Xác định lực điện của hệ hai điện tích điểm

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hai điện tích q1 = 6.10-8 C và q2= 3.10-8 C đặt cách nhau 3 cm trong chân không. Lực tương tác giữa hai điện tích là:

A. 54.10-2 N.  
B. 1,8.10-2 N.  
C. 5,4.10-3 N.      
D. 2,7.10-3 N
Câu 2:

Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4 C đặt cách nhau 1 m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng

A. hút nhau một lực 5 N.  
B. hút nhau một lực 45 N.
C. đẩy nhau một lực 45 N. 
D. đẩy nhau một lực 9 N.
Câu 3:

Hai điện tích điểm cùng dấu có cùng độ lớn 3.10-7 C đặt cách nhau 1 m trong chân không thì chúng

A. đẩy nhau một lực 8,1.10-4 N.  
B. hút nhau một lực 8,1.10-4 N.
C. đẩy nhau một lực 4 N.   
D. đẩy nhau một lực 4.10-4  N.
Câu 4:

Hai điện tích điểm cùng độ lớn 5.10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 2,5.10-2 N thì chúng phải đặt cách nhau

A. 3 m.   
B. 30 m.   
C. 300 m.    
D. 3000 m.
Câu 5:

Hai điện tích q1 = 6.10-8C và q2= 3.10-8C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 1,8.10-2 N thì chúng phải đặt cách nhau

A. 0,3 cm. 
B. 3 cm.  
C. 3 m.  
D. 0,03 m.
Câu 6:

Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau 1 lực là 42 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ

A. hút nhau 1 lực bằng 42 N.    
B. đẩy nhau một lực bằng 42 N.
C. hút nhau một lực bằng 20 N. 
D. đẩy nhau 1 lực bằng 20 N.
Câu 7:

Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì lực tương tác Cu – lông giữa chúng là 6 N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 3 N. Hằng số điện môi của chất lỏng này là

A. 1.
B. 2.
C. 3.   
D. 4.
Câu 8:

Hai điện tích điểm đặt cách nhau 10 cm trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau một lực bằng 8 N. Nếu chúng được đặt cách nhau 20 cm trong chân không thì tương tác nhau bằng lực có độ lớn là

A. 1 N.    
B. 2 N.
C. 3 N.     
D. 4 N.
Câu 9:

Hai điện tích điểm cùng độ lớn được đặt cách nhau 1 m trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau một lực bằng 8 N. Độ lớn của mỗi điện tích là

A. 4,2.10-3 C. 
B. 4,2.10-4 C.       
C. 4,2.10-5 C.    
D. 4,2.10-6 C.
Câu 10:

Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, mang điện tích 2Q và -Q được đặt cách nhau một khoảng r, lực điện tác dụng lên nhau có độ lớn là F. Nối chúng lại với nhau bằng một dây dẫn điện, sau đó bỏ dây dẫn đi. Sau khi bỏ dây nối, hai quả cầu tác dụng lên nhau một lực điện có độ lớn là

A. F.   
B. F/2. 
C. F/4. 
D. F/8.

Các bài liên quan

Kiến thức bổ ích có thể giúp đỡ bạn rất nhiều: