Trắc nghiệm tổng hợp Hóa học năm 2023 có đáp án (Phần 11)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Điều chế O2 trong phòng thí nghiệm bằng cách:

A. Nhiệt phân KClO3 có MnO2 xúc tác;
B. Điện phân nước;
C. Điện phân dung dịch NaOH;
D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Câu 2:

Khi hoà tan 30,0 g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong dung dịch 1,00 M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối lượng của đồng (II) oxit trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 1,2 g.
B. 4,25 g.
C. 1,88 g.
D. 2,52 g.
Câu 3:

Công thức hóa học điphotpho pentaoxit là:

A. P2O5;
B. P2O3;
C. PO
D. P5O2.
Câu 4:

Độ dinh dưỡng của phân lân là:

A. % Ca(H2PO4)2.
B. % P2O5.
C. % P.
D. %PO43
Câu 5:

Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam một hợp chất hữu cơ X, người ta thu được 8,8 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ X là:

A. CH2O2
B. CH2O.
C. C2H5O. 
D. C2H4O.
Câu 6:

Hỗn hợp A gồm 2 anken đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn V lít A thu được 13,44 lít CO2 ở đktc. Mặt khác A làm mất màu vừa hết 40 gam Br2. CTPT của 2 anken và phần trăm thể tích tương ứng là:

A. 50% C2H4 và 50% C3H6;
B. 60% C2H4 và 40% C3H6;
C. 50% C3H6 và 50% C4H8;
D. 60% C4H8 và 40% C5H10.
Câu 7:

Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol chất hữu cơ X cần vừa đủ 0,616 lít O2. Sau thí nghiệm thu được hỗn hợp sản phẩm Y gồm: CO2, N2 và hơi H2O. Làm lạnh để ngưng tụ hơi H2O chỉ còn 0,56 lít hỗn hợp khí Z (có tỉ khối hơi với H2 là 20,4). Biết thể tích các khí đều đo ở đktc. Công thức phân tử X là 

A. C2H5ON hoặc C2H7O2N;
B. C2H5O2N;
C. C2H7O2N;
D. C2H5ON.
Câu 8:

Đốt cháy hoàn toàn 0,7 mol hỗn hợp X gồm axit acrylic, vinyl acrylat, axit axetic, metyl axetat (trong đó số mol vinyl acrylat bằng tổng số mol axit axetic và metyl axetat) cần vừa đủ V lít O2, thu được hỗn hợp Y gồm CO2 và 30,6 gam nước. Dẫn qua dung dịch chứa 2 mol Ca(OH)2 đến phản ứng hoàn toàn được m gam kết tủa. Giá trị của V và m là  

A. 57,12 và 200;
B. 52,64 và 200;
C. 57,12 và 200;
D. 57,12 và 160.
Câu 9:

Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một anken A thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Cho A tác dụng với dung dịch HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất. CTCT của A là

A. CH2 = CH2;
B. (CH3)2C = C(CH3)2;
C. CH2 = C(CH3)2;
D. CH3CH = CHCH3.
Câu 10:

Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 750 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ Y đi qua dung dịch H2SO4 đặc (dư). Thể tích khí còn lại là 350 ml. Các thể tích khí và hơi đo cùng điều kiện. Hai hiđrocacbon đó là:

A. C2H4 và C3H6;
B. C3H6 và C4H8;
C. C2H6 và C3H8;
D. C3H8 và C4H10.
Câu 11:

Đốt cháy hoàn toàn 13,5 gam etylamin, thu được H2O, N2 và x mol CO2. Giá trị của x là:

A. 0,6;
B. 0,3;
C. 0,4;
D. 0,2.
Câu 12:

Đốt cháy hết 4,1 gam chất A thu được 2,65 gam Na2CO3; 1,68 lít CO2 (đktc) và l,35g H2O. Biết trong A chỉ có một nguyên tử Na. Tìm công thức phân tử của chất A:

A. C2H3O2Na;
B. C2H5O2Na;
C. C3H5O2Na;
D. C3H7O2Na.
Câu 13:

Để đốt cháy hoàn toàn 4,212 gam kim loại R có hóa trị III cần vừa đủ 2,7216 lít Cl2 (đktc). Kim loại R là:

A. Fe;
B. Al;
C. Cr;
D. Mg.
Câu 14:

Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít C3H8 (đktc) thu được V lít CO2 (đktc) và m gam nước. Tính m và V.

A. m = 14,4 gam, V = 13,44 lít;
B. m = 13,4 gam, V = 13,44 lít;
C. m = 13,44 gam, V = 14,4 lít;
D. m = 13,54 gam, V = 14,4 lít.
Câu 15:

Đốt cháy hoàn toàn 4,5 gam chất hữu cơ A, sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm cháy. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 thì thấy xuất hiện 39,4 gam kết tủa trắng, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 24,3 gam. Mặt khác, oxi hoàn toàn 6,75 gam A bằng CuO (to), sau phản ứng thu được 1,68 lít N2 (đktc). Biết A có công thức phân tử (CTPT) trùng với công thức đơn giản nhất (CTĐGN). Vậy CTPT của A là:

A. C2H7O.

B. C2H7N.
C. C3H9O2N.
D. C4H10N2O3.
Câu 16:

Đốt cháy hoàn toàn 5,1 gam một este X cần vừa đủ 7,28 lít O2 (đktc). CTPT của X là:

A. C3H6O2;
B. C2H4O2;
C. C4H8O2;
D. C5H10O2.
Câu 17:

Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ Y chứa các nguyên tố: C, H, O thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của Y là:

A. C2H6O;
B. C3H8O;
C. C2H4O2;
D. C4H10O.
Câu 18:

Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp khí A (đktc) gồm 1 ankan X và 1 anken Y thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức phân tử của X và Y lần lượt là:

A. CH4 và C2H4;
B. C2H6 và C3H6;
C. C2Hvà C2H4
D. CH4 và C3H6.
Câu 19:

Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X thu được 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Vậy X thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?

A. Anken.     
B. Ankan.  
C. Ankadien.    
D. Ankin.
Câu 20:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X chứa CH3OH, C2H5OH, C3H7OH và C4H9OH cần dùng vừa đủ 0,6 mol O2, thu được CO2 và 9,9 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng X trên vào bình đựng Na dư thấy có V lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của V là?

A. 1,12;
B. 1,344;
C. 1,68;
D. 1,792.
Câu 21:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2 và 12,6 gam H2O và 69,44 lít nitơ. Giả thiết không khí chỉ gồm nitơ và oxi, trong đó oxi chiếm 20% thể tích. Các thể tích đo ở đktcAmin X có công thức phân tử là:

A. C2H5NH2;
B. C3H7NH2;
C. CH3NH2;
D. C4H9NH2.
Câu 22:

Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam nước. Xác định CTPT của X.

A. C4H10;
B. C5H12;
C. C4H8;
D. C5H10.