Bài tập 10 trang 59 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 28/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư số 19/2016/TT-NHNN về hoạt động thẻ ngân hàng. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/4/2020.
Thông tư số 28/2019/TT-NHNN quy định như sau: 'Đối với chủ thẻ phụ là người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước. Không còn yêu cầu phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật'.
Xu hướng này sẽ khuyến khích trẻ tự lập và tự thanh toán một số hàng hoá dịch vụ cho mình qua hình thức thẻ tín dụng. Một phần giúp cho thị trường thẻ Việt Nam phát triển ngang hàng với các nước trong khu vực, thu hút thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc mua sắm online phổ biến. Việc cho trẻ em được mở tài khoản ngân hàng, mở thẻ tín dụng để thanh toán sẽ phần nào giúp các em chủ động hơn, thuận tiện vì hơn trong việc thực hiện các giao dịch mua bán hàng hoá phục vụ nhu cầu học tập, cuộc sống của chính các em được dễ dàng. Mặt khác, điều này còn thuận tiện hơn vì không bị giới hạn bởi số tiền có trong tài khoản như hình thức thẻ ghi nợ. Điều này cũng giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian và tạo điều kiện thuận lợi hơn khi cho con cái mua sắm đồ dùng thiết yếu cho cuộc sống của con mình.
Thông thưởng, người trẻ rất dễ sập bẫy chi tiêu. Nhất là các em thiếu niên từ đủ 15 tuổi vì nhận thức của trẻ còn hạn hẹp để sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh, hiệu quả, thậm chí không gây thiệt hại cho bố mẹ. Chưa kể đến thông tin về cách bảo vệ an toàn thông tin thể tránh bị kẻ xấu lợi dụng trong môi trường Internet phổ biến hiện nay. Do đó, nếu trẻ không có tài sản cá nhân riêng và có thẻ tín dụng, việc chi tiêu vô tội vạ ngay cả khi không có tiền sẽ khiến cá nhân các em và phụ huynh sẽ gặp rắc rối với ngân hàng chủ thể khi ngân hàng yêu cầu thanh toán có tinh đến lãi suất và phạt chậm trả,...
a) Em hãy cho biết người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng những loại thẻ nào.
b) Theo em, những thuận lợi và rủi ro của việc sử dụng thẻ tín dụng đối với người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 9 trang 59 SBT Kinh tế pháp luật 10: Anh H muốn mua một chiếc máy tính tại cửa hàng máy tính X. Sau khi nhân viên tư vấn về các dịch vụ mua hàng, anh H lựa chọn mua trả góp thông qua công ty tài chính liên kết với cửa hàng. Anh trả trước 40% giá trị sản phẩm, số tiền còn lại sẽ trả góp thông qua công ty tài chính. Sau khi hoàn tất thủ tục mua trả góp, anh H được nhận máy tính.
a) Em hãy cho biết tín dụng tiêu dùng được thực hiện thông qua hình thức nào.
b) Em hãy so sánh chi phí sử dụng tiền mặt và mua trả góp.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 8 trang 59 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy phân biệt tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại theo các tiêu chí dưới đây.
Tiêu chí |
Tín dụng ngân hàng |
Tín dụng thương mại |
1. Chủ thể liên quan |
|
|
2. Đối tượng |
|
|
3. Lãi suất |
|
|
4. Thời hạn |
|
|
5. Tiêu chí khác |
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 7 trang 58 SBT Kinh tế pháp luật 10: Anh T dùng thẻ tín dụng do ngân hàng cấp để trả tiền mua sắm quần áo. Căn cứ vào mức lương của anh T là 10 triệu đồng, ngân hàng cho phép anh T sử dụng dịch vụ thẻ với hạn mức tín dụng là 40 triệu đồng. Sau một thời gian theo thoả thuận, anh T phải thanh toàn lại cho ngân hàng. Sau thời gian đó, nếu không trả hết số tiên đã vay, anh T sẽ phải chịu lãi.
a) Em hãy xác định các hình thức tín dụng ngân hàng được các cấp ở trường hợp trên và cho biết đặc điểm của hình thức đó.
b) Theo em, sử dụng thẻ tín dụng có ưu điểm và hạn chế gì?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 6 trang 58 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về tín dụng thương mại?
(Khoanh tròn trước những câu em lựa chọn)
A. Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức như mua bán chịu hàng hóa, trả góp hoặc trả chậm.
B. Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng thương mại và chủ thể tiêu dùng.
C. Đối tượng huy động, cho vay của tín dụng thương mại là tiền tệ.
D. Công cụ của tín dụng thương mại là giấy chứng nhận mua bán chịu (thương phiếu).
E. Tín dụng tiêu dùng xuất hiện bên cạnh tín dụng thương mại nhằm kích thích việc tiêu thụ sản phẩm.
G. Người tiêu dùng cũng có thể đi vay các tổ chức trung gian tài chính (ngân hàng thương mại, công ty tài chính) để thanh toán tiền mua hàng tiêu dùng của các doanh nghiệp.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 5 trang 58 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về tín dụng nhà nước?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế thông qua việc phát hành công trái, trái phiếu.
B. Hoạt động tín dụng nhà nước vì mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu.
C. Lãi suất cho vay tín dụng nhà nước là ưu đãi do Nhà nước quy định.
D. Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán các khoản cho vay.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 4 trang 57 SBT Kinh tế pháp luật 10: Gia đình bạn X dự định mua nhà mới nhưng còn thiếu 200 triệu đồng. Bố của X đã mang căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận lương hằng tháng đến ngân hàng để vay tiền số tiền trên. Nhân viên ngân hàng cho biết bố của X là công chức nhà nước, có thu nhập ổn định nên có thể vay không cần đảm bảo trong thời hạn 1 năm. Hãy cho biết hình thức tín dụng ngân hàng mà bố của X đã sử dụng.
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Vay trả góp.
B. Vay không hoàn trả.
C. Nay tín chấp.
D. Vay thế chấp.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 3 trang 57 SBT Kinh tế pháp luật 10: Bố của Minh dự định mua một chiếc ô tô để kinh doanh dịch vụ chở khách và đã mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến ngân hàng để vay số tiền 500 triệu đồng, với lãi suất × %/năm trong 5 năm. Hãy cho biết hình thức tín dụng ngân hàng mà bố của Minh đã sử dụng.
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Vay tín chấp.
B. Vay thế chấp.
C. Vay trả góp.
D. Vay trả chậm.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 2 trang 56 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc bảng số liệu dưới đây và trả lời câu hỏi.
Bảng 1. Lãi suất gửi tiết kiệm Ngân hàng A từ tháng 01 năm 20xx dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp
Kì hạn |
Cá nhân |
Doanh nghiệp |
Không kì hạn |
0,10% |
0,20% |
1-2 tháng |
3.10% |
3.00% |
3-5 tháng |
3.40% |
3.30% |
6-8 tháng |
4,00% |
3.70% |
9-11 tháng |
4,00% |
3,70% |
12-17 tháng |
5,60% |
4,90% |
18-24 tháng |
5,60% |
4,90% |
Bảng 2. Lãi suất cho vay của Ngân hàng A từ tháng 01 năm 20xx
Sản phẩm |
Lãi suất (%/năm) |
Mức vay tối đa |
Thời hạn |
Xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở |
7,00% |
85% nhu cầu |
15 năm |
Tiêu dùng trả góp |
7,00% |
80% chi phí |
5 năm |
Cầm cố giấy từ có giá |
7,00% |
Linh hoạt |
Linh hoạt |
Hạn mức tín dụng |
6,00% |
Linh hoạt |
1 năm |
Mua phương tiện đi lại |
7,00% |
85% chi phí |
Linh hoạt |
Hạn mức tín dụng dành cho hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhỏ |
6,00% |
200 triệu đồng |
3 năm |
Hỗ trợ du học |
7,00% |
85% chi phí |
Linh hoạt |
Lưu vụ đối với nông dân |
6,00% |
Linh hoạt |
1 năm |
Vốn ngắn phục vụ sản xuất kinh doanh |
6,00% |
Linh hoạt |
1 năm |
Vốn đầu tư cố định sản xuất kinh doanh |
6,00% |
Linh hoạt |
Linh hoạt |
a) Em hãy cho biết hoạt động tín dụng của Ngân hàng A (nhận gửi, cho vay) được thực hiện như thế nào.
b) Từ sự phân tích trên, em hãy cho biết tín dụng ngân hàng có những đặc điểm gì. Hãy so sánh lãi suất gửi tiết kiệm và lãi suất cho vay của ngân hàng trong thông tin trên.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 14 trang 55 SBT Kinh tế pháp luật 10: Anh S lấy lí do cần huy động vốn kinh doanh bất động sàn để vay tiền của những người thân quen ở địa phương và các xã lân cận với lãi suất cao hơn nhiều so với ngân hàng. Cầm tiền của người này, anh S đưa cho người khác vay với lãi suất cao hơn để hưởng lãi chênh lệch. Những tháng đầu, anh S trả tiền lãi đầy đủ cho mọi người để tạo lòng tin. Bố của K thấy số tiền lãi rất lớn nên định rút tiền gửi ngân hàng để cho anh S vay.
a) Em hãy nhận xét hành vi của anh S.
b) Nếu là K, em sẽ khuyên bỏ như thế nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 13 trang 55 SBT Kinh tế pháp luật 10: Thấy một số bạn trong lớp liên tục thay điện thoại mới, D đã xin tiền gia đình để mua nhưng bố mẹ không đồng ý vì điện thoại của D vẫn còn tốt. Một số bạn gọi ý D vay tín dụng đen để có tiền mua điện thoại vì thủ tục vay nhanh gọn, không cần thế chấp.
a) Theo em, D có nên vay tín dụng đen hay không? Vì sao
b) Nếu là bạn của D, em sẽ khuyên D như thế nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 12 trang 55 SBT Kinh tế pháp luật 10: Có quan điểm cho rằng, sử dụng tín dụng có thể xem như một giải pháp hữu ích đối với các chủ thể của nền kinh tế, nhưng nó cũng có thể đẩy chúng ta vào những tình huống mất kiểm soát.
Em hãy bình luận ý kiến trên và cho biết cách sử dụng dịch vụ tín dụng sao cho hiệu quả và hợp lí nhất.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 11 trang 55 SBT Kinh tế pháp luật 10: Lan mơ ước sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ tiếp tục theo học một trường đại học chuyên ngành kinh tế. Suốt 12 năm học phổ thông, Lan luôn nỗ lực phấn đấu và đạt thành tích cao trong học tập. Nhưng nghĩ đến hoàn cảnh gia đình khó khăn, Lan lo lắng không có đủ tiền để học đại học. Nhiều khi thấy bố mẹ làm việc vất vả, Lan muốn từ bỏ ước mơ của mình để đi làm kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ.
a) Sau khi đã nắm rõ vai trò của tín dụng, em có thể tháo gỡ những lo lắng của Lan như thế nào?
b) Em hãy đóng vai là người tư vấn tín dụng chính sách để định hướng cho Lan có thể tiếp tục theo đuổi đam mê của mình.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 10 trang 54 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
Từ khi triển khai chính sách tín dụng học sinh, sinh viên đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm huy động đủ nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách. Với mục tiêu không để một học sinh, sinh viên nào đã trúng tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí, chính sách tín dụng học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội đã chuyển tại vốn vay đến đúng đối tượng hưởng lợi và được sử dụng có hiệu qua.
