Trắc nghiệm Nhận biết một số ion trong dung dịch có đáp án (Thông hiểu)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Khi nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 thì sản phẩm có màu xanh thẫm của
A. Cu(OH)2
B. [Cu(NH3)4]SO4
C. [Cu(NH3)4](OH)2
D. [Cu(NH3)4]2+
Các thuốc thử thích hợp dùng để phân biệt các dung dịch: NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, Na2SO4, NaOH là:
A. dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3, quỳ tím
B. dung dịch AgNO3, quỳ tím
B. dung dịch AgNO3, quỳ tím
D. dung dịch BaCl2, Cl2, hồ tinh bột
Cho các dung dịch: Na2S, Na2SO4, NaNO3, NaCl. Để nhận biết các dung dịch trên cần dùng những thuốc thử trong dãy nào sau đây?
A. Dung dịch BaCl2, dung dịch HCl, dung dịch CuCl2
B. Dung dịch AgNO3
C. Dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3
D. Dung dịch Pb(NO3)2, dung dịch NaCl
Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt NaCl, NaHSO4, HCl là
A. NH4NO3
B. BaCl2
C. BaCO3
D. NaOH
Có 2 dung dịch chứa riêng rẽ các anion sau: SO32-, CO32-. Thuốc thử để nhận biết các anion là
A. Nước vôi trong
B. dung dịch HCl và nước Br2
C. Dung dịch HCl
D. Dung dịch NaOH
Có 3 dung dịch chứa 3 muối natri của các anion: Cl-, CO32-, SO42-. Thuốc thử nào sau đây cho phép phân biệt cả 3 muối trên?
A. AgNO3 và BaCl2
B. Dung dịch HCl
C. BaCl2và HCl
D. BaCl2 và NaOH
Nước giếng ở đồng bằng Bắc bộ thường có nhiều ion Fe2+. Loại nước này dùng để sinh hoạt có nhiều bất tiện như làm quần áo bị ố vàng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Biện pháp nào loại bỏ ion Fe2+ ra khỏi nước là đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả hơn cả ?
A. dùng vôi (Ca(OH)2) để kết tủa hết ion Fe2+
B. dùng giàn mưa, tăng diện tích tiếp xúc của nước với O2 không khí để oxi hóa Fe2+ dễ tan thành Fe3+ ít tan kết tủa dạng Fe(OH)3
C. dùng hệ thống lọc, xúc tác MnO2
D. xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch quy mô lớn cho các hộ nông dân
Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử là dd AgNO3 vì
A. tạo ra khí có màu nâu
B. tạo ra dung dịch có màu vàng
C. tạo ra kết tủa có màu vàng
D. tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí
Để nhận biết các chất rắn riêng biệt sau: BaO, MgO, CuO ta dùng thuốc thử là
A. dung dịch HCl
B. dung dịch H2SO4 loãng
C. nước
D. dung dịch KNO3
Khi cho chất X vào dung dịch kiềm, lúc đầu thu được kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang nâu đỏ khi đưa ra ngoài không khí. Chất X là
A. FeSO4
B. AlCl3
C. MgSO4
D. CuSO4