Bài tập 10 trang 118 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trên cơ sở quy định của Hiến pháp và Luật Giáo dục, công dân có thể thực hiện quyền học tập từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến đại học, phù hợp với khả năng và điều kiện của mình, là thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí văn hoá, xã hội.
B. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội.
C. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.
D. Pháp luật là phương tiện để công dân làm theo pháp luật.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
Bài tập 9 trang 118 SBT Kinh tế pháp luật 10: Luật Phòng, chống ma tuý quy định nghiêm cấm các hành vi sản xuất, tàng trữ vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma tuý, người nào có hành vi vi phạm sẽ bị xử li vi phạm hành chính hoặc xử lí hình sự, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực.
C. Tính nghiêm minh.
D. Tính hình thức.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
Bài tập 8 trang 118 SBT Kinh tế pháp luật 10: Bất kì người hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định, là thể hiện đặc trưng nào dưới dãy của pháp luật?
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung.
B. Tính quyền lực nhà nước.
C. Tính cưỡng chế áp đặt của Nhà nước.
D. Tịnh kinh tế xã hội.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
Bài tập 7 trang 117 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nội dung của tất cả các văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành đều phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung.
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực.
D. Tính phù hợp về nội dung.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
Bài tập 6 trang 117 SBT Kinh tế pháp luật 10: Pháp luật không quy định về những việc làm nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Những việc được làm.
B. Những việc làm tuỳ theo sở thích.
C. Những việc phải làm.
D. Những việc không được làm.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
Bài tập 5 trang 117 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nội dung nào dưới đây là dấu hiệu phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức và quy phạm xã hội khác?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Pháp luật mang tính xã hội và tính nhân dân sâu sắc.
B. Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.
C. Pháp luật là quy tắc xử sự điều chỉnh các quan hệ trong xã hội trong đất nước.
D. Pháp luật được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
Bài tập 4 trang 117 SBT Kinh tế pháp luật 10: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung đối với những ai dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất)
A. Đối với những người từ 18 tuổi trở lên.
B. Đối với mọi cá nhân, tổ chức.
C. Đối với mọi cán bộ, công chức, viên chức.
D. Đối với mọi công dân của đất nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
Bài tập 10 trang 115 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết, bộ máy nhà nước có vai trò như thế nào đối với mỗi người dân và đối với quê hương em trong cuộc sống hằng ngày.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước
Bài tập 9 trang 115 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hoài và Hoa tranh luận với nhau:
- Hoài: Quốc hội và Chính phủ là hai cơ quan có chức năng, nhiệm vụ như nhau, vì đều là cơ quan nhà nước cấp trung ương và cùng lãnh đạo đất nước.
- Hoa: Tớ thì nghĩ rằng, Quốc hội và Chính phủ tuy cùng là hai cơ quan nhà nước ở Trung ương, nhưng là hai cơ quan khác nhau hoàn toàn.
Em đồng ý với ý kiến của bạn nào trong đoạn hội thoại trên đây? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước
Bài tập 8 trang 115 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin.
Sáng ngày 15/12/2021, Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ đã phối hợp với Toà án nhân dân cùng cấp tổ chức xét xử theo thủ tục rút gọn vụ án Phạm Văn T phạm tôi “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự.
Theo quyết định truy tố: Khoảng 2 giờ ngày 15/11/2021, bị cáo Phạm Văn T có hành vi trộm cấp chiếm đoạt 1 chiếc điện thoại di động trị giá 4 800 000 đồng của chị Đinh Thị P. Hành vi đó của bị cáo Phạm Văn T đã phạm vào tội 'Trộm cấp tài sản', quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự. Vụ án đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn, vì vậy các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Đ đã ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử để xử lí theo quy định của pháp luật.
Tại phiên toà, Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ đọc cáo trạng luận tội bị cáo. Xét tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Phạm Văn T 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Em hãy cho biết nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân được thể hiện như thế nào qua thông tin trên.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước
Bài tập 7 trang 113 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
Báo cáo trước Quốc hội về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu rõ:
“Về phát triển kinh tế - xã hội, nhằm khắc phục những khó khăn do tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19, Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương vừa phải quyết liệt triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động của Chính phủ; phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa chính sách tài khoá, tiền tệ và các chính sách khác trong chỉ đạo, điều hành; tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, vượt qua thách thức; nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực. [...]
Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng chỉ tăng bình quân 1,82%, cả năm ước tăng dưới mức Quốc hội giao; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt trên 80%, cả năm ước vượt dự toán, cơ bản bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách khác.... Huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước cả năm đạt khoảng 35% GDP. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 9 tháng đạt trên 240 tỉ USD, cả năm ước tăng khoảng 10,7%. [...]
Các hoạt động văn hoá, xã hội được tổ chức theo hình thức phù hợp với tình hình dịch bệnh, nhất là tăng cường các hoạt động trực tuyến. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống người có công, đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội, giảm nghèo được đẩy mạnh. Công tác an sinh xã hội, hỗ trợ người dân, người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh được triển khai tích cực, hiệu quả. Các chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, người cao tuổi, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tiếp tục được quan tâm; thể thao thành tích cao đạt một số kết quả ấn tượng.
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân tiếp tục được quan tâm; đẩy mạnh kết nối liên thông nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh trực tuyến. Khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine, thuốc, sinh phẩm trong nước. Tổ chức tốt các kì thi tốt nghiệp, tuyển sinh cao đẳng, đại học; khai giảng năm học mới, dạy và học trực tiếp, trực tuyến linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch bệnh; tích cực triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em' (đã vận động quyên góp được số tiền tương đương hơn 1 triệu máy tính đang triển khai mua để hỗ trợ học sinh trên cả nước có điều kiện học tập trực tuyến). Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ trên các lĩnh vực”.
(Theo chinhphu.vn, ngày 21/10/2021)
a) Nhiệm vụ của Chính phủ được thể hiện trong những lĩnh vực nào qua thông tin trên?
b) Những nhiệm vụ này cho thấy Chính phủ là cơ quan nào trong bộ máy nhà nước?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước
Bài tập 6 trang 113 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
B. Thực hiện công tác bầu cử ở Trung ương.
C. Đề xuất người ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
D. Kiểm tra hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước
Bài tập 5 trang 113 SBT Kinh tế pháp luật 10: Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ:
A. bảo vệ lợi ích của công dân.
B. bảo vệ pháp luật.
C. bảo vệ an toàn cho nhân dân.
D. bảo vệ trật tự xã hội.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước
Bài tập 4 trang 113 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nhiệm vụ nào dưới đây không phải là của Toà án nhân dân?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
C. Bảo vệ mọi hoạt động của các tổ chức, cá nhân.
D. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước
Bài tập 3 trang 112 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nhiệm vụ nào dưới đây là của Chủ tịch nước?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, vinh dự nhà nước.
B. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
C. Quyết định các kì họp Quốc hội và Chính phủ.
D. Tổ chức thi hành pháp luật thống nhất ở Trung ương và địa phương.
E. Ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
G. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
H. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quan trọng của Nhà nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước
Bài tập 2 trang 112 SBT Kinh tế pháp luật 10: Những nhiệm vụ dưới đây là của Quốc hội hay Chính phủ?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Nhiệm vụ |
Quốc hội |
Chính phủ |
A. Xây dựng và tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật. |
|
|
B. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật. |
|
|
C. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội. |
|
|
D. Thống nhất quản lí nhà nước về các lĩnh vực trong xã hội. |
|
|
E. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia. |
|
|
G. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân. |
|
|
H. Quyết định những vấn đề cơ bản và quan trọng của quốc gia. |
|
|
I. Quyết định các vấn đề chiến tranh và hòa bình. |
|
|
K. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. |
|
|
L. Quyết định các biện pháp bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia. |
|
|
M. Lãnh đạo công tác của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. |
|
|
N. Quyết định nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. |
|
|
O. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ. |
|
|
P. Quyết định chính sách cơ bản về dân tộc, tôn giáo. |
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước
Bài tập 1 trang 111 SBT Kinh tế pháp luật 10: Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết đâu không phải là cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước
Bài tập 21 trang 110 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy liệt kê các hoạt động thực hiện các quy định của Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường ở địa phương.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường
Bài tập 20 trang 110 SBT Kinh tế pháp luật 10: Doanh nghiệp A đã sử dụng các thông tin về sản phẩm thuốc của Công ty B để quảng bá cho sản phẩm của công ty mình.
Theo em, hành vi của Doanh nghiệp A có vi phạm các quy định của Hiến pháp về kinh tế không?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường
Bài tập 19 trang 110 SBT Kinh tế pháp luật 10: M băn khoăn, mảnh đất của nhà mình đã được cấp sổ đỏ, vậy có thuộc tài sản của Nhà nước nữa không?
