư. Khối lượng Ag kết tủa là:

A. 4,32 gam

B. 6,912 gam

C. 3,24 gam

D. 5,184 gam

Câu 15:

Thuỷ phân hoàn toàn 51,3 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 21,6

B. 43,2

C. 21,6

D. 64,8