Trạng thái vật lí

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Anilin để trong không khí lâu ngày chuyển màu gì

A. Đen 

B. Xanh 

C. Đỏ 

D. Vàng

Câu 2:

Một amin có trong cây thuốc lá rất độc, nó là tác nhân chính gây ra bệnh viêm phổi, ho lao. Amin đó là

A. benzyl amin

B. anilin

C. trimetyl amin

D. nicotin

Câu 3:

Ở điều kiện thường, amin tồn tại ở trạng thái khí là: 

A. isopropylamin

B. trimetylamin

C. butylamin. 

D. phenylamin

Câu 4:

Chất nào sau đây là amin khí ở điều kiện thường ? 

A. CH3CH2CH2NH2

B. (CH3)2CH-NH2

C. CH3CH2NHCH3. 

D. (CH3)3N

Câu 5:

Chất khí ở điều kiện thường là

A. ancol metylic

B. metylamin

C. anilin

D. glixin

Câu 6:

Chất nào sau đây không có trạng thái khí, ở nhiệt độ thường? 

A. Trimetylamin

B. Metylamin

C. Etylamin

D. Anilin

Câu 7:

Ở điều kiện thường, chất nào dưới đây ở trạng thái lỏng? 

A. Đimetylamin 

B. Phenol 

C. Tristearin 

D. Toluen 

Câu 8:

Amin tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường là: 

A. anilin.

B. đimetylamin

C. etylamin

D. metylamin

Câu 9:

Chất nào dưới đây tan trong nước tốt nhất ? 

A. C6H5OH 

B. C3H5(OH)3 

C. C6H5NH2

D. C4H9OH 

Câu 10:

Tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau :

A. Nhiệt độ sôi của ankanol cao hơn so với ankanal có phân tử khối tương đương

B. Phenol là chất rắn kết tinh ở điều kiện thường

C. Metylamin là chất lỏng có mùi khai, tương tự như amoniac 

D. Etylamin dễ tan trong H2O

Câu 11:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Metylamin là chất khí có mùi khai, tương tự như amoniac

B. Etylamin dễ tan trong nước do có tạo liên kết hidro với nước

C. Phenol tan trong nước vì có tạo liên kết hidro với nước

D. Nhiệt độ sôi của ancol cao hơn so với hiđrocacbon có phân tử khối tương đương do có liên kết hidro giữa các phân tử ancol

Câu 12:

Phát biểu nào sau đây không chính xác: 

A. Trimetylamin có mùi tanh của cá mè. 

B. Anilin không làm đổi màu quì tím ẩm. 

C. C2H5NH2 tan trong nước vì có tạo liên kết hidro

D. CH3NH2 là chất lỏng có mùi khai như NH3

Câu 13:

Trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của ba chất hữu cơ X, Y, Z được trình bày trong bảng sau:

 

Trạng thái

Nhiệt độ sôi (°C)

Nhiệt độ nóng chảy (°C)

Độ tan trong nước (g/100ml)

20°C

80°C

X

Rắn

181,7

43

8,3

Y

Lỏng

184,1

-6,3

3,0

6,4

Z

Lỏng

78,37

-114

X, Y, Z tương ứng là chất nào sau đây:

A. Phenol, ancol etylic, anilin

B. Phenol, anilin, ancol etylic

C. Anilin, phenol, ancol etylic

D. Ancol etylic, anilin, phenol

Câu 14:

Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lí của amin không đúng?

A. Metyl-, etyl-, đimetyl-, trimetylamin là chất khí, dễ tan trong nước.

B. Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, màu đen

C. Độ tan của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon tăng

D. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc

Câu 15:

So sánh nhiệt độ nóng chảy và độ tan trong nước của etylamin  và glixin NH2-CH2-COOH

A. Glixin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiều so với etylamin. cả hai đều tan nhiều trong nước

B. Cả hai chất có nhiệt độ nóng chảy gần ngang nhau vì đều có 2 C và cả hai đều tan nhiều trong nước

C. Glixin có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn etylamin. Glixin tan ít còn etylamin tan nhiều trong nước

D. Cả hai chất có nhiệt độ nóng chảy thấp và đều ít tan trong nước.

Câu 16:

Cho các chất có công thức cấu tạo sau:

(1) CH3 - OH

(2) CH3 - NH2

(3) CH3 - CH2 - OH

(4) CH3 - CH2 -NH2

Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là

A. (4).

B. (3). 

C. (2). 

D. (1). 

Câu 17:

Cho các amin có công thức cấu tạo sau:

(1) CH3 - NH2

(2) CH3 - NH - CH3

(3) CH3 - CH2 - NH2

(4) CH3 - CH2 - CH2- NH2

Amin có nhiệt độ sôi cao nhất là 

A. (3)

B. (4). 

C. (1). 

D. (2). 

Câu 18:

Trong số các chất CH3CH2OH, CH3CH2NH2, HCOOH, CH3COOH. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là : 

A. CH3CH2OH

B. HCOOH

C. CH3COOH

D. CH3CH2NH2

Câu 19:

Hợp chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất ? 

A. CH3(CH2)3NH2 

B. (CH3)3CNH2 

C. (CH3)2CHNHCH3 

D. CH3CH2N(CH3)2 

Câu 20:

So sánh về nhiệt độ sôi của cặp chất nào sau đây không đúng ? 

A. C2H5OH > C2H5NH2 

B. CH3OH < C2H5NH2

C. CH3COOH > CH3COOCH3 

D. HCOOH > C2H5OH 

Câu 21:

Nhiệt độ sôi của C4H10 (1), C2H5NH2 (2), C2H5OH (3) tăng dần theo thứ tự nào ? 

A. (1) < (2) < (3). 

B. (1) < (3) < (2). 

C. (2) < (3) < (1). 

D. (2) < (1) < (3). 

Câu 22:

Cho các chất sau: (1) ancol etylic, (2) etylamin, (3) metylamin, (4) axit axetic. Dãy sắp xếp các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là 

A. (2), (3), (4), (1). 

B. (3), (2), (1), (4). 

C. (1), (2), (3), (4). 

D. (1), (3), (2), (4).

Câu 23:

Khẳng định nào sau đây là đúng: 

A. Trimetylamin có nhiệt độ sôi cao hơn đimetylamin 

B. Phenol có nhiệt độ sôi cao hơn anilin 

C. o-cresol có nhiệt độ sôi cao hơn p-cresol 

D. Cả A, B và C cùng sai

Câu 24:

Cho các chất CH3NH2, C2H5NH2, CH3CH2CH2NH2. Theo chiều tăng dần phân tử khối. Nhận xét nào sau đây đúng? 

A. Nhiệt độ sôi tăng dần, độ tan trong nước tăng dần 

B. Nhiệt độ sôi giảm dần, độ tan trong nước tăng dần

C. Nhiệt độ sôi tăng dần, độ tan trong nước giảm dần 

D. Nhiệt độ sôi giảm dần, độ tan trong nước giảm dần 

Câu 25:

Cho dãy các amin được sắp xếp theo chiều tăng dần phân tử khối: metylamin, etylamin, propylamin. Chiều hướng biến đổi nhiệt độ sôi và độ tan trong dãy trên tương ứng là

A. tăng dần và tăng dần. 

B. giảm dần và tăng dần.

C. tăng dần và giảm dần

D. giảm dần và giảm dần