Chính sách tín dụng học sinh, sinh viên đã rút ngắn chênh lệch giữa các vùng miền. Bất kể học sinh, sinh viên ở nông thôn hay vùng núi, hải đảo, vùng xa xôi thuộc đối tượng vay vốn chính sách tín dụng học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg và các văn bản sửa đổi, bổ sung, khi thực hiện các quy trình, thủ tục vay vốn theo quy định sẽ được vay vốn để học tập, có cơ hội thoát nghèo vươn lên trong cuộc sống.
Việc cho vay theo chính sách tín dụng học sinh, sinh viên diễn ra trong một quá trình dài, tuy nhiên, chi phí vận hành của chính sách tín dụng này được tiết giảm tối đa. Điều đó là nhờ việc trực tiếp cho vay hộ gia đình học sinh, sinh viên thông qua ủy thác một số nhiệm vụ đối với tổ chức chính trị - xã hội đã chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người vay và ngân hàng.
Bên cạnh đó, chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được vận hành bởi bộ máy gọn nhẹ và có thể cho vay được nhiều đối tượng: học sinh, sinh viên mồ côi, học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình nghèo, học sinh, sinh viên thuộc bởi gia đình cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, hộ vay vốn lao động nông thôn học nghề, hộ vay vốn bộ đội xuất ngũ học nghề với dư nợ tập trung chủ yếu ở đối tượng hộ cận nghèo, hộ có khó khăn đột xuất, hộ nghèo. Ngân hàng Chính sách xã hội kết hợp các tổ chức chính trị xã hội là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân. Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên đến từng thôn, xóm, trong gia đình ở khắp mọi miền Tổ quốc để tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách tín dụng học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Có thể thấy, chính sách tín dụng học sinh, sinh viên đã mang một ý nghĩa lớn cả về kinh tế, chính trị và xã hội, tạo ra sự gắn kết giữa kinh tế và xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Em hãy cho biết vai trò của tín dụng được thể hiện như thế nào ở thông tin trên và nêu ý nghĩa của tín dụng đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 9 trang 53 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy so sánh chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng. Theo em, việc sử dụng tiền mặt và mua tín dụng có ưu điểm và nhược điểm như thế nào?
Sử dụng tiền mặt |
Mua tín dụng |
|
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 8 trang 53 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy làm rõ vai trò của tín dụng trong các trường hợp sau.
Trường hợp 1. Anh Trung muốn thành lập doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn đầu tư. Được sự hỗ trợ của ngân hàng, anh Trung đã tiếp cận được vốn vay để sản xuất kinh doanh. Với chiến lược kinh doanh rõ ràng, sau 3 năm anh Trung đã hoàn trả ngân hàng cả gốc và lãi.
Trường hợp 2. Bố mẹ bạn Mai dự định xây nhà mới nhưng vẫn thiếu 100 triệu đồng. Bố của Mai đã đến ngân hàng để vay 100 triệu với thời hạn vay 1 năm và lãi suất theo quy định của ngân hàng.
Trường hợp 3. Nhờ chương trình vay vốn ưu đãi của Nhà nước, nhiều hộ gia đình nghèo đã được vay vốn sản xuất kinh doanh. Nhiều hộ gia đình trong số đó đã thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách.
Trường hợp 4. Nhận thấy thị trường đang khan hiếm vốn trong khi nhu cầu vốn gia tăng, các ngân hàng đã kịp thời cung ứng nguồn vốn cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất và cá nhân vay vốn để duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 7 trang 53 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc trường hợp
Vào mỗi dịp Tết, Hưng thường nhận được một khoản tiền mừng tuổi. Ngoài số tiền này, Hưng còn có thêm một khoản tiết kiệm nhỏ. Hưng nhờ bố mẹ gửi số tiền này ở ngân hàng với thời hạn 1 năm và lấy lãi vào cuối năm.
Bố mẹ Hưng dự định năm nay mua ô tô nên sẽ vay ngân hàng một khoản tiền 200 triệu trong 2 năm với lãi suất do ngân hàng quy định.
a) Ai là người cho vay và được ngân hàng trả lãi?
b) Ai là người vay và phải trả lãi ngân hàng?
c) Người cho vay và người đi vay thoả thuận với nhau những gì?
d) Hãy chỉ ra điểm giống nhau trong hành vi của Hưng và bố mẹ Hưng.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 6 trang 52 SBT Kinh tế pháp luật 10: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về sử dụng tiền mặt và sử dụng dịch vụ tín dụng?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Sử dụng dịch vụ tín dụng giúp chúng ta có thể thanh toán mọi lúc, mọi nơi, không giới hạn số tiền thanh toán.
B. Để sử dụng dịch vụ tín dụng, khách hàng phải đáp ứng được một số điều kiện về uy tín và thu nhập do tổ chức tín dụng đặt ra.
C. Khi sử dụng dịch vụ tín dụng, khách hàng phải trả phí hằng năm cho tổ chức tín dụng, tuỳ thuộc vào số tiền tối đa được phép chi tiêu.
D. Sử dụng tiền mặt chỉ được chi tiêu trong phạm vi số tiền hiện có.
E. Sử dụng dịch vụ tín dụng có thể chi tiêu trong khoảng hạn mức tín dụng mà ngân hàng cho phép.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 5 trang 52 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của tín dụng?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng lượng tiền mặt trong lưu thông.
B. Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội quan trọng của Nhà nước.
C. Là công cụ huy động vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
D. Góp phần cải thiện cuộc sống của dân cư.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 4 trang 52 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của tín dụng?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Người cho vay chỉ nhường quyền sử dụng vốn cho người vay trong một khoảng thời gian nhất định.
B. Có sự thoả thuận giữa người vay và người cho vay về lãi suất phải trả theo quy định của pháp luật.
C. Có sự thoả thuận giữa người vay và người cho vay về thời hạn cho vay trong một khoảng thời gian nhất định.
D. Người cho vay nhường quyền sở hữu vốn cho người vay.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 3 trang 52 SBT Kinh tế pháp luật 10: Tín dụng là khái niệm thể hiện quan hệ giữa các chủ thể nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Người cho vay và người sở hữu.
B. Người cho vay và người vay.
C. Người cho vay và người quản lí.
D. Người sử dụng và người vay.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 2 trang 51 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Người vay chỉ cần hoàn trả đủ số tiền gốc cho người cho vay.
B. Người vay và người cho vay được tự do thoả thuận về thời hạn cho vay và lãi suất phải trả.
C. Người cho vay giao quyền sở hữu nguồn vốn cho người vay trong một thời gian nhất định.
D. Người cho vay chỉ nhường quyền sử dụng vốn tạm thời cho người vay trong một thời gian nhất định.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 8: Tín dụng
Bài tập 20 trang 50 SBT Kinh tế pháp luật 10: Là công dân học sinh, em hãy tìm hiểu các mô hình kinh tế thích hợp trong tương lai đối với bản thân và chia sẻ với các bạn trong lớp về sự lựa chọn của mình.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 19 trang 50 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy giới thiệu một mô hình sản xuất kinh doanh của hợp tác xã ở địa phương nơi em sinh sống và cho biết lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ý nghĩa, hiệu qua của mô hình này.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 17 trang 50 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa mô hình kinh tế hộ gia đình và kinh tế hợp tác xã; mô hình kinh tế hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân; loại hình doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân; loại hình công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; loại hình doanh nghiệp tư nhân với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 16 trang 50 SBT Kinh tế pháp luật 10: Những năm gần đây ở địa phương của A đẩy mạnh phong trào trồng dưa lưới trong nhà mảng, một số hộ gia đình đã bước đầu thành công trong sản xuất kinh doanh. A mong muốn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ lựa chọn ngành học liên quan đến kĩ thuật nông nghiệp để sau này có thể phát triển mô hình trồng dưa lưới và các loại cây trồng khác. Khi biết được xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của A, bố mẹ và bạn bè khuyên A không nên học ngành này vì vất vả, không có tương lai.
a) Theo em, A có nên nghe theo lời khuyên của bố mẹ và bạn bè không? Vì sao?
b) Nếu là bạn của A, em sẽ khuyên A như thế nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 15 trang 50 SBT Kinh tế pháp luật 10: Giang và Dũng thảo luận với nhau về mô hình kinh tế hợp tác xã.
Giang: Ở quê tớ có rất nhiều hộ gia đình đăng kí tham gia hợp tác xã vì hợp tác xã hỗ trợ đầu vào, bao tiêu đầu ra sản phẩm cho các hộ nông dân.
Dũng: Tớ còn nghe nói hợp tác xã hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thựcvật. Sau khi thu hoạch thì hợp tác xã bao tiêu, thu mua với giá cả được kí tronghợp đồng trước đó.
Giang: Nhưng tớ băn khoăn vì các thành viên tham gia hợp tác xã dù đóng góp nhiều hay ít vốn thi đều có quyền quyết định như nhau và khi có quá đông thành viên tham gia hợp tác xã thì việc quản lí sẽ khó khăn.
a) Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của các bạn trong cuộc thảo luận trên? Vì sao?
b) Em hãy cho biết những ưu điểm và hạn chế của mô hình kinh tế hợp tác xã.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 14 trang 49 SBT Kinh tế pháp luật 10: Gia đình ông X có 4 thành viên đầu tư xây dựng mô hình vườn - ao - chuồng (VAC) trên diện tích hơn 5.000m, tổng kinh phi đầu tư hoàn thiện mô hình kinh tế của gia đình ông khoảng 300 triệu đồng. Thu nhập từ chăn nuôi lợn, gia cầm được ông dùng để quay vòng đầu tư tái sản xuất và mở rộng chuồng trại. Phế phẩm chăn nuôi dùng làm thức ăn cho cá và ủ làm phân bón cho cây. Gần đây, năm bắt nhu cầu thực phẩm sạch của các hộ gia đình ở thành phố, ông mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình sản xuất kinh doanh nông sản sạch. Với mô hình kinh tế tổng hợp VAC phát triển ổn định, sau khi trừ các khoản chi phi gia đình ông X thu nhập từ 300 triệu đến 400 triệu đồng/năm.
a) Em hãy cho biết mô hình sản xuất kinh doanh nào được nhắc đến ở trưởng hợp trên. Hãy làm rõ đặc điểm mô hình sản xuất kinh doanh của ông X.
b) Em hãy làm rõ những ưu điểm và hạn chế của mô hình sản xuất kinh doanh trên.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 13 trang 48 SBT Kinh tế pháp luật 10: Xử lí thông tin
Thông tin 1. Thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi do các cấp Hội Nông dân phát động, trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có nhiều mô hình chuyển đổi đa dạng, nhất là mô hình theo hướng trồng cây ăn quả trên đất dốc. Huyện Vân Hồ cũng là một địa phương có nhiều mô hình như thể. Trong số đó phải kể đến hộ gia đình anh Tráng A Cao ở bản Hua Tạt, xã Văn Hồ với mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc đã cho thu nhập bình quân mỗi năm gần 400 triệu đồng.
Sau một thời gian tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm về mô hình trồng cây ăn quả đến năm 2013 gia đình anh Cao quyết định chuyển đổi cây trồng. Ban đầu khó khăn về vốn, gia đình anh đã vay tiền ngân hàng chính sách xã hội và người thân khoảng 200 triệu đồng để mua giống, phân bón, cải tạo đất. Từ nhận thức đúng về tính hiệu quả của cây ngô, cây lúa, gia đình anh đã quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích sang trồng các loại cây ăn quả, với định hướng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo hưởng hữu cơ, thân thiện với môi trường trên toàn bộ diện tích canh tác. Sau 5 năm chuyển đổi cây trồng, gia đình anh đã có thu nhập khá từ vườn cây ăn quả. Đến năm 2018, anh Cao tham gia thành lập hợp tác xã nông nghiệp A Cao gồm 7 thành viên và do chính anh làm Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp này.
Do cần cù, chăm chỉ và mạnh dạn trong chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn quả, gia đình anh Cao có thu nhập ổn định, xây dựng nhà và mua sắm được nhiều tài sản có giá trị. Anh chính là một tấm gương hội viên nông dân vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng, một trưởng bản đầy trách nhiệm và là một người Bí thư Chỉ bộ bản gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình, là tấm biểu đảng được ghi nhận và nhân rộng. gurong tiêu.
Thông tin 2. Cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai trò của doanh nghiệp ngày càng được xác định rõ ràng đầy đủ hơn. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục thống nhất và nâng cao một bước nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó xác định: “... kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”.
Tuy vẫn có đánh giá riêng về vai trò, vị trí và định hướng phát triển của từng loại hình doanh nghiệp, nhưng nhìn chung, xuyên suốt văn kiện là tinh thần coi doanh nghiệp Việt Nam là một tổng thể gắn bó, liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh bình đẳng, tạo nên năng lực cạnh tranh của đất nước trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Sự phát triển về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam góp phần quyết định vào việc thực hiện mục tiêu đưa nước ta đến năm 2025 trở thành nước đang phát triển, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp và thực hiện các mục tiêu tiếp theo đến năm 2030 và năm 2045. Văn kiện để ra mục tiêu phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước, phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động; tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%, đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60% - 65%.
a) Em hãy cho biết các mô hình sản xuất kinh doanh nào được nhắc đến ở mỗi thông tin trên.
b) Em hãy xác định mối quan hệ giữa các loại hình doanh nghiệp và vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 12 trang 47 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Không nên đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình vì mô hình này có nhiều hạn chế như quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, chủ yếu sử dụng kinh nghiệm, công nghệ và sức lao động truyền thống.
B. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, không có tư cách pháp nhân.
C. Doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ không có lợi thế trong cạnh tranh.
D. Trong công ty cổ phần, các cổ đông được hưởng mức lợi tức như nhau.
E. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có tối thiểu hai thành viên là tổ chức, cá nhân và không giới hạn số thành viên góp vốn.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 11 trang 47 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy lấy ví dụ cụ thể về các loại hình doanh nghiệp ở nước ta hiện nay và chia sẻ những điều em biết về việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Loại hình doanh nghiệp |
Tên doanh nghiệp |
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh |
Hình thức sở hữu |
1. Doanh nghiệp nhà nước |
|
|
|
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên |
|
|
|
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên |
|
|
|
4. Công ty cổ phẩn |
|
|
|
5. Doanh nghiệp tư nhân |
|
|
|
6. Công ty hợp danh |
|
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 10 trang 47 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Sản xuất kinh doanh chỉ mang lại lợi ích cho bản thân chủ thể sản xuất.
B. Để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, các chủ thể cần sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lí.
C. Trong số các nguồn lực đầu vào của sản xuất, tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng nhất.
D. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
E. Sản xuất kinh doanh góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương và đất nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 9 trang 46 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về trách nhiệm của cổ đông?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Các cổ đông chịu trách nhiệm như nhau về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, không phân biệt số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
B. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
C. Cổ đông không phải chịu bất kì trách nhiệm nào về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
D. Chỉ có cổ đông lớn nhất phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụtài sản khác của doanh nghiệp.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 8 trang 46 SBT Kinh tế pháp luật 10: Loại hình doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên là loại hình doanh nghiệp nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Công ty cổ phần.
B. Doanh nghiệp tư nhân.
C. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
D. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 7 trang 46 SBT Kinh tế pháp luật 10: Mô hình kinh tế hợp tác xã là mô hình kinh tế thể hiện tính chất nào dưới đây.
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tính kinh tế và tính xã hội.
B. Tính tư nhân và tính xã hội.
C. Tính hợp tác và tính tư nhân.
D. Tính kinh tế và tính tư nhân.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh