Trắc nghiệm tổng hợp Hóa học năm 2023 có đáp án (Phần 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tổng số hạt proton, notron, electron trong hai nguyên tử kim loại A, B là 142. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12. Hai kim loại A, B lần lượt là:

A. Na và K;
B. Mg và Fe;
C. Ca và Fe;
D. K và Ca.
Câu 2:

Hòa tan hoàn toàn m gam FexOy bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được khí A và dung dịch B. Cho khi A hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH dư tạo ra 12,6 gam muối. Mặt khác, cô cạn dung dịch B thì thu được 120 gam muối khan. Công thức oxit là:

A. FeO;
B. Fe3O4;
C. Fe2O3;
D. Tất cả đều sai.
Câu 3:

Hiện tượng khi cho vài giọt axit H2SO4 đặc vào cốc nghiệm chứa 1 ít đường glucozơ (C6H12O6) là:

A. Không xảy ra hiện tượng gì;
B. Đường bị hoá đen, cột chất rắn dâng cao, có khói trắng thoát ra;
C. Đường tan trong axit tạo dung dịch trong suốt, không có bọt khí thoát ra;
D. Đường tan trong axit tạo dung dịch trong suốt, có bọt khí thoát ra.
Câu 4:

Thủy phân hoàn toàn 20,3 gam một Oligopeptit X trong môi trường axit loãng, thu được 8,9 gam alanin và 15 gam glyxin. Peptit X thuộc loại:

A. pentapeptit;
B. tripeptit;
C. tetrapeptit;
D. đipeptit.
Câu 5:

Cho các phản ứng:

(1) Fe3O4 + 4H2SO4 (loãng) → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

(2) 3Fe + 4H2O  Fe3O4 + 4H2

(3) Fe(NO3)2 + HCl → FeCl3 + NO + H2O

(4) FeS + H2SO4 (đặc nóng) → Fe2(SO4)3 + H2S + H2O

Có bao nhiêu phản ứng viết đúng?

A. 1;
B. 2;
C. 3;
D. 4.
Câu 6:

Cho dung dịch NH4NO3 tác dụng với dung dịch bazơ của kim loại thu được 4,48 lít khí (đktc) và 26,1 gam muối. Kim loại đó là:

A. Ca;
B. Mg;
C. Cu;
D. Ba.
Câu 7:

Cho 11,0 gam hỗn hợp A gồm Fe và Al phản ứng hết với dung dich HCl dư thu được 8,96 lít H2 (đktc). Cho 22 gam hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch HNO3 dư thu được V lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị V là:

A. 11,2;
B. 6,72;
C. 13,44;
D. 8,96.
Câu 8:

Cho 45 gam axit axetic phản ứng với 69 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), đun nóng, thu được 39,6 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng este hoá là

A. 30%;
B. 50%;
C. 60%;
D. 75%.
Câu 9:

Thuỷ phân hoàn toàn 3,7 gam chất X có công thức phân tử C3H6O2 trong 100 gam dung dịch NaOH 4%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,4 gam chất rắn. Công thức cấu tạo của X là:

A. HCOOC2H5;
B. HCOOC3H7;
C. CH3COOCH3;
D. CH3COOC2H5.
Câu 10:

Cho 1,92 gam Cu tác dụng với 100 ml dung dịch A chứa HNO3 1M, HCl 0,5M, H2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối gì?

A. CuSO4;
B. Cu(NO3)2;
C. CuSO4, Cu(NO3)2;
D. CuSO4, CuCl2, Cu(NO3)2.
Câu 11:

Nguyên tử khối trung bình của Bo là 10,812 (số hiệu nguyên tử của Bo là 5). Bo có 2 đồng vị là 10B, 11B. Nếu có 94 nguyên tử 10B thì có bao nhiêu nguyên tử 11B?

A. 405;
B. 406;
C. 403;
D. 428.
Câu 12:

Cho 6,4 gam Cu vào dung dịch HNO3 đặc, đun nóng thì thu được dung dịch B và hỗn hợp khí NO2 và NO. Tỉ lệ mol lít NO2 và NO là 2 : 1. Tính thể tích khí NO2 (đktc):

A. 1,792 lít;
B. 2 lít;
C. 3 lít;
D. 1,344 lít.
Câu 13:

Cách nhận biết một bình khí NH3 đầy?

A. Dùng dung dịch Ba(OH)2 cho vào bình NH3;
B. Dùng quỳ tím ẩm để cạnh miệng;
C. Dùng dung dịch phenolphtalein cho vào bình;
D. Dùng que đóm còn tàn đỏ để cạnh miệng bình.
Câu 14:

Chất nào sau đây được gọi là đơn chất?

A. KClO3;
B. O3;
C. H2O;
D. H2SO4.
Câu 15:

Ngâm một dây đồng vào dung dịch bạc nitrat, hiện tượng quan sát được là:

A. Một phần dây đồng bị hoà tan, có chất rắn màu xám bám ngoài dây đồng và dung dịch không màu chuyển dần sang màu xanh;
B. Không có hiện tượng nào xảy ra;

C. Kim loại bạc màu xám bám vào dây đồng, dây đồng không có thay đổi;

D. Không có chất mới nào sinh ra, chỉ có một phần dây đồng bị hoà tan.
Câu 16:

Hoà tan hết hỗn hợp gồm một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ trong nước được dung dịch A và có 1,12 lít H2 bay ra (ở đktc). Cho dung dịch chứa 0,03 mol AlCl3 vào dung dịch A. Khối lượng kết tủa thu được là

A. 0,78 gam;
B. 0,81 gam;
C. 1,56 gam;
D. 2,34 gam.
Câu 17:

Cho dãy chất được biểu diễn bằng công thức hóa học như sau: Cl2, Fe, NaOH, MgO, F2, Hg, AgCl, C4H8, CH3Cl. Số đơn chất trong dãy trên là:

A. 3;
B. 4;
C. 5;
D. 6.
Câu 18:

Hợp chất X là 1 amin đơn chức bậc 1 chứa 31,11% nitơ. Công thức phân tử của X là:

A. C4H7NH2;
B. CH3NH2;
C. C3H5NH2;
D. C2H5NH2.
Câu 19:

Một hợp chất Y có phân tử khối là 58 đvC, cấu tạo từ 2 nguyên tố C và H trong đó C chiếm 82,76% khối lượng của hợp chất. Công thức phân tử của Y là:

A. CH4;
B. C2H4;
C. C4H8;
D. C4H10.
Câu 20:

Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 6,75 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây

A. Fe;
B. Cu;
C. Ag;
D. Hg.
Câu 21:

Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức nào:

A. FeO;
B. Fe2O3;
C. Fe;
D. FeCl3.
Câu 22:

Cách viết nào sau đây chỉ 2 phân tử oxi?

A. 2O2;

B. 2O;
C. O4;
D. 4O.
Câu 23:

Cho biết CTHH hợp chất của nguyên tố X với Cl là XCl2, hợp chất của Y với O là Y2O3. Vậy CTHH của hợp chất của X và Y là:

A. X2Y3;
B. XY2;
C. X3Y2;
D. X2Y.