Căn cứ vào các kiến thức đã học, em hãy giải đáp thắc mắc của M.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường
Bài tập 18 trang 110 SBT Kinh tế pháp luật 10: T rất yêu thích các làn điệu dân ca quan họ. Tuy nhiên, mỗi lần T hát lại bị các ban chê cười với lí do là lạc hậu.
a) Em hãy nhận xét hành vi của các bạn T.
b) Nếu là T , trước hành vi của các bạn, em sẽ làm gì để bảo vệ và duy trì các làn điệu dân ca quan họ phù hợp với các quy định của Hiến pháp về văn hoá?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường
Bài tập 17 trang 110 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trường của M tổ chức cuộc thi tìm hiểu về văn hoá của các vùng miền, tuy nhiên, một số bạn trong lớp lại cho rằng hoạt động này là không cần thiết, vì học sinh chỉ cần hiểu rõ và tôn trọng văn hoá của địa phương nơi mình sinh sống.
Nếu là M trong trường hợp trên, em sẽ giải thích như thế nào cho các bạn?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường
Bài tập 16 trang 109 SBT Kinh tế pháp luật 10: Địa phương của K có một khu di tích lịch sử thu hút đông đảo khách nước ngoài tham quan. Là một học sinh, K đã tham gia hoạt động tình nguyện tại khu di tích. Mỗi khi có khách nước ngoài tham quan, với vốn tiếng Anh của mình, K đã nhiệt tình chỉ dẫn và giới thiệu về các nét đẹp văn hoá truyền thống cho du khách.
Em có nhận xét gì về việc làm của K?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường
Bài tập 15 trang 109 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc câu chuyện.
Là người con của đồng bào dân tộc Mông, sinh ra trong một gia đình khó khăn có đông anh chị em, thấu hiểu nỗi vất vả của gia đình, quê hương, bản thân thầy D đã không ngừng vươn lên từ hoàn cảnh khó khăn, luôn cố gắng nỗ lực học tập và trở thành thầy giáo để đem cái chữ về cho bản làng, cho trẻ em nghèo quê minh.
Sau khi tốt nghiệp ngành đại học sư phạm, thầy D đã xin về công tác tại một trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú của huyện. Học sinh trong trường chủ yếu là con em dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải vượt đèo, vượt suối mới đến được lớp học. Thầy D đã tích cực tham gia hoạt động vận động học sinh đến trường, quan tâm và dạy dỗ các em. Vì vậy, học sinh của lớp thầy D luôn duy trì được nền nếp đi học và có ý thức tốt trong học tập,
Để giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, thầy D thường xin các suất học bổng, trợ cấp và tích cực bồi dưỡng các em học sinh có năng khiếu tham gia các đội tuyển học sinh giỏi của trường. Một số học sinh trong lớp của thầy D đã giành được các thành tích nhất định trong các cuộc thi của huyện và tỉnh. Thầy D rất vui vì đã góp phần nhỏ bé của mình giúp nhiều em tiếp tục theo học, nhiều học sinh đã tốt nghiệp, đi học nghề hoặc vào học các trường chuyên nghiệp, đại học để thực hiện ước mơ của mình.
Theo em, thầy D đã thực hiện những quy định nào của Hiến pháp về giáo dục? Điều đó có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của địa phương?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường
Bài tập 14 trang 108 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin.
Những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, nhất là nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của đất nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, với nhiều điểm nóng, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh. Đáng lo ngại, các sự cố môi trường tiếp tục gia tăng nghiêm trọng, nhiều vụ ảnh hưởng trên phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lí và khắc phục hậu quả. Hầu hết các sự cố môi trường xảy ra do chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh để thải trộm hoặc do công trình xử lí, lưu trữ chất thải gặp sự cố, cháy nổ, rò rỉ hoá chất, tràn dầu,... dẫn đến lượng lớn chất thải chưa qua xử lí xả thải ra môi trường. Điển hình như sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hồng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS); sự cố cháy nổ tại Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông... không những ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sức khỏe của người dân, mà còn đe dọa đến trật tự, an ninh xã hội của đất nước.
