Câu 6 trang 11 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Muc tiêu duy nhất của chủ thể sản xuất là thu được lợi nhuận.
B. Để thu được lợi nhuận, chủ thể sản xuất luôn quan tâm đến việc lựa chọn loại hàng hoá sản xuất, xác định số lượng sản phẩm làm ra và kĩ thuật sản xuất phù hợp.
C. Khi mua hàng, người tiêu dùng chỉ cần dựa trên sở thích của bản thân để ra quyết định chi tiêu.
D. Chủ thể trung gian là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng trong nền kinh tế, thực hiện kết nối các quan hệ mua và bán.
E. Nhà nước là chủ thể quản lí nền kinh tế, không tham gia vào việc điều tiết nền kinh tế và khắc phục những khuyết tật của thị trường.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 4 trang 11 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chủ thể nào dưới đây có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế khác hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Chủ thể trung gian.
B. Chủ thể nhà nước.
C. Chủ thể tiêu dùng.
D. Chủ thể sản xuất.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 3 trang 10 SBT Kinh tế pháp luật 10: Các cá nhân, tổ chức nào dưới đây là chủ thể trung gian?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Người tiêu dùng hàng hoá.
B. Chủ doanh nghiệp sản xuất.
C. Hộ gia đình sản xuất kinh doanh.
D. Thương nhân, người môi giới.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 2 trang 10 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chủ thể nào dưới đây là chủ thể trực tiếp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Chủ thể trung gian.
B. Chủ thể sản xuất.
C. Chủ thể tiêu dùng.
D. Chủ thể phân phối.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 12 trang 8 SBT Kinh tế pháp luật 10: Xử lí tình huống
Tình huống 1. Để thúc đẩy hoạt động sản xuất, anh P thường xuyên cải tiến máy móc, nâng cao năng suất lao động và chú trọng đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Thời gian gần đây, việc tiêu thụ sản phẩm của anh P bị chậm lại. Bạn thân của anh P khuyên anh nên cắt giảm nguyên liệu để hạ giá thành sản phẩm, thu hồi vốn đầu tư.
Tình huống 2. Để thu được lợi nhuận cao, anh X đã sản xuất hàng giả, kém chất lượng. Ngoài ra, anh X còn nhập hàng lậu với giá rẻ để bán cho khách hàng. Anh X cho rằng, việc làm của mình mang lại lợi ích cho người tiêu dùng vì rất đông khách hàng muốn mua hàng với giá rẻ.
Tình huống 3. Sau 1 năm kinh doanh hiệu quả, Doanh nghiệp T thu được lợi nhuận cao gấp đôi năm ngoái. Kết quả đó là sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Một số cán bộ, nhân viên mong muốn Doanh nghiệp T tăng mức lương, thưởng và phúc lợi để khuyến khích người lao động nhưng chủ doanh nghiệp vẫn giữ nguyên mức lương như cũ.
Tình huống 4. Gia đình bạn E có thói quen ăn uống lãng phí, thường xuyên để thừa thức ăn. Một lần, A sang chơi, thấy E đang vứt bỏ rất nhiều đồ ăn thừa vào thùng rác, A khuyên E không nên lãng phí thức ăn như vậy, E gạt đi và cho rằng ăn uống phải thoải mái, thừa cũng không sao.
Tình huống 5. M có thói quen sử dụng các đồ dùng thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm điện trong gia đình, sử dụng thực phẩm tươi sống và nói không với đồ ăn nhanh. Hằng ngày đến lớp, M thường mang theo bình nước cá nhân và đồ ăn trưa đã chuẩn bị sẵn ở nhà. Bạn thân của M cho rằng việc làm này là không cần thiết, mất thời gian, cho nên mua đồ nhanh là hợp lí nhất.
Câu hỏi:
a) Em hãy xác định hoạt động kinh tế được nhắc đến ở mỗi tình huống trên.
b) Em tán thành hay không tán thành hành vi, việc làm và thái độ của các chủ thể được nhắc đến ở mỗi tình huống trên? Vì sao?
c) Em sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào cho các nhân vật trong các tình huống trên? 13. Là công dân -học sinh, em hãy cho biết trách nhiệm của bản thân khi tham gia vào mỗi hoạt động kinh tế.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu 11 trang 8 SBT Kinh tế pháp luật 10: Tốt nghiệp đại học ở nước ngoài, chị D muốn trở về Việt Nam tham gia vào các hoạt động kinh tế nhưng người thân, bạn bè khuyên nên làm việc ở nước ngoài vì lương cao, chế độ đãi ngộ tốt, có nhiều cơ hội để phát triển.
Câu hỏi: Nếu là chị D, em sẽ làm gì để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc phát triển nền kinh tế của đất nước?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu 10 trang 7 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc các trường hợp dưới đây
Trường hợp 1. Để ứng phó với những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, Công ty may X đã mạnh dạn chuyển đổi quy trình sản xuất sản phẩm, thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh như sản xuất đồ bảo hộ lao động, may đồ dệt kim, sơ mi truyền thống, tăng ti trọng áo khoác, áo rét, đồ mặc ở nhà, sản xuất khẩu trang vải, đồ bảo hộ trong nước và xuất khẩu,..
Trường hợp 2. Doanh nghiệp Z sản xuất kinh doanh thực phẩm. Nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sạch, doanh nghiệp này đã quyết định chuyển đổi mô hình kinh doanh, mang lại doanh thu cao hơn 20% so với trước. Chủ doanh nghiệp đã quyết định tăng lương cho người lao động.
Câu hỏi:
a) Hãy cho biết các doanh nghiệp trên đã phân bổ nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả lao động như thế nào.
b) Theo em, việc phân phối kết quả lao động có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu 9 trang 7 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hiện nay, một số học sinh có thói quen sử dụng bao bì nhựa, túi nilon,... và lạm dụng mua sắm, sử dụng các thiết bị công nghệ.
a) Theo em, hoạt động tiêu dùng của các bạn học sinh trên có ảnh hưởng như thế nào đến bản thân và xã hội?
b) Em hãy đưa ra lời khuyên và biện pháp cụ thể để các bạn học sinh trên có thể thay đổi thói quen tiêu dùng đó.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu 8 trang 7 SBT Kinh tế pháp luật 10: Xử lí thông tin
Thông tin. Trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã tập trung triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng chuỗi nông sản. Từ đó, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng các chuỗi cung cấp nông, lâm, thuỷ sản an toàn kiểm soát được chất lượng từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ trên thị trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, liên kết phân phối sản phẩm ở thị trường trong tỉnh. Đồng thời, xây dựng thương hiệu, tạo lòng tin của người tiêu dùng vào sản phẩm chuỗi an toàn; hình thành thói quen,tập quán tiêu dùng thực phẩm an toàn có địa chỉ, nhãn mác hàng hoá, truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung như: vùng bưởi đặc sản Đoan Hùng; vùng chuyên canh rau; trồng chè an toàn;...Toàn tỉnh cũng đã xây dựng và triển khai một số chuỗi giá trị nông sản tập trung vào các sản phẩm thiết yếu, có lợi thế như: chuỗi cung ứng thịt gà tại thành phố Việt Trì; chuỗi cung cấp rau an toàn huyện Lâm Thao; chuỗi cung cấp gà nhiều cựa tại huyện Tân Sơn,.. Thông qua các chuỗi cung ứng, giá trị sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng, thị trường cơ bản ổn định. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chuỗi ngày càng hiệu quả, đặc biệt đã từng bước hình thành thói quen tiêu thụ sản phẩm sạch, an toàn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Song song với đó, công tác xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường nông sản được chú trọng, quan tâm góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân trên địa bàn tỉnh.
Câu hỏi:
a) Em hãy cho biết những hoạt động kinh tế nào được nhắc đến ở thông tin trên.
b) Hãy vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế đó.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu 7 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Thông qua hoạt động sản xuất, bản thân con người ngày càng phát triên và hoàn thiện hơn.
B. Hoạt động sản xuất là tiền đề, cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của đời sống xã hội.
C. Quan hệ phân phối không phù hợp có thể cản trở sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng.
D. Nền kinh tế càng phát triển thì hình thức của hoạt động trao đổi càng phong phú.
E. Hoạt động tiêu dùng không có vai trò gì đối với hoạt động sản xuất.
G. Hoạt động trao đổi đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu 6 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hoạt động trao đổi đóng vai trò nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Kết nối sản xuất với tiêu dùng.
B. Quyết định sự phát triển của xã hội.
C. Là động lực thúc đẩy sản xuất.
D. Là mục đích của sản xuất.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu 5 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hoạt động phân chia các yếu tố như lao động, tiền vốn, tư liệu sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau là hoạt động nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Hoạt động phân phối cho sản xuất.
B. Hoạt động phân phối cho tiêu dùng.
C. Hoạt động sản xuất.
D. Hoạt động trao đổi.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu 4 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hoạt động kinh tế nào dưới đây đóng vai trò là hoạt động kinh tế cơ bản, quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân và xã hội?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Hoạt động phân phối.
B. Hoạt động trao đổi.
C. Hoạt động sản xuất.
D. Hoạt động tiêu dùng.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu 3 trang 5 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy lấy ví dụ minh hoạ cho hoạt động sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Hãy làm rõ điểm khác biệt giữa các hoạt động sản xuất đó và chỉ ra vai trò của mỗi hoạt động đối với đời sống xã hội.
Hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất |
Hoạt động sản xuất sản phẩm tinh thần |
1. |
1. |
2. |
2. |
3. |
3. |
4. |
4. |
5. |
5. |
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu 1 trang 4 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xác định hoạt động kinh tế được thể hiện ở mỗi hình ảnh dưới đây và cho biết vai trò của từng hoạt động đó đối với đời sống xã hội.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Bài tập 4 trang 73 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống sau:
- Tình huống a. Khi thực hiện hoạt động giám sát công tác xây dựng cơ sở vật chất tại Trường Trung học phổ thông B, đoàn đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh X đã tổ chức gặp gỡ, nói chuyện để tìm hiểu, lắng nghe ý kiến của các học sinh trong trường. K cũng có một số ý kiến nhưng e ngại vì mình còn ít tuổi, không thích hợp để bàn luận về những vấn đề quan trọng của nhà trường nên không dám phát biểu.
Nếu là bạn của K, em sẽ khuyên K như thế nào?
- Tình huống b. Anh T phát hiện ra một số điểm chưa hợp lý trong quyết định gần đây của chính quyền xã nên có ý định gửi thư góp ý. Biết được ý định của chồng, chị H. liền can ngăn vì cho rằng chồng mình không phải là cán bộ nên không có trách nhiệm phải quan tâm đến những vấn đề của chính quyền.
Nếu là anh T, em sẽ làm gì?
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
Bài tập 3 trang 73 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với các hành vi nào sau đây?
a. Anh T bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cho người mình thích. mà không quan tâm tới trình độ, năng lực của ứng viên.
b. Cán bộ Uỷ ban nhân dân xã A lập nhiều kênh tiếp nhận thông tin để thu thập ý kiến phản hồi, góp ý, phản ánh của người dân trên địa bàn.
c. Mặc dù là cán bộ lãnh đạo ở Uỷ ban nhân dân tỉnh nhưng ông H từ chối và không can thiệp vào việc giải quyết của cảnh sát giao thông áp dụng biện pháp xử phạt hành vi vi phạm pháp luật hành chính đối với em họ mình.
d. M (15 tuổi) gửi thư góp ý, phản ánh về dự án xây dựng khu vui chơi trẻ em của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
Bài tập 2 trang 72 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
b. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở thành phố và nông thôn đều được tổ chức giống nhau.
c. Hội đồng nhân dân có quyền quyết định tất cả các vấn đề tại địa phương.
d. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hoạt động dưới sự giám sát của nhân dân địa phương.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
Câu c) Uỷ ban nhân dân là Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân vì
A. Uỷ ban nhân dân là một bộ phận trực thuộc Hội đồng nhân dân.
B. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra để quản lý, điều hành những công việc nhà nước ở địa phương theo đúng Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
C. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cấp trên bầu ra để quản lý, điều hành những công việc nhà nước ở địa phương theo đúng nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
D. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra, các thành viên của Uỷ ban nhân dân đều là đại biểu Hội đồng nhân dân.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
Câu b) Chức năng của Uỷ ban nhân dân là
A. giám sát, xem xét, theo dõi đánh giá hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong địa phương.
B. tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do Cơ quan nhà nước cấp trên giao.
C. quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.
D. tổ chức việc ban hành pháp luật ở địa phương.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
Bài tập 5 trang 71 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống sau:
- Tình huống a. M và C chơi thân với nhau. Anh trai của M bị Toà án tuyên phạt án tù do buôn bán trái phép chất ma tuý. M thương anh nên thường xuyên than vãn, kể lể với C, thậm chí nhiều lúc còn bênh vực bảo anh mình bị oan. C rất không đồng tình với việc làm của M nhưng không biết nên góp ý thế nào để M thay đổi.
Nếu là C, em sẽ làm gì?
- Tình huống b. Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân thành phố H phối hợp với trường học của V tổ chức phiên toà giả định để tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh trong dịp cuối tuần. Tuy nhiên, hôm đó gia đình V lại có việc quan trọng nên bố mẹ yêu cầu V ở nhà. V rất muốn được tới trường tham gia hoạt động cùng các bạn nhưng không biết nên giải thích như thế nào để bố mẹ hiếu.
Nếu là V, em sẽ làm gì?
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Bài tập 4 trang 71 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân có mối quan hệ như thế nào trong hoạt động tư pháp. Giải thích và nêu ví dụ minh hoạ.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Bài tập 3 trang 70 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào sau đây? Vì sao?
a. Cán bộ Viện kiểm sát A kể lại với mọi người trong gia đình diễn biến quá trình điều tra vụ án mà mình đang tham gia.
b. Là thư kí Toà án, chị B luôn tận tình hướng dẫn người dân các thủ tục cần thiết để nộp cho Toà án khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp.
c. Trường C tổ chức các phiên toà giả định về những vụ án liên quan đến bạo lực học đường để học sinh theo dõi.
d. Không đồng tình với một số quan điểm của kiểm sát viên tại phiên toà nên ông N đã gửi thư góp ý dù vụ án đó không liên quan gì đến mình.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Bài tập 2 trang 70 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Người dân có thể nộp đơn ở bất cứ Toà án nào để yêu cầu giải quyết những vấn đề của mình.
b. Khi không đồng tình với quyết định của Viện kiểm sát, người dân có thể khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp cao hơn để được giải quyết.
c. Một số phiên toà xét xử các vụ án liên quan đến trẻ em sẽ không được xét xử công khai.
d. Bản án của Toà án luôn luôn đúng và không bao giờ bị huỷ.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Câu b) Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm đảm bảo
A. không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.
B. việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật.
C. mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
D. quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù được bảo vệ.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Câu a) Chức năng của Toà án nhân dân là
A. thi hành pháp luật, thực hiện quyền hành pháp.
B. bảo vệ công lý, bảo vệ lợi ích của bộ máy chính quyền.
C. xét xử, thực hiện quyền tư pháp.
D. xét xử, kiểm soát hoạt động tư pháp.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Bài tập 4 trang 68 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống sau:
- Tình huống a. Gần đây, Chính phủ đang tổ chức triển khai lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) theo kế hoạch của Quốc hội. Khi biết tin, B chia sẻ với các bạn trong lớp rằng mình sẽ đóng góp một số ý kiến và khuyên các bạn cũng nên tham gia. Tuy nhiên, một số bạn tỏ thái độ không đồng tình, thậm chí có bạn còn trêu chọc B vì cho rằng B chỉ mới là học sinh thì không có quyền tham gia những hoạt động quan trọng như vậy.
Nếu là B, em sẽ làm gì?
- Tình huống b. Buổi tối, V mang trái cây nhà trồng được sang biếu nhà chú H hàng xóm đúng lúc cả gia đình chú đang ngồi xem chương trình thời sự. Khi con gái có những thắc mắc về vị trí, vai trò của một số lãnh đạo nhà nước, chú H đã nhẹ nhàng giải thích để con hiếu. Tuy nhiên, V phát hiện một số nội dung chú H giải thích không đúng. V băn khoăn không biết có nên góp ý với chú H hay không.
Nếu là V, em sẽ làm gì?
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 3 trang 68 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các tình huống sau?
- Tình huống a. Thấy một số người trong khu phố lan truyền thông tin không chính xác về quy định quản lý, sử dụng pháo của Chính phủ, B đã lên mạng tìm hiểu các văn bản của cơ quan có thẩm quyền có nội dung liên quan và gửi tới những người này để họ hiểu và ủng hộ.
- Tình huống b. A chăm chú xem truyền hình tường thuật trực tiếp phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội.
- Tình huống c. Bà N bảo mọi người trong gia đình đưa phiếu để mình đi bầu cử hộ.
- Tình huống d. Khi thấy một số anh, chị sinh viên tham gia cùng Chủ tịch nước đón mừng các nguyên thủ quốc gia mỗi khi sang thăm và làm việc tại Việt Nam, K lại cố gắng, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt với mong muốn mình sẽ được như vậy.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 2 trang 68 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Quốc hội có thể thực hiện quyền lập pháp bằng việc xem xét, thảo luận, thông qua các văn bản luật do Chính phủ soạn thảo.
b. Mọi công dân đều được biểu quyết khi Quốc hội trưng cầu ý dân.
c. Nhân dân là người gián tiếp bầu ra Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu c) Chính phủ thực hiện quyền hành pháp bằng việc
A. quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
B. thay mặt Nhà nước thực hiện chức năng đối nội.
C. ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết.
D. đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam