Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập KTPL lớp 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Kinh tế pháp luật 10 Bài 1 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu 1 trang 4 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xác định hoạt động kinh tế được thể hiện ở mỗi hình ảnh dưới đây và cho biết vai trò của từng hoạt động đó đối với đời sống xã hội.
Lời giải:
- Ảnh 1: Hoạt động sản xuất xe ô tô
=> Vai trò: Đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội liên quan đến các hoạt động di chuyển, đi lại của người dân.
- Ảnh 2: Chăm sóc đàm cừu
=> Vai trò: Đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội liên quan đến các hoạt động thời trang, ăn uống của người dân.
- Ảnh 3: Siêu thị giảm giá các mặt hàng
=> Vai trò: Đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội liên quan đến hoạt động giảm giá, tăng kích cầu người sử dụng, giúp người dân tiết kiệm được chi tiêu.
- Ảnh 4: Bán hàng trên sông
=> Vai trò: Giúp người dân buôn bán kiếm thu nhập và là nơi để khách du lịch ghé thăm.
- Ảnh 5: Thưởng lương bổng, phúc lợi
=> Vai trò: Người dân kiếm thêm thu nhập, được thưởng khi đạt thành tích tốt, giúp người dân trở nên vui vẻ.
- Ảnh 6: Bữa cơm gia đình
=> Vai trò: Gắn kết tình cảm gia đình lại với nhau, xóa bỏ rào cản giữa các thế hệ.
Câu 2 trang 5 SBT Kinh tế pháp luật 10: Ghép mỗi nội dung ở cột B với mỗi nội dung ở cột A cho phù hợp.
Lời giải:
Ghép nối:
1 – b) 2 – d) 3 – c) 4 – a)
Câu 3 trang 5 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy lấy ví dụ minh hoạ cho hoạt động sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Hãy làm rõ điểm khác biệt giữa các hoạt động sản xuất đó và chỉ ra vai trò của mỗi hoạt động đối với đời sống xã hội.
Lời giải:
* Ví dụ minh họa:
Hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất |
Hoạt động sản xuất sản phẩm tinh thần |
1. Trồng lúa |
1. Sáng tác nhạc |
2. Chăn nuôi gia súc, gia cầm |
2. Sản xuất phim điện ảnh/ phim truyền hình |
3. Thiết kế xây dựng |
3. Sản xuất trò chơi thông minh |
4. Sản xuất vật liệu xây dựng |
4. Sáng tác truyện tranh |
5. Sản xuất máy móc, thiết bị |
5. Thiết lập các tour du lịch |
* Điểm khác biệt:
- Hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất:
+ Là sản phẩm hữu hình, có thể dự trữ
+ Quy trình sản xuất thuần nhất, thay đổi chậm (công nghệ)
+ Quá trình lao động có tỉ trọng cơ giới hóa, tự động hóa cao
+ Thuộc tính sản phẩm thuần nhất
- Hoạt động sản xuất sản phẩm tinh thần
+ Là sản phẩm vô hình, không thể dự trữ
+ Quy trình sản xuất đa dạng, thay đổi nhanh chóng theo nhu cầu
+ Quá trình lao động không có xu hướng rõ ràng, phụ thuộc theo nhu cầu
+ Thuộc tính sản phẩm đa dạng
* Vai trò:
- Hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất:
+ Là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội.
+ Là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con người
- Hoạt động sản xuất sản phẩm tinh thần: tác động lên nhận thức, điều chỉnh các hành vi và làm mới đời sống của con người, chất lượng của xã hội.
Câu 4 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hoạt động kinh tế nào dưới đây đóng vai trò là hoạt động kinh tế cơ bản, quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân và xã hội?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu 5 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hoạt động phân chia các yếu tố như lao động, tiền vốn, tư liệu sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau là hoạt động nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Hoạt động phân phối cho sản xuất.
B. Hoạt động phân phối cho tiêu dùng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Câu 6 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hoạt động trao đổi đóng vai trò nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Kết nối sản xuất với tiêu dùng.
B. Quyết định sự phát triển của xã hội.
C. Là động lực thúc đẩy sản xuất.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Câu 7 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Thông qua hoạt động sản xuất, bản thân con người ngày càng phát triên và hoàn thiện hơn.
C. Quan hệ phân phối không phù hợp có thể cản trở sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng.
D. Nền kinh tế càng phát triển thì hình thức của hoạt động trao đổi càng phong phú.
E. Hoạt động tiêu dùng không có vai trò gì đối với hoạt động sản xuất.
G. Hoạt động trao đổi đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế.
Lời giải:
- Đồng tình với ý kiến: A, B, C, D
- Không đồng tình với ý kiến: E, D. Vì:
+ Ý kiến E. Hoạt động tiêu dùng là 1 trong những vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất.
+ Ý kiến G. Hoạt động sản xuất đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát của nền kinh tế.
Câu 8 trang 7 SBT Kinh tế pháp luật 10: Xử lí thông tin
a) Em hãy cho biết những hoạt động kinh tế nào được nhắc đến ở thông tin trên.
b) Hãy vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế đó.
Lời giải:
Yêu cầu a) Những hoạt động kinh tế nào được nhắc đến ở thông tin trên là:
+ Vùng bưởi đặc sản Đoan Hùng.
+ Vùng chuyên canh rau: trồng chè an toàn...
+ Chuỗi cung ứng thịt gà tại thành phố Việt Trì.
+ Chuỗi cung cấp rau an toàn huyện Lâm Thao.
+ Chuỗi cung cấp gà nhiều cựa tại huyện Tân Sơn.
Yêu cầu b) Sơ đồ (tham khảo)
Câu 9 trang 7 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hiện nay, một số học sinh có thói quen sử dụng bao bì nhựa, túi nilon,... và lạm dụng mua sắm, sử dụng các thiết bị công nghệ.
Lời giải:
Yêu cầu a)
- Bao bì nhựa, túi nilon,... là những đồ dùng khó tiêu hủy, phải tốn đến 10 năm, 20 năm thậm chí là cả nghìn năm mới phân hủy được. Chính lẽ đó mà ảnh hưởng đến môi trường sống của động, thực vật.
- Việc lạm dụng mua sắm, sử dụng các thiết bị công nghệ khiến cho bản thân bị trì trệ, việc giao tiếp giữa con người với con người bị giới hạn, không biết được chất liệu, màu sắc của sản phẩm.
Yêu cầu b) Lời khuyên và biện pháp cụ thể để các bạn học sinh trên có thể thay đổi thói quen tiêu dùng:
- Sử dụng hộp nhựa tái chế, túi nilon phân hủy được, túi nilon dùng nhiều lần... thay vì dùng bao bì nhựa, túi nilon,...
- Đến cửa hàng mua sắm trực tiếp để biết chất liệu, hạn sử dụng,... của sản phẩm.
Câu 10 trang 7 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc các trường hợp dưới đây
Lời giải:
Yêu cầu a)
- Trường hợp 1: Công ti X chuyển đổi quy trình sản xuất sản phẩm, chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh.
- Trường hợp 2: Doanh nghiệp Z chuyển đổi mô hình kinh doanh, doanh thu cao hơn 20%, tăng lương cho người lao động.
Yêu cầu b) Việc phân phối kết quả lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Số lượng lao động nhiều hay ít trong từng trường hợp sản xuất khác nhau sẽ mang lại những lợi nhuận tốt nhất hoặc sẽ giúp cho doanh nghiệp/ xí nghiệp không bị khủng hoảng nhân lực và ngân sách khi gặp khó khăn.
Câu 11 trang 8 SBT Kinh tế pháp luật 10: Tốt nghiệp đại học ở nước ngoài, chị D muốn trở về Việt Nam tham gia vào các hoạt động kinh tế nhưng người thân, bạn bè khuyên nên làm việc ở nước ngoài vì lương cao, chế độ đãi ngộ tốt, có nhiều cơ hội để phát triển.
Lời giải:
- Nếu là chị D, em sẽ:
+ Quyết tâm thực hiện dự định về nước để đóng góp sức lực vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
+ Thuyết phục người thân, bạn bè hãy tin tưởng và ủng hộ quyết định của mình.
Câu 12 trang 8 SBT Kinh tế pháp luật 10: Xử lí tình huống
a) Em hãy xác định hoạt động kinh tế được nhắc đến ở mỗi tình huống trên.
Lời giải:
Yêu cầu a)
- Tình huống 1: Hoạt động phân phối
- Tình huống 2: Hoạt động sản xuất
- Tình huống 3: Hoạt động tiêu dùng
- Tình huống 4: Hoạt động trao đổi
- Tình huống 5: Hoạt động trao đổi
Yêu cầu b)
- Trường hợp 1: Em tán thành với ý kiến của anh P vì làm theo lời anh P nói sẽ làm cho doanh nghiệp ổn định lại.
- Trường hợp 2: Em không tán thành với việc làm của anh X vì làm như vậy là không tuân thủ trách nhiệm của một doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần người sử dụng.
- Trường hợp 3: Em không tán thành với việc làm của anh T vì hành động của anh T là thiên vị, không đồng nhất khi chỉ thưởng cho một số cán bộ, nhân viên điều này làm cho mối quan hệ giữa các nhân viên không được gắn kết, hòa đồng.
- Trường hợp 4: Em không tán thành việc làm của nhà bạn E vì như thế là rất phí phạm. Hành động của bạn A đáng hoan nghênh vì nhận thức được rằng đồ ăn không nên bỏ đi, rất lãng phí.
- Trường hợp 5: Em tán thành với việc làm của M và không tán thành với ý kiến của bạn thân M. M đã nhận thức được rằng bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta, rất đáng khen.
Yêu cầu c)
- Trường hợp 1: Khuyên anh P nên có những việc làm quảng cáo nhằm thu hút đối tượng khách hàng.
- Trường hợp 2: Ngăn anh X dừng lại việc làm đó, nói với anh X rằng việc làm đó ảnh hưởng đến người tiêu dùng ảnh hưởng đến cả anh X.
- Trường hợp 3: Nói với anh T rằng việc làm của anh T khiến cho nhân viên tị nạnh nhau, thay vì tăng mức lương, thưởng và phúc lợi cho 1 số cán bộ, nhân viên thì sẽ tổ chức một bữa liên hoan nho nhỏ.
- Trường hợp 4: Khuyên bạn E rằng có rất nhiều người chết vì đói trên thế giới này. Thay vì nấu ăn nhiều sử dụng không hết, hãy tiết chế lại, nấu vừa đủ ăn.
- Trường hợp 5: Nói với bạn thân M rằng việc làm của M rát tốt, nên học tập theo M, và việc mua đồ nhanh có hại cho sức khỏe.
Câu 13 trang 8 SBT Kinh tế pháp luật 10: Là công dân - học sinh, em hãy cho biết trách nhiệm của bản thân khi tham gia vào mỗi hoạt động kinh tế.
Lời giải:
- Trách nhiệm của học sinh:
+ Có nhận thức đúng đắn về hành vi sản xuất sai trái, không đúng với thuần phong mĩ tục...
+ Tham gia tuyên thuyền và nâng cao nhận thức về kinh tế.
+ ...
Câu 14 trang 9 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy liệt kê các biện pháp thể hiện trách nhiệm của công dân - học sinh khi tham gia vào hoạt động tiêu dùng xanh.
Lời giải:
- Trách nhiệm của học sinh:
+ Không sử dụng túi nilon, đồ nhựa (ống hút, túi, cốc, vỏ chai,...).
+ Tái chế quần áo cũ.
+ Sử dụng năng lượng mặt trời thay vì năng lượng điện.
+ ...
Câu 15 trang 9 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy nêu một vài biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh tế và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
- Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, hạ tầng giao thông, hạ tầng y tế, giáo dục, hạ tầng đô thị nhằm nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Chú trọng đến giáo dục đào tạo, coi giáo dục đào tạo và phát triển khoa học công nghệ là quốc sách để Việt Nam tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Hoàn thiện thể chế theo hướng tạo môi trường minh bạch hơn, cạnh tranh hơn, thông thoáng hơn để huy động các nguồn lực cho đầu tư cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển.