Trắc nghiệm Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại có đáp án (Nhận biết)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do tác động cơ học

B. Ăn mòn kim loại là sự hình thành kim loại do môi trường xung quanh tác dụng vào dung dịch muối

C. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do kim loại tác dụng với dung dịch chất điện ly tạo nên dòng diện

D. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do tác dụng hoá học của môi trường xung quanh

Câu 2:

Trong ăn mòn điện hóa, cực âm xảy ra

A. sự oxi hóa, kim loại ở điện cực tan ra

B. sự oxi hóa và có kim loại bám vào điện cực

C. sự khử và có kim loại bám vào điện cực

D. sự oxi hóa

Câu 3:

Cắm 2 lá kim loại Zn và Cu nối với nhau bằng một sợi dây dẫn vào cốc thuỷ tinh. Rót dung dịch H2SO4 loãng vào cốc thuỷ tinh đó thấy khí H2 thoát ra từ?

A. ở dung dịch

B. lá Zn

C. lá Cu

D. không thấy khí H2 thoát ra

Câu 4:

Cho thanh Kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch FeSO4. Hiện tượng quan sát được là

A. bọt khí bay lên nhanh và nhiều hơn lúc đầu

B. dung dịch không chuyển màu

C. bọt khí bay lên ít và chậm hơn lúc đầu

D. khí ngừng thoát ra (do Fe bao quanh Zn)

Câu 5:

Ngâm một kim loại X vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch FeSO4 thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Kim loại X là

A. Na

B. Ag

C. Zn

D. Cu

Câu 6:

Cho một thanh Al vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khoảng 1 phút lại cho tiếp vào hỗn hợp phản ứng vài giọt dung dịch FeSO4 thì thấy tốc độ khí thoát ra thay đổi so với ban đầu. Thanh Al bị ăn mòn theo kiểu nào ?

A. Hóa học

B. Zn không bị ăn mòn nữa

C. Điện hóa

D. Hóa học và điện hóa

Câu 7:

Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?

A. Nhúng sợi dây bạc nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng

B. Nhúng thanh nhôm nguyên chất vào dung dịch ZnSO4

C. Đốt sợi dây đồng trong bình khí clo

D. Nhúng thanh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng

Câu 8:

Cơ sở hóa học của các phương pháp chống ăn mòn kim loại là

A. Ngăn cản và hạn chế quá trình oxi hoá kim loại

B. Cách li kim loại với môi trường

C. Dùng hợp kim chống gỉ

D. Dùng phương pháp điện hoá

Câu 9:

Vỏ ngoài của tàu thuỷ ở phần chìm trong nước biển để chống ăn mòn bằng phương pháp điện hóa người ta đã

A. Sơn lớp ngoài của vỏ tàu

B. Sử dụng hợp kim inox cho vỏ tàu

C. Gắn thêm ở vỏ tàu tấm Zn

D. Gắn thêm ở vỏ tàu tấm Cu

Câu 10:

Vật làm bằng hợp kim Zn-Cu trong môi trường không khí ẩm (hơi nước có hòa tan O2) đã xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Tại anot xảy ra quá trình

A. Oxi hóa Cu

B. Khử Zn

C. Oxi hóa Zn

D. Khử O2

Câu 11:

Khẳng định nào sau đây là đúng về:

A. Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại

B. Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá

C. Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử

D. Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại

Câu 12:

kim loại nào sau đây không thể điều chế bằng phương pháp thuỷ luyện là

A. Fe

B. Mg

C. Cu

D. Ag

Câu 13:

Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử thành kim loại ?

A. Cu2+, Mg2+, Pb2+

B. Cu2+, Ag+, Na+

C. Sn2+, Pb2+, Cu2+

D. Pb2+, Ag+, Al3+

Câu 14:

Ion kim loại nào sau đây không bị Zn khử thành kim loại ?

A. Cu2+

B. Ag+

C. Sn2+

D. Al3+

Câu 15:

Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm

A. Ca

B.  K

C. Al

D. Cr