Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập KTPL lớp 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Kinh tế pháp luật 10 Bài 12 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 1 trang 78 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết đâu là cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lời giải:
- Cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tổ chức bộ máy cấp địa phương.
Bài tập 2 trang 78 SBT Kinh tế pháp luật 10: Bộ máy nhà nước ta có đặc điểm nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
B. Quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công nhân.
C. Quyền lực nhà nước thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
D. Quyền lực nhà nước thuộc về Quốc hội.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Bài tập 3 trang 79 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ này nhà nước
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước.
B. Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước.
C. Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Bài tập 4 trang 79 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chức năng nào dưới đây là của Quốc hội hay Chính phủ?
Lời giải:
Nhiệm vụ |
Quốc hội |
Chính phủ |
A. Thực hiện quyền lập hiến, lập pháp. |
X |
|
B. Bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. |
X |
|
C. Thống nhất quản lí kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. |
X |
|
D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. |
X |
|
E. Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp, pháp luật. |
X |
|
G. Bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của nhân dân. |
X |
|
H. Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. |
X |
|
I. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. |
X |
Bài tập 5 trang 79 SBT Kinh tế pháp luật 10: Toà án nhân dân là cơ quan nào dưới đây trong bộ máy nhà nước?
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Cơ quan tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Cơ quan điều tra tội phạm để đưa ra xét xử.
D. Cơ quan đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Bài tập 6 trang 80 SBT Kinh tế pháp luật 10: Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan nào dưới đây trong bộ máy nhà nước.
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Cơ quan tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Cơ quan quản lí các hoạt động tư pháp.
C. Cơ quan thực hành quyền công tố.
D. Cơ quan giám sát các hoạt động tư pháp.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Bài tập 7 trang 80 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Quốc hội quyết định đại xá, quyết định trưng cầu ý dân.
b) Những nhiệm vụ này cho thấy Chính phủ là cơ quan nào trong bộ máy nhà nước.
Lời giải:
Yêu cầu a) Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
Yêu cầu b) Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
Bài tập 8 trang 81 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
Thông tin trên thể hiện chức năng nào của Toà án nhân dân?
Lời giải:
- Tòa án thể hiện chức năng nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Bài tập 9 trang 82 SBT Kinh tế pháp luật 10: Từ mâu thuẫn giữa các cá nhân, hai nhóm thanh niên ở xã N cãi cọ nhau rồi xông vào đánh nhau bằng gậy gộc. Kết quả: Ba thanh niên của hai nhóm bị thương nặng, phải điều trị ở bệnh viện, với tổn hại sức khoẻ từ 14% đến 22%.
Theo em, việc xét xử của Toà án nhân dân huyện P là đúng hay sai? Giải thích vì sao?
Lời giải:
- Việc xét xử toà án nhân dân huyện P là đúng vì hành vi đánh nhau làm tổn hại đến sức khoẻ từ 14% đến 22%.
Bài tập 10 trang 82 SBT Kinh tế pháp luật 10: Một nhóm học sinh lớp 10 trao đổi với nhau về chức năng của Quốc hội và Chính phủ.
Em đồng ý với ý kiến của nhóm nào về chức năng quản lí nền kinh tế đất nước? Vì sao?
Lời giải:
- Em đồng ý với ý kiến của nhóm thứ hai vì chức năng của Chính phủ là quản lí kinh tế nhà nước còn Quốc hội không có quyền hạn này.
Bài tập 11 trang 82 SBT Kinh tế pháp luật 10: Sơn và Mai cùng trao đổi về chức năng của Quốc hội và Chủ tịch nước.
Em có thể nói gì qua cuộc trao đổi của Sơn và Mai?
Lời giải:
- Quốc hội và Chủ tịch nước có các chức năng khác nhau.
+ Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp
+ Chủ tịch nước công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh đế toàn thể nhân dân.
Bài tập 12 trang 83 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân theo bảng dưới đây:
Lời giải:
Trả lời:
|
Tòa án nhân dân |
Viện kiểm sát nhân dân |
Chức năng |
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. |
Thực hành quyền công tố là hoạt động của viện kiểm sát nhãn dân trong tố tụng hình sự đế thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đổi với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tổ giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quả trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. |
Cơ cấu tổ chức |
- Tòa án nhân dân tối cao. - Tòa án nhân dân cấp cao. - Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. - Tòa án quân sự. |
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Các Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. - Các Viện kiểm sát quân sự (Điều 30 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân). |
Bài tập 13 trang 83 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết giữa Chủ tịch nước và Chính phủ có điểm gì giống nhau và khác nhau trong việc thực hiện chức năng đối ngoại.
Lời giải:
- Giống nhau: Người đứng đầu chính phủ, bộ ngoại giao và người đứng đầu bộ ngoại giao.
- Khác nhau:
+ Chủ tịch nước: có quyền cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhân đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước ngoài.
+ Chính phủ: Người đứng đầu chính phủ là đại diện có thẩm quyền của nhà nước trong quan hệ đối ngoại. Trong quan hệ với nứớc ngoài, người đứng đầu chính phủ không cần thư ủy nhiêm, được hưởng đầy đủ quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.
Bài tập 14 trang 83 SBT Kinh tế pháp luật 10: Là học sinh trung học phổ thông, em có thể làm gì trước các hành vi xuyên tạc về hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Lời giải:
- Chăm chỉ, tự giác học tập để nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản.
- Trong bất kì thời đại hòa bình hay chiến tranh thì thế hệ học sinh chúng ta luôn phải xây dựng, ý thức củng cố, vững mạnh hơn nữa về Đoàn kết dân tộc, về kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền, nền độc lập, không chịu làm nô lệ. Học sinh phải kiên quyết bảo vệ Tổ quốc.
- Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, Cảnh giác trước âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước, đồng thời Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.