(Theo moit.gov.vn, 06/9/2021)
Từ thông tin trên, theo em, cần thực hiện những quy định nào của Hiến pháp để bảo vệ môi trường ở nước ta?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường
Bài tập 13 trang 108 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào sau đây vi phạm quy định của Hiến pháp về môi trường?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Anh K luôn tích cực tham gia hoạt động trồng cây xanh ở địa phương.
B. Công ty X đầu tư mua sắm hệ thống xử lí nước thải ra môi trường.
C. Ông H luôn cố ý săn bắt động vật hoang dã.
D. Chị V hăng hái tham gia hoạt động tuyên truyền về biến đổi khí hậu.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường
Bài tập 12 trang 108 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nội dung nào sau đây không phải là quy định của Hiến pháp về khoa học, công nghệ?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Khuyến khích cá nhân đầu tư nghiên cứu.
B. Bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ.
C. Ưu tiên đầu tư chuyển giao thành tựu khoa học và công nghệ.
D. Mua bán các dây chuyền khoa học đã qua sử dụng.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường
Bài tập 11 trang 108 SBT Kinh tế pháp luật 10: Theo quy định của Hiến pháp, khoa học, công nghệ giữ vai trò như thế nào trong sự phát triển của đất nước?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Then chốt.
B. Nền tảng.
C. Quan trọng.
D. Hàng đầu.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường
Bài tập 10 trang 107 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Hiến pháp về giáo dục?
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Trường X luôn tạo điều kiện cho học sinh tham gia các cuộc thi.
B. H đã giành được học bổng của trường do có thành tích trong học tập.
C. Q được mọi người tích cực giúp đỡ trong học tiếng phổ thông vì là học sinh dân tộc thiểu số.
D. P bị bố mẹ ngăn cản đi học nghề với lí do không phát triển được bản thân.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường
Bài tập 9 trang 107 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nội dung nào sau đây không phải là quy định của Hiến pháp về chính sách phát triển giáo dục?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc.
B. Từng bước phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
C. Thực hiện chính sách học bổng.
D. Ưu tiên phát triển giáo dục khu vực thành thị.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường
Bài tập 8 trang 107 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định của Hiến pháp về văn hoá?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Anh G hay có hành vi đánh chửi vợ con.
B. Bà M thường chê bai các loại hình nghệ thuật truyền thống.
C. Bạn C luôn có ý thức thực hiện trách nhiệm công dân về xây dựng gia đình ấm no.
D. Anh K luôn ngăn cản các con tiếp cận các thông tin đại chúng về giáo dục.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường
Bài tập 7 trang 107 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nội dung nào sau đây không phải là quy định của Hiến pháp về văn hoá?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu về tinh thần của nhân dân.
B. Phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
C. Xây dựng con người Việt Nam đủ đức và đủ tài.
D. Xây dựng con người Việt Nam có văn hoá, giàu lòng yêu nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường
Bài tập 6 trang 106 SBT Kinh tế pháp luật 10: Mục đích phát triển nền văn hoá ở Việt Nam theo quy định của Hiến pháp là gì?
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
B. Kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp biến tinh hoa văn hoá nhân loại.
C. Xây dựng và phát huy nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
D. Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường
Bài tập 5 trang 106 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào sau đây không thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp về kinh tế.
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Công ty A đã kinh doanh thêm các mặt hàng khác ngoài giấy phép đăng kí.
B. Gia đình ông A luôn sử dụng đất đúng mục đích theo quy định của Nhà nước.
C. Anh F đã tự ý chặt phá rừng phòng hộ của địa phương.
D. Công ty M khai thác khoảng sản trong phạm vi Nhà nước cho phép.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường
Bài tập 4 trang 106 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào sau đây vi phạm quy định của Hiến pháp về kinh tế.
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Công ty tư nhân của anh M luôn bình đẳng với các công ty khác trước pháp luật.
B. Doanh nghiệp tư nhân của ông T luôn cạnh tranh không lành mạnh về thương hiệu sữa với Công ty F.
C. Công ty cổ phần của ông K luôn hợp tác tốt với các đối tác.
D. Hợp tác xã X và Công ty V luôn hỗ trợ nhau trong kinh doanh.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường
Bài tập 3 trang 106 SBT Kinh tế pháp luật 10: Theo quy định của Hiến pháp, chủ thể nào giữ vai trò quản lí đất đai, tài nguyên thiên nhiên và khoảng sản?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Chính quyền địa phương.
B. Nhà nước.
C. Chính phủ.
D. Quốc hội.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường