Trắc nghiệm tổng hợp Hóa học năm 2023 có đáp án (Phần 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phân tử M2O nặng hơn phân tử hiđro 47 lần. Nguyên tử khối của M bằng bao nhiêu?

A. 23.
B. 39.
C. 40.
D. 24.
Câu 2:

Từ một dung dịch có pH = 6 muốn tạo thành dung dịch có pH < 6 thì phải cho vào dung dịch đó:

A. Một ít muối ăn;
B. Một ít nước;
C. Một ít bazơ;
D. Một ít axit
Câu 3:

Cho phương trình hoá học sau SO3 + H2O → H2SO4. Chất tham gia là

A. SO3, H2SO4;
B. H2SO4;
C. H2O, H2SO4;
D. SO3, H2O.
Câu 4:

Cách nào sau đây có thể tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn với cát?

A. Hòa tan hỗn hợp đã cho vào nước rồi dùng phương pháp lọc ta sẽ thu được muối ăn;
B. Hòa tan hỗn hợp đã cho vào nước rồi dùng phương pháp cô cạn sẽ thu được muối ăn;
C. Hòa tan hỗn hợp đã cho vào nước rồi dùng phương pháp chiết sẽ thu được muối ăn;
D. Hòa tan hỗn hợp đã cho vào nước, lọc để thu lấy cát, cô cạn nước lọc sẽ thu được muối ăn.
Câu 5:

Dung dịch Cu(NO3)2 có màu gì?

A. Tím;
B. Vàng nhạt;
C. Xanh lam;
D. Đỏ nâu.
Câu 6:

Một dung dịch X có chứa 0,01 mol Ba2+; 0,01 mol NO3; a mol OH và b mol Na+. Để trung hòa ½ dung dịch X người ta cần dùng 200ml dung dịch HCl 0,1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch X là:

A. 1,68 gam;
B. 3,36 gam;
C. 2,52 gam;
D. 5,04 gam.
Câu 7:

Axit tương ứng của oxit axit SO2 là:

A. H2SO3;
B. H2SO4;
C. HSO3;
D. SO3.2H2O.
Câu 8:

Tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là chất tinh khiết?

A. Không tan trong nước;
B. Có vị ngọt, mặn, chua…;
C. Không màu, không mùi, không vị;
D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hóa rắn ở nhiệt độ không đổi.
Câu 9:

Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X là 21. Tổng số phân lớp electron trong nguyên tử của nguyên tố X là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10:

Trộn 300 ml dung dịch HCl 0,05 M với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 x mol/l thu được 500 ml dung dịch có pH = 2. Giá trị của x là:

A. 0,5;
B. 0,025;
C. 0,1;
D. 0,05.
Câu 11:

Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p63s2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

A. Nhóm IIA, chu kì 3;
B. Nhóm IIA, chu kì 2;
C. Nhóm IIIA, chu kì 2;
D. Nhóm IIIA, chu kì 3;
Câu 12:

Cho 8,3 gam Al và Fe tác dụng với HNO3 thu được 13,44 lít khí NO2 (đktc). Xác định %Al trong hỗn hợp.

A. 35,5%;
B. 32,53%;
C. 67,17%;
D. 56,15%.
Câu 13:

Cho các kim loại: Ba, Mg, Fe, Al và Ag. Nếu chỉ dùng H2SO4 loãng, có thể nhận biết được những kim loại nào ở trên?

A. Ba, Mg;
B. Fe, Al;
C. Al, Ag;
D. Cả 5 kim loại.
Câu 14:

Chỉ dùng một dung dịch hóa chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch sau: KCl, K3PO4, KNO3, K2S.

A. Dung dịch BaCl2;
B. Dung dịch H2SO4;
C. Dung dịch AgNO3;
D. Quỳ tím.
Câu 15:

Cho 10 gam CaCO3, MgCO3 vào 100 ml dung dịch HCl 1,5M, cho tới khi phản ứng xảy ra xong. Thể tích CO2 (đktc) thoát ra là:

A. 15,68 lít;
B. 1,68 lít;
C. 2,24 lít;
D. 2,88 lít.
Câu 16:

Cân bằng phản ứng hóa học sau:

CH3 − C ≡ CH + KMnO4 + H2O → CH3COOK + MnO2 + K2CO3 + KOH

Tổng các hệ số cân bằng của phương trình là:

A. 27;
B. 28;
C. 29;
D. 30.
Câu 17:

Cho 4,48 lít CO2 vào 150 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, cô cạn hỗn hợp các chất sau phản ứng ta thu được chất rắn có khối lượng là:

A. 18,1 gam;
B. 15 gam;
C. 8,4 gam;
D. 20 gam.
Câu 18:

Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R2O5. Hợp chất của nó với hidro là một chất có thành phần không đổi với R chiếm 82,35% và H chiếm 17,65% về khối lượng. Tìm nguyên tố R?

A. N;
B. P;
C. Cl;
D. As.
Câu 19:

Hiện tượng nào xảy ra khi trộn dung dịch NH4Cl với dung dịch NaAlO2 và đun nhẹ?

A. Ban đầu có kết tủa keo trắng sau đó tan;
B. Có khí mùi khai bay ra;
C. Không có hiện tượng gì xảy ra;
D. Vừa có kết tủa keo trắng không tan, vừa có khí mùi khai bay ra.
Câu 20:

Trong các hợp chất sau: KF, BaCl2, CH4, H2S các chất nào là hợp chất ion?

A. KF;
B. KF và BaCl2;
C. CH4, H2S;
D. H2S.
Câu 21:

Phản ứng nào sau chứng minh HNO3 có tính axit?

A. 8HNO3 + 6KI → 6KNO3 + 3I2 + 2NO + 4H2O.
B. 4HNO3 + Fe(OH)2 → Fe(NO3)3 + NO2 + 3H2O
C. HNO3 + NH3 →NH4NO3
D. 10HNO3 + 3FeO → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O.
Câu 22:

Cho 13,5 gam nhôm tác dụng vừa đủ với 2,5 lít dung dịch HNO3, phản ứng tạo ra muối nhôm và một hỗn hợp khí gồm NO và N2O (là sản phẩm khử, ngoài ra không còn sản phẩm khử nào khác). Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3. Biết rằng tỉ khối của hỗn hợp khí đối với hiđro bằng 19,2.

A. 0,95;
B. 0,86;
C. 0,76;
D. 0,9.
Câu 23:

Cho V lít dung dịch X có pH = 4. Muốn tạo dung dịch có pH = 5 thì phải thêm lượng nước với thể tích là:

A. 10V;
B. 9V;
C. 3V;
D. 1V.
Câu 24:

HNO3 tác dụng được với tập hợp tất cả các chất nào trong các dãy sau:

A. BaO, CO2;
B. NaNO3, CuO;
C. Na2O, Na2SO4;
D. Cu, MgO.
Câu 25:

Xét phản ứng: R + HNO3 →  R(NO3)n + NO + H2O

Hệ số cân bằng của HNO3 là:

A. n;
B. 4n;
C. 3n;
D. 3.
Câu 26:

Cho m gam anilin tác dụng vừa đủ với nước brom, thu được 16,5 gam kết tủa trắng (2,4,6–tribromanilin). Giá trị của m là

A. 5,46;
B. 4,65;
C. 6,45;
D. 5,64.
Câu 27:

Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch gồm có NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của V là:

A. 0,896;
B. 1,792 hoặc 7,168;
C. 1,792;
D. 0,896 hoặc 3,584.
Câu 28:

Tương tác giữa electron và một hạt nhân cô lập là:

A. Lực hút;
B. Có thể là lực hút hoặc lực đẩy;
C. Lực đẩy;
D. Bằng không.
Câu 29:

Oxit nào sau đây tác dụng với CO2 tạo muối cacbonat?

A. BaO;
B. Fe2O3;
C. Al2O3;
D. CuO.
Câu 30:

Thuốc thử duy nhất dùng để nhận biết NH4NO3, NaNO3, Al(NO3)3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, và Cu(NO3)2 là:

A. NaAlO2;
B. Na2CO3;
C. NaCl;
D. NaOH.
Câu 31:

Hợp chất A được tạo thành từ ion M+ và X2 có tổng số hạt là 116, trong A số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Mặt khác số khối của ion M+ nhỏ hơn số khối của ion X2 là 12. Tổng số hạt trong ion M+ ít hơn trong ion X2 là 17. Vậy A là

A. Rb2S;
B. Li2S;
C. Na2S;
D. K2S.
Câu 32:

Trong tự nhiên, bạc có hai đồng vị là 107Ag và 109Ag. Nguyên tử khối trung bình của bạc là 107,96. Phần trăm số nguyên tử của đồng vị là 107Ag là:

A. 48%;
B. 52%;
C. 60%;
D. 40%.
Câu 33:

Magie trong thiên nhiên gồm 2 loại đồng vị là X, Y. Đồng vị X có nguyên tử khối là 24. Đồng vị Y hơn X một nơtron. Biết số nguyên tử của hai đồng vị có tỉ lệ X/Y = 3/2. Nguyên tử khối trung bình của Mg là:

A. 24,8;

B. 25,0;

C. 24,4;
D. 24,0.