Trắc nghiệm Sự ăn mòn kim loại có đáp án (Vận dụng)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng

(b) Cho lá Cu vào dung dịch Fe(NO3)3 và HNO3

(c) Cho lá Zn vào dung dịch HCl

(d) Để miếng gang ngoài không khí ẩm

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Câu 2:

Tiến hành 6 thí nghiệm sau:

- TN1: Nhúng thanh sắt vào dung dịch FeCl3.

- TN2: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4.

- TN3: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào bình chứa khí oxi, đun nóng.

- TN4: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào dung dịch H2SO4 loãng.

- TN5: Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

- TN6: Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng có hòa tan vài giọt CuSO4.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 3:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuCl2

(2) Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4.

(3) Cho chiếc đinh làm bằng thép vào bình chứa khí oxi, đun nóng.

(4) Cho chiếc đinh làm bằng thép vào dung dịch H2SO4 loãng.

(5) Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

(6) Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng có hòa tan vài giọt CuSO4.

(7) Đốt hợp kim Al - Fe trong khí Cl2.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 4:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho lá kim loại Fe vào dung dịch CuSO4.

(2) Cho lá kim loại Al vào dung dịch HNO3 loãng, nguội.

(3) Đốt cháy dây Mg trong khí Cl2.

(4) Cho lá kim loại Fe vào dung dịch CuSO4 và H2SO4 loãng.

(5) Cho thanh Cu nhúng vào dung dịch AgNO3.

(6) Cho thanh Cu nhúng vào dung dịch Fe(NO3)3.

Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5:

Cho các hợp kim sau: Al-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Cu-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe bị ăn mòn sau là

A. I, II

B. I, II và III

C. I, III

D. I, III và IV

Câu 6:

Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

A. Gỉ sắt có công thức hoá học là Fe2O3.xH2O

B. Gỉ đồng có công thức hoá học là CuCO3.Cu(OH)2

C. Các đồ dùng bằng sắt thường bị ăn mòn do không được chế tạo từ Fe tinh khiết mà thường có lẫn các tạp chất khác

D. Trong quá trình tạo thành gỉ Fe, ở anot xảy ra quá trình : 

O2 + 2H2O + 4e → 4

Câu 7:

Thực hiện các thí nghiệm sau :

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.                              

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.                

(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.

(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

Trong các thí nghiệm trên thì thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là

A. (2), (3), (4), (6)

B. (1), (3), (4), (5)

C. (2), (4), (6)

D. (1), (3), (5)

Câu 8:

Cho các trường hợp sau:

a, Sợi dây đồng nhúng trong dung dịch HNO3.                   

b, Thanh kẽm nhúng trong dung dịch H2SOloãng.

c, Thanh Sắt nhúng trong dung dịch CuSO4.

d, Để thanh sắt ngoài không khí ẩm

Số trường hợp không xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 9:

Có 6 dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)3, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Cu kim loại, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 10:

Có 6 dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)3, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe kim loại, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4