Trắc nghiệm Nhôm và hợp chất của nhôm có đáp án (Vận dụng)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho Al lần lượt vào các dung dịch : H2SOloãng, HNO(đậm đặc, to), Ba(OH)2, HNO3 loãng, H2SO4 đặc, thấy sinh ra khí B có tỉ khối so với O2 nhỏ hơn 0,8. Số dung dịch có thể phù hợp là :

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 2:

Cho các phát biểu sau:

a, Al tan được trong dung dịch HCl và dung dịch NaOH.

b, Al khử được Cu2+ trong dung dịch.

c, Al3+ bị khử bởi Na trong dung dịch AlCl3.

d, Al2O3 là hợp chất kém bền với nhiệt.

Số phát biểu đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3:

Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và Fe2(SO4)3; BaCl2 và CuCl2 ; Ba và NaHSO4. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 4:

Có các hỗn hợp chất rắn

(1) FeO, BaO, Al2O3 (tỉ lệ mol 1: 1 : 1) 

(2) Al, K, Al2O3 (tỉ lệ mol 1: 2: 1)

(3) Na2O, Al (tỉ lệ mol 1: 1)

(4) K2O, Zn (tỉ lệ mol 1: 1)

Số hỗn hợp tan hết trong nước (dư) là :

A. 0

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 5:

Cho các phương trình phản ứng sau đây

X + Y + 2H2O → Z + T  (1) 

T + NaOH → X + 2H2O (2)

Y + 2NaOH → E + H2O (3)

Y + E + H2O → 2Z (4)

2AlCl3+3E+3H2O2T+3Y+6NaCl

Các chất Z, T, E là

A. NaAlO2,CO2, Na2CO3

B. CO2, Al(OH)3, NaHCO3

C. NaAlO2, Al(OH)3, NaHCO3

D. NaHCO3, Al(OH)3, Na2CO3

Câu 6:

Cho các chất : Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, (NH4)2CO3. Số chất có tính lưỡng tính là :

A. 4

B. 5

C. 7

D. 6

Câu 7:

Trộn 10,8 gam bột nhôm với 34,8 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 10,752 lít H(đktc). Giả sử Fe3O4 chỉ bị khử thành Fe. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là

A. 80%

B. 90%

C. 70%

D. 60%

Câu 8:

Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,03mol Cr2O3; 0,04mol FeO và a mol Al. Sau một thời gian phản ứng, trộn đều thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần I phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng). Phần II phản ứng với dung dịch HCl loãng, nóng (dư) thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. % khối lượng Cr2O3 đã phản ứng là:

A. 66,67%

B. 50,00%

C. 33,33%

D. 20,00%

Câu 9:

Trộn 21,6 gam bột Al với m gam hỗn hợp X gồm (FeO, Fe2O3 và Fe3O4) được hỗn hợp Y. Nung Y ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Z. Cho Z tác dụng vớii dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí. Nếu cho Z tác dụng với HNO3, loãng dư thì thu được 19,04 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là

A. 50,8

B. 46,0

C. 58,6

D. 62,0

Câu 10:

Cho 10,8 gam bột Al và m gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe3O4 vào bình chân không rồi nung nóng, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 0,06 mol khí H­­2, đồng thời thu được 18,08 gam hỗn hợp chất rắn không tan. Phần hai cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Z chứa 106,16 gam muối và thoát ra 0,18 mol khí NO duy nhất. Khối lượng Fe3O4 có trong m gam X là

A. 27,84 gam

B. 21,92 gam

C. 19,21 gam

D. 24,32 gam