Câu 1 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Một nền kinh tế bao gồm các hoạt động cơ bản nào?
□ a. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng
□ b. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi
□ c. Sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng
□ d. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Bài tập 16 trang 132 SBT Kinh tế pháp luật 10: Được tin báo của cơ sở nhân dân, bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã mật phục và bắt được Phan Văn C mang ma tuý từ nước ngoài về Việt Nam qua đường biên giới. C bị bộ đội biên phòng giao cho cơ quan cảnh sát điều tra. Sau một thời gian C đã bị khởi tố với tội danh “Vận chuyển trái phép chất ma tuý qua biên giới'.
Theo em, hành vi của C vận chuyển trái phép chất ma tuy là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 15 trang 132 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chỉ còn 5m nữa là gặp đèn tín hiệu màu vàng. Kiên đang đi xe máy đã nhanh chóng đi tiếp vượt đèn vàng để qua ngã tư. Đến đầu bên kia, Kiên bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và viết biên lai xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền với mức 600 000 đồng, Kiên cho rằng cảnh sát đã xử phạt sai, vì pháp luật cho phép người điều khiển xe mô tô vượt đèn vàng.
Theo em trong tình huống này, Kiên và cảnh sát giao thông, ai là người thực hiện đúng pháp luật. Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 14 trang 132 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trên cơ sở quyền tự do kinh doanh của công dân, ông K đã gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng kí thành lập doanh nghiệp tư nhân. Sau khi tiếp nhận hồ sơ của ông K, cơ quan đăng kí kinh doanh huyện X đã kiểm tra và cấp cho ông giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Em hãy cho biết, ông M và cơ quan đăng kí kinh doanh huyện X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào. Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 13 trang 132 SBT Kinh tế pháp luật 10: Vì muốn tiết kiệm chi phí sản xuất, Công ty S chế biến thức ăn gia súc đã xả nước thải chưa qua xử lí vào dòng sông bên cạnh làm ô nhiễm dòng sông. Công ty S bị cảnh sát môi trường lập biên bản xử lí vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền và đình chỉ hoạt động đến khi khắc phục xong hậu quả.
Theo em, hành vi xử phạt của cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 12 trang 131 SBT Kinh tế pháp luật 10: Thời gian gần đây, mỗi đêm cứ khoảng 10 giờ, anh B lại thấy có một số người lạ đến nhà ông C. Thấy vậy, anh B cùng mấy người thanh niên trong xóm theo dõi và biết được những người này đánh bạc ăn tiền thâu đêm trong nhà ông C. Không đắn đo suy nghĩ, anh B cùng mấy người thanh niên trong xóm đã nhanh chóng báo cho cơ quan công an về ổ đánh bạc này.
Em hãy cho biết, việc làm này của anh B cùng những người thanh niên khác trong xóm có phải là thực hiện pháp luật hay không. Nếu có thì đây là hình thức thực hiện pháp luật nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 11 trang 131 SBT Kinh tế pháp luật 10: Công ty sản xuất nước giải khát K đã sử dụng hình ảnh của một vận động viên N để quảng cáo cho sản phẩm của công ty mà chưa được sự đồng ý của vận động viên N. Khi biết được sự việc này, vận động viên N đã gửi đơn yêu cầu Công ty K dừng hoạt động quảng cáo hình ảnh của mình và xin lỗi vì hành vi này.
Theo em, hành vi của Công ty K có được coi là hành vi thực hiện pháp luật không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 10 trang 130 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc câu chuyện.
HÌNH PHẠT CHO TỘI “TÀNG TRỮ HÀNG CẤM
Tháng 5/2021, tại trụ sở Toà án nhân dân huyện N đã xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự “Tàng trữ hàng cấm' đối với bị cáo Lê Thị M sinh năm 1992. Ngày 20/11/2020, Lê Thị M trú tại xã T, huyện N một mình đi xe khách đến tỉnh Lạng Sơn để tìm mua pháo nổ về sử dụng trong dịp Tết. Đến biên giới thuộc tỉnh Lạng Sơn, M liên lạc với một người đàn ông và hỏi mua của người này hai thùng pháo nổ, với giá 12 triệu đồng, hẹn hôm sau đến lấy. Đúng hẹn sàng 21/11/2020, M quay lại nhận 2 thùng pháo cất giấu trong hai bao tải và trả tiền. Để tránh bị phát hiện M dùng vỏ bìa cát tông đựng bánh kẹo bọc bên ngoài hai thùng pháo, sau đó bắt xe khách mang số pháo mua được về nhà. Đến nhà M nhanh chóng đốt hai thùng cát tông bọc bên ngoài đi và đem giấu hai thùng pháo ở khu chăn nuôi lợn, không cho ai biết.
Ngày 03/01/2021, do lo lắng không yên, sợ mọi người phát hiện ra chỗ giấu pháo. M mang chỗ pháo đó di chuyển đến khu chuồng gà thì bị Công an huyện N tuần tra phát hiện bắt quả tang và thu giữ.
Hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến chính sách của Nhà nước về quản lí kinh tế. Bị cáo biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật, tàng trữ loại hàng hoá mà Nhà nước cấm, nhưng vẫn thực hiện, làm mất trật tự trị an tại địa phương, ảnh hưởng đến trật tự quản lí kinh tế nhà nước, gây dư luận xấu trong nhân dân. Vì vậy, phải đưa ra xử lí nghiêm minh trước pháp luật và có hình phạt tương xứng với tính chất, hành vi phạm tội của bị cáo. Khi lượng hình, xem xét đến tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, hậu quả xảy ra, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của các bị cáo, Toà án nhân dân huyện N đã tuyên phạt bị cáo phạm tội “Tàng trữ hàng cấm” với mức hai năm sáu tháng tù giam, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm.
Tin tưởng rằng với những hình phạt thích đáng này bị cáo sẽ nhận ra lỗi lầm tích cực cải tạo. Đây cũng là bài học cho các bạn trẻ biết rõ hành vi của mình là vì phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện.
(Theo vinhphuc.gov.vn, ngày 02/7/2021)
a) Em hãy cho biết, trong câu chuyện trên, hành vi của M có phù hợp với pháp luật không. Vì sao?
b) Hành vi xử phạt của Toà án nhân dân huyện N đối với M có phải là thực hiện pháp luật không? Nếu có thì đó là hình thức thực hiện pháp luật nào? Giải thích vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 9 trang 130 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hình thức áp dụng pháp luật do chủ thể nào dưới đây thực hiện?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Cán bộ nhà nước.
B. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
D. Mọi cơ quan, công chức nhà nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 8 trang 130 SBT Kinh tế pháp luật 10: Ở hình thức thực hiện pháp luật nào thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép mà không bị ép buộc phải thực hiện?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 7 trang 130 SBT Kinh tế pháp luật 10: Người sản xuất kinh doanh nộp thuế đầy đủ và đúng thời hạn là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Tôn trọng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Đề cao pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 6 trang 130 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào dưới đây là tuân thủ pháp luật?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Không xâm phạm tài sản của người khác.
B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định.
C. Tố cáo người sử dụng ma tuý.
D. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 5 trang 130 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hoạt động nào dưới đây là thực hiện đúng pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tụ tập đông người trong những ngày phòng chống dịch bệnh COVID-19.
B. Không chơi trò chơi điện tử ăn tiền dù bị bạn rủ nhiều lần.
C. Đứng xem, cổ vũ người dua xe mô tô.
D. Không phóng nhanh vượt ẩu khi tham gia giao thông.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 4 trang 129 SBT Kinh tế pháp luật 10: Thực hiện pháp luật là việc cá nhân, tổ chức không làm việc nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
B. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
C. Làm những việc theo sở thích của mình.
D. Không làm những việc mà pháp luật cấm.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 3 trang 129 SBT Kinh tế pháp luật 10: Mỗi hành vi dưới đây là biểu hiện của hình thức nào về thực hiện pháp luật?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Hành vi |
Tuân thủ pháp luật |
Thi hành pháp luật |
Sử dụng pháp luật |
Áp dụng pháp luật |
1. Người dân thường xuyên làm vệ sinh môi trường ở khu dân cư. |
|
|
|
|
2. Thanh tra giao thông xử phạt người buôn bán, lấn chiếm vỉa hè. |
|
|
|
|
3. Nhân viên công ty tố cáo người lấy trộm tài sản của công ty. |
|
|
|
|
4. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định tiếp nhận giáo viên. |
|
|
|
|
5. Người kinh doanh khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm pháp luật thuế. |
|
|
|
|
6. Người tham gia giao thông không vượt đèn đỏ tại các ngã tư đường. |
|
|
|
|
7. Học sinh đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện. |
|
|
|
|
8. Cửa hàng không bán bia rượu và thuốc lá cho trẻ em. |
|
|
|
|
9. Học sinh không tham gia vào tệ nạn xã hội. |
|
|
|
|
10. Người kinh doanh bán đúng hàng hóa đã đăng kí. |
|
|
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 2 trang 128 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi, biểu hiện nào dưới đây là không thực hiện pháp luật?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Không buôn bán hàng cấm.
B. Nộp thuế đúng thời hạn quy định.
C. Xả nước thải sản xuất chưa qua xử lí vào sông, hồ.
D. Kinh doanh đúng mặt hàng đăng kí.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 1 trang 128 SBT Kinh tế pháp luật 10: Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết người tham gia giao thông trong hình ảnh nào là thực hiện pháp luật, trong hình ảnh nào là không thực hiện pháp luật. Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 9 trang 127 SBT Kinh tế pháp luật 10: Ngày 11/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128, quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, trong đó quy định không hạn chế việc đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Tuy vậy, ở một số nơi Uỷ ban nhân dân xã vẫn tự ban hành quy định cách li 3 - 5 ngày đối với người từ các địa phương khác về quê trong dịp Tết, gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân.
Theo em, việc quy định như trên của một số Uỷ ban nhân dân xã có phù hợp với trình tự của hệ thống văn bản pháp luật hay không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam
Bài tập 8 trang 127 SBT Kinh tế pháp luật 10: Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định phạt tiền từ 1 000 000 đồng đến 1 500 000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
Được biết, Điều 20 Nghị định số 155 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định mức xử phạt này là từ 500 000 đồng đến 1 000 000 đồng.
Theo em, việc Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính trên đây có phù hợp với Nghị định của Chính phủ hay không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam
Bài tập 7 trang 126 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hãy sắp xếp các điều khoản sau đây của từng lĩnh vực: Bảo vệ môi trường và Giáo dục, theo thứ tự từ cao xuống thấp và giải thích vì sao.
1/ Lĩnh vực Bảo vệ môi trường
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (trích): Điều 59. Bảo vệ môi trường nơi công cộng
1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải, không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.
Hiến pháp năm 2013 (trích): Điều 43. Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Nghị định số 155 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường (trích): Điều 20. Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lí, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gây ô nhiễm môi trường.
c) Phạt tiền từ 3 000 000 đồng đến 5 000 000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này.
2/ Lĩnh vực Giáo dục
Luật Giáo dục năm 2019 (trích)
Điều 82. Nhiệm vụ của người học
1. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.
Điều 83. Quyền của người học
1. Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
2. Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập, được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.
4. Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
5. Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.
6. Hiến pháp năm 2013 (trích)
Điều 39. Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam
Bài tập 6 trang 126 SBT Kinh tế pháp luật 10: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản pháp luật?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Luật Phòng, chống ma tuý.
B. Luật Bình đẳng giới.
C. Nội quy công viên.
D. Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam
Bài tập 5 trang 125 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hãy sắp xếp các văn bản pháp luật dưới đây ở mỗi lĩnh vực theo thứ tự từ cao xuống thấp:
a) Luật Di sản văn hoá; Hiến pháp; Nghị định của Chính phủ.
b) Luật Di sản văn hoá; Hiến pháp; Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo.
c) Hiến pháp; Nghị định của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoá đơn; Luật Quản lý thuế.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam
Bài tập 4 trang 125 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nội dung nào dưới đây là quy phạm pháp luật?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Quy tắc xử sự bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành.
B. Quy tắc xử sự áp dụng trong quan hệ giữa mọi người.
C. Quy tắc xử sự để đảm bảo an toàn cuộc sống.
D. Quy tắc xử sự được áp dụng riêng trong một cơ quan, tổ chức.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam
Bài tập 3 trang 125 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nội dung nào dưới đây không phải là ngành luật?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Luật Hôn nhân và gia đình.
B. Quy định về Bảo vệ di sản văn hoá.
C. Luật Kinh tế.
D. Luật Tố tụng Dân sự.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam
Bài tập 2 trang 125 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trong các thông tin dưới đây, thông tin nào là quy phạm pháp luật, chế định pháp luật hay ngành luật?
1/ Chương II Luật Hôn nhân và gia đình gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội về kết hôn, gồm điều kiện kết hôn, những trường hợp cấm kết hôn, đăng kí kết hôn, huỷ việc kết hôn trái pháp luật, xử lí vi phạm các quy định về điều kiện kết hôn, cản trở việc kết hôn đúng pháp luật,...
2/ Khoản 2, Điều 160 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
3/ Luật Môi trường bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh giữa các chủ thể (cá nhân, cơ quan, tổ chức Nhà nước) trong quá trình sử dụng, khai thác, giữ gìn và bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và trong cuộc sống ở gia đình, khu dân cư, cộng đồng và trong xã hội.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam
Bài tập 18 trang 123 SBT Kinh tế pháp luật 10: Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách.
Bạn Thành suy nghĩ: Quy định này là bắt buộc đối với tất cả những người tham gia giao thông bằng xe mô tô và xe gắn máy, nên nó thể hiện tính quy phạm phổ biển, bắt buộc chung của pháp luật. Nhưng bạn Mai lại cho rằng, quy định này thể hiện tính quyền lực của pháp luật, vì Nhà nước thể hiện quyền lực khi quy định bắt buộc với người tham gia giao thông.
Em đồng ý với ý kiến của bạn Thành hay bạn Mai? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
Bài tập 17 trang 123 SBT Kinh tế pháp luật 10: Ngày 18/10/2021, Toà án nhân dân huyện D đã mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản' theo khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, C đã lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt của anh B 30 triệu đồng. Hành vi của C phải chịu xử lí theo quy định của Bộ luật Hình sự, có thể phải chịu phạt cảnh cáo đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
a) Căn cứ vào đâu Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C?
b) Việc xét xử của Toà án nhân dân huyện D là thể hiện đặc điểm nào của pháp luật? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
Bài tập 16 trang 122 SBT Kinh tế pháp luật 10: Sau khi tốt nghiệp đại học ngành chăn nuôi, trên cơ sở pháp luật về quyền tự do kinh doanh của công dân được quy định trong Hiến pháp và căn cứ vào Luật Doanh nghiệp, chị Hằng đã quyết định lập hồ sơ đăng kí thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hồ sơ của chị Hằng đầy đủ và hợp lệ, được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Qua mấy năm hoạt động, công ty của chị Hằng đã chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ trong tỉnh, vì sản phẩm của doanh nghiệp có uy tín, chất lượng.
a) Theo em, dựa vào cơ sở nào chị Hằng đã quyết định làm hồ sơ thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận?
b) Việc chị Hằng được thành lập công ty đã thể hiện vai trò nào của pháp luật? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
Bài tập 15 trang 122 SBT Kinh tế pháp luật 10: Ông C muốn kinh doanh rượu và thuốc lá nhập lậu từ nước ngoài để thu được nhiều lợi nhuận do hàng trốn thuế của Nhà nước đem lại. Một lần, cơ quan quản lí thị trường của huyện đến kiểm tra và phát hiện được số hàng lậu này. Trên cơ sở quy định của pháp luật, cơ quan quản lí thị trường đã lập biên bản tịch thu số hàng nhập lậu và xử phạt vi phạm hành chính đối với ông C.
a) Theo em, hành vi của cơ quan quản lí thị trường là đúng hay sai? Vì sao?
b) Trong tình huống này, thông qua việc làm, hành vi của cơ quan quản lí thị trường, pháp luật đã thể hiện vai trò nào? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
Bài tập 14 trang 122 SBT Kinh tế pháp luật 10: Công ty H của anh N hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, Công ty hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao và giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều nam nữ thanh niên ở quê nhà. Công ty K của anh M cũng kinh doanh cùng những mặt hàng tiêu dùng như Công ty H, nhưng vì đôi khi hàng hoá không được đảm bảo đúng chất lượng như quảng cáo, nên khách hàng ngày càng thưa dần. Nhằm hạ uy tín của Công ty H và anh N, anh M đã đăng lên mạng xã hội Facebook thông tin bịa đặt về anh N, làm cho khách hàng của Công ty H bị giảm đi trong một thời gian. Trên cơ sở quyền được pháp luật bảo vệ danh dự, uy tín của mình, anh N đã làm đơn đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp giúp đỡ, buộc anh M phải gỡ thông tin sai lệch và chính thức xin lỗi anh N.
a) Theo em, việc làm của anh N là đúng hay sai? Vì sao?
b) Trong tình huống này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào thông qua hành vi việc làm của anh N và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
Bài tập 13 trang 120 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin.
HIỆN PHÁP NĂM 2013 (trích)
Điều 14
1. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Điều 20
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Điều 21
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
Điều 30
1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 33
1. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Điều 51
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cả nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Điều 61
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lí.
Điều 63
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lí nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2020 (trích)
Điều 5. Chính sách về đầu tư kinh doanh
1. Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 (trích)
Điều 4. Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
Điều 8. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
1. Trong tố tụng dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, địa vị xã hội. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Toà án.
2. Toà án có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự.
a) Các điều khoản của Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 trên đây thể hiện đặc điểm và vai trò nào của pháp luật?
b) Em hãy nêu một điều khoản cụ thể được trích dẫn trên đây của Hiến pháp hoặc của Luật Doanh nghiệp, Luật Tố tụng Dân sự thể hiện vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
Bài tập 12 trang 119 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc câu chuyện.
HẢI QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHỞI TỐ VỤ ÁN DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU HÀNG CẤM
Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 thuộc Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh vừa khởi tố vụ án “Buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015.
Vụ việc xảy ra tại cảng Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó doanh nghiệp đăng kí tờ khai hải quan khai báo hàng hoá là đồ nội thất mới 100% từ Pháp, nhưng thực tế hàng hoá nhập khẩu là đồ đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu.
Cụ thể, Công ty P (có trụ sở tại Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh) đăng kí tờ khai hải quan, khai báo hàng hoá nhập khẩu gồm hơn 40 chủng loại hàng hoá là đồ nội thất các loại, và là hàng mới 100%, có xuất xứ từ Pháp.
Qua nắm bắt thông tin, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực phối hợp cùng lực lượng chức năng kiểm tra thực tế phát hiện tất cả bàn ăn, tủ trưng bày, đồng hồ, bộ bàn ghế,... nhập khẩu đều là hàng đã qua sử dụng.
Làm việc với cơ quan Hải quan, đại diện doanh nghiệp cho biết công ty trực tiếp khai báo hải quan để nhập khẩu lô hàng trên. Trong quá trình nhập khẩu doanh nghiệp chỉ đặt hàng theo catalogue do phía đối tác cung cấp nên không biết hàng nhập khẩu là hàng đã qua sử dụng.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết quả giám định, xác định Công ty P đã mua hàng hoá là đồ gỗ và đồ gia dụng đã qua sử dụng từ nước ngoài, khai báo gian dối là hàng mới 100% để được nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định pháp luật. Tổng giá trị hàng hoá bị cấm nhập khẩu nói trên được định giá gần 300 triệu đồng.
Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 đã khởi tố vụ án “Buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 do Công ty P thực hiện, đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Thủ Đức để phối hợp cùng Viện kiểm sát Thành phố Thủ Đức điều tra, xử lí theo quy định.
(Theo baovephapluat.vn, ngày 06/01/2022)
a) Căn cứ vào đâu Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 đã khỏi tố vụ ăn 'Buôn bán hàng cấm'?
b) Hành vi của Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 khởi tố vụ án là thể hiện đặc điểm và vai trò nào của pháp luật?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
Bài tập 11 trang 118 SBT Kinh tế pháp luật 10: Vì cho rằng giám đốc công ty quyết định kỉ luật mình là sai quy định của pháp luật, trên cơ sở Luật Khiếu nại, chị An đã làm đơn khiếu nại quyết định của giám đốc công ty. Việc làm này của chị An là thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật?
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí văn hoá, xã hội.
B. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
C. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.
D. Pháp luật là phương tiện để công dân đấu tranh chống lại mọi hành vi vi phạm.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội