XÁC ĐỊNH VÀ NHẬN BIẾT CHẤT VÔ CƠ
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là
A. Ca(HCO3)2.
B. BaCl2.
C. CaCO3.
D. AlCl3.
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển sang màu nâu đỏ. Công thức của X là :
A. FeCl3.
B. FeCl2.
C. CrCl3.
D. MgCl2.
Các chất khí X, Y, Z, R, T lần lượt được tạo ra từ các quá trình phản ứng sau:
(1) Thuốc tím tác dụng với dung dịch axit clohiđric đặc.
(2) Sắt sunfua tác dụng với dung dịch axit clohiđric.
(3) Nhiệt phân kali clorat, xúc tác mangan đioxit.
(4) Nhiệt phân quặng đolomit.
(5) Đốt quặng pirit sắt.
Số chất khí tác dụng được với dung dịch KOH là :
Nghiên cứu một dung dịch chứa chất tan X trong lọ không dán nhãn và thu được kết quả sau:
- X đều có phản ứng với cả 3 dung dịch: NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3.
- X không phản ứng với cả 3 dung dịch: NaOH, Ba(NO3)2, HNO3.
Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây?
Ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn các điều kiện sau:
- X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện.
- Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện.
- X tác dụng với Z thì có khí thoát ra.
X, Y, Z lần lượt là
X, Y, Z là các dung dịch muối (trung hòa hoặc axit) ứng với 3 gốc axit khác nhau, thỏa mãn điều kiện: X tác dụng với Y có khí thoát ra; Y tác dụng với Z có kết tủa; X tác dụng với Z vừa có khí vừa tạo kết tủa. X, Y, Z lần lượt là
Chất vô cơ X trong thành phần chỉ có 2 nguyên tố. X không tan được vào H2O và dung dịch HCl. Đốt cháy X trong O2 ở nhiệt độ cao được khí Y. Khí Y tác dụng với dung dịch brom được chất Z. Z phản ứng với dung dịch BaCl2 thu được chất Q. Q không tan được vào dung dịch HNO3. Các chất X, Y, Z theo thứ tự tương ứng là:
Các dung dịch riêng biệt : Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:
Dung dịch |
(1) |
(2) |
(4) |
(5) |
(1) |
|
khí thoát ra |
có kết tủa |
|
(2) |
khí thoát ra |
|
có kết tủa |
có kết tủa |
(4) |
có kết tủa |
có kết tủa |
|
|
(5) |
|
có kết tủa |
|
|
Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là:
A. H2SO4, NaOH, MgCl2.
B. Na2CO3, NaOH, BaCl2.
C. H2SO4, MgCl2, BaCl2.
D. Na2CO3, BaCl2, BaCl2.
Bốn kim loại Na, Al, Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T. Biết: X, Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. X, Y, Z, T lần lượt là:
Có 3 kim loại X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau:
- X tác dụng với HCl, không tác dụng với NaOH và HNO3 đặc, nguội.
- Y tác dụng được với HCl và HNO3 đặc nguội, không tác dụng với NaOH.
- Z tác dụng được với HCl và NaOH, không tác dụng với HNO3 đặc nguội. Vậy X, Y, Z lần lượt là
A. Zn, Mg, Al.
B. Fe, Mg, Al.
C. Fe, Al, Mg.
D. Fe, Mg, Zn.
Bốn kim loại K, Al, Fe và Ag được ấn định không theo thứ tự là X, Y, Z, và T. Biết rằng X và Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. Các kim loại X, Y, Z, và T theo thứ tự là
Một mẫu khí thải công nghiệp có nhiễm các khí H2S, CO, CO2. Để nhận biết sự có mặt của H2S trong mẫu khí thải đó, ta dùng dung dịch:
A. Pb(CH3COO)2.
B. KCl.
C. NaCl.
D. NaNO3.
Có thể phân biệt 3 dung dịch : KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
A. Al.
B. Zn.
C. BaCO3.
D. giấy quỳ tím.
Bằng phương pháp hóa học, có thể phân biệt 3 dung dịch không màu: HCl loãng, KNO3, Na2SO4 đựng trong 3 lọ mất nhãn chỉ với thuốc thử là
A. Quỳ tím.
B. dung dịch Na2CO3.
C. dung dịch BaCl2.
D. Bột Fe.
Cho các dung dịch: Na2CO3, Na2SO3, Na2SO4, Na2S. Số thuốc thử tối thiểu cần để phân biệt các chất trên là:
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.