Câu d) Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng nhà nước?
A. Chủ thể cung ứng vấn đề cấp tín dụng là Nhà nước.
B. Cho vay với lãi suất ưu đãi.
C. Người được cấp vốn tín dụng nhà nước không phải hoàn trả.
D. Theo kế hoạch, chủ trương của Nhà nước để thực hiện mục tiêu, định hướng của Nhà nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Câu c) Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng tiêu dùng?
A. Người vay là cá nhân, hộ gia đình.
B. Bao gồm cả tiêu dùng của doanh nghiệp.
C. Mục đích vay để tiêu dùng.
D. Số tiền được vay thường không lớn.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Câu b) Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng thương mại?
A. Đối tượng cho vay là hàng hoá.
B. Chủ thể đi vay là doanh nghiệp.
C. Thanh toán khoản vay cũng bằng hàng hoá.
D. Chủ thể cho vay là doanh nghiệp.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 5 trang 29 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong những tình huống dưới đây:
- Tình huống a. Ông K được vay ưu đãi tín dụng ngân hàng để đóng tàu đánh cá. Đến hạn phải trả nợ, ngân hàng cho phép ông được giãn nợ thêm 6 tháng do xét đến ảnh hưởng bởi cơn bão số 5 với các ngư dân. Tuy vậy, ông K lại hi vọng ngân hàng sẽ tiếp tục ưu tiên hoãn nợ và giảm lãi suất cho ông.
- Tình huống b. Đến hạn trả nợ ngân hàng, bà B định sẽ đến trả hết khoản tiền vay nhưng xin hoãn nộp tiền lãi vì chưa có đủ tiền.
- Tình huống c. Mặc dù phải vay tiền hỗ trợ cho học sinh, sinh viên từ Ngân hàng Chính sách xã hội để được đi học đại học nhưng D không tập trung học hành và cho rằng sau này Nhà nước sẽ ưu đãi xoá nợ cho các hộ nghèo như gia đình mình.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống
Bài tập 4 trang 28 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các nhân vật trong những tình huống dưới đây có hành vi đúng hay sai. Vì sao?
a. Mặc dù thuộc diện được vay ưu đãi ở Ngân hàng Chính sách xã hội nhưng bà M vẫn làm đơn đề nghị Ngân hàng giảm lãi suất cho vay đối với gia đình mình.
b. Bà X khuyên các con cố gắng chi tiêu trong khoản tiền mình có, không nên vay mượn tiền của bất cứ ai.
c. Mỗi khi cần tiền, G lại mang xe máy, thẻ sinh viên ra tiệm dịch vụ tài chính, cầm đồ cho sinh viên để vay tiền.
d. Ngân hàng luôn có biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống
Bài tập 3 trang 28 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các nhân vật trong những tình huống dưới đây nhận thức về vai trò và đặc điểm của tín dụng đúng hay sai. Vì sao?
a. Được tư vấn vay vốn ngân hàng để phát triển chăn nuôi nhưng bác M đắn đo vì ngại phải lo nhiều thủ tục và nếu việc chăn nuôi không thuận lợi sẽ không có đủ tiền để trả nợ.
b. I đã tư vấn cho bạn đến vay tiền ở một quỹ tín dụng đen mình quen biết Vì cho rằng đó là nơi vay tiền nhanh chóng, thủ tục vay đơn giản nhất, không phức tạp như vậy ở ngân hàng.
c. Bà Q vay ngân hàng 50 triệu đồng để đầu tư sản xuất. Do tình hình kinh doanh gặp khó khăn nên khi đến hạn phải trả nợ, bà đã đến ngân hàng, đề nghị gia hạn thêm 6 tháng nữa.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống
Bài tập 2 trang 27 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Tín dụng là hoạt động người cho vay giao quyền sở hữu nguồn vốn cho người vay trong một thời gian nhất định.
b. Khi tham gia hoạt động tín dụng, người vay phải trả đủ tiền gốc, còn lại thì trả thế nào cũng được.
c. Trong quan hệ tín dụng, bên cho vay có thể dựa vào khả năng kinh doanh tài giỏi của người vay tiền để tin tưởng, đưa ra quyết định cho vay.
d. Không nên mang tiền cho vay vì dễ gặp rủi ro.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống
Câu c) Ý nào dưới đây không phải là vai trò của tín dụng?
A. Tăng vòng quay của vốn, tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông.
B. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
C. Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội của Nhà nước.
D. Hạn chế bớt tiêu dùng.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống
Câu b) Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng?
A. Nhượng quyền sử dụng một lượng tiền nhàn rỗi cho người khác sử dụng trong một thời hạn nhất định.
B. Mức lãi suất cho vay được thoả thuận giữa người cho vay và người vay.
C. Dựa trên sự tin tưởng.
D. Khi đến hạn người vay trả đủ tiền lãi sẽ được kéo dài thêm thời hạn cho vay.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống
Câu a) Ý nào dưới đây thể hiện bản chất của quan hệ tín dụng?
A. Là quan hệ vay mượn có lãi hoặc không có lãi.
B. Nhưởng quyền sở hữu một lượng tiền cho người khác.
C. Quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người vay trong một thời gian nhất định có hoàn trả cả vốn lẫn lãi.
D. Cho người khác sử dụng một lượng tiền nhàn rỗi để được hưởng tiền lãi.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống
Bài tập 5 trang 25 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống dưới đây:
a. Gia đình B có nghề bán tạp hoá đã hơn chục năm nay. Gần đây, bố mẹ B đầu tư, phát triển thành chuỗi 4 cửa hàng hoạt động dưới dạng siêu thị mini, kinh doanh hàng trăm mặt hàng, thuê thêm 17 nhân công, doanh thu hàng chục tỉ đồng mỗi năm. Có người khuyên nên đăng kí thành lập doanh nghiệp nhưng mẹ B vẫn đắn đo suy tính không thực hiện. Nếu là B, em sẽ thuyết phục me như thế nào?
b. Doanh nghiệp N là công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên. Sau một thời gian hoạt động, hiện tại số lượng thành viên tham gia công ty là 60 nhưng vẫn tiếp tục duy trì mô hình này. Nếu là một thành viên của công ty, em sẽ có ý kiến như thế nào?
c. M được góp vốn cho Công ty hợp danh X do bố là một thành viên. Thấy Công ty đang được nhiều khách hàng biết đến, M muốn nhân danh Công ty để tổ chức kinh doanh bán hàng. Nếu là thành viên Công ty, em sẽ có ý kiến với M như thế nào?
d. Ông H là Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với số Vốn điều lệ là 3 tỉ đồng. Do cần vốn hoạt động, ông được người bạn góp thêm 1 tỉ đồng vốn điều lệ cùng tham gia kinh doanh nhưng vẫn muốn giữ nguyên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Nếu là người bạn của ông H, em sẽ Có ý kiến với ông như thế nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 4 trang 25 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy giải đáp các thắc mắc dưới đây:
Anh A (là chủ doanh nghiệp tư nhân AK) có Số tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất, 1 xe ô tô 4 chỗ, 1 xe tải, 20 000 cổ phiếu của một công ty cổ phần.
1/ Tất cả những tài sản này có phải là của doanh nghiệp AK không? Vì sao?
2/ Trong trường hợp trên, nếu anh A đăng kí thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với vốn đăng kí bằng tài sản là quyền sử dụng đất, quyền Sở hữu nhà ở gắn liền với đất thì các tài sản của anh A có phải là của Công ty AK không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 3 trang 25 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật trong những trường hợp dưới đây:
a. Anh C bắt đầu khởi nghiệp với mô hình kinh doanh trực tuyến nhưng vẫn muốn thành lập công ty cổ phần để huy động được vốn của nhiều người.
b. Nhiều hộ trong xã đều tham gia hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ nhưng bà Y không tham gia vì ngại phải tuân thủ theo những yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm.
c. Bác M chỉ duy trì mô hình hộ kinh doanh để quản lí được việc kinh doanh và tiền vốn của mình.
d. Anh V không chấp nhận lời đề nghị thành lập công ty hợp danh để phát triển thương hiệu do bố anh đã dày công xây dựng Vì muốn tự mình khởi nghiệp.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 2 trang 24 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Sản xuất kinh doanh góp phần làm giảm tệ nạn xã hội.
b. Kinh doanh phát triển làm hạn chế các nghề truyền thống ở địa phương.
c. Kinh doanh trực tuyến không đòi hỏi phải đầu tư nhiều nhà xưởng và trí tuệ.
d. Sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Câu c) Hộ kinh doanh cần thoả mãn điều kiện nào dưới đây?
A. Là hô có đăng ký kinh doanh tại một địa điểm nhất định.
B. Không có con dấu, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong các quan hệ dân sự.
C. sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động.
D. Tất cả các phương án trên.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Câu b) Trong nền sản xuất xã hội, doanh nghiệp là một đơn vị
A. sản xuất của cải vật chất.
B. phân phối của cải vật chất.
C. phân phối và sản xuất của cải vật chất.
D. tạo điều kiện để con người được lao động.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Câu a) Mục đích hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là
A. kinh doanh.
B. thực hiện các hoạt động công ích.
C. mua bán hàng hoá.
D. duy trì việc làm cho người lao động.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 5 trang 23 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong những trường hợp dưới đây:
a. Chị A nhờ chị B đứng tên một số khoản thu nhập, hứa sẽ chia sẻ cho chị một phần tự số tiền mà theo quy định của pháp luật thì chị Aphải nộp thuế thu nhập cá nhân. Em sẽ khuyên chị B như thế nào?
b. Anh Q khuyên chị M mua một số hàng mĩ phẩm xách tay để tránh thuế nhập khẩu. Em sẽ khuyên chị M như thế nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 6: Thuế
Bài tập 4 trang 23 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Thông tin. Ở Ô-xtrây-li-a, việc đóng thuế đã trở thành một nếp sống. Tiền lương và các khoản thu nhập đều được trả qua tài khoản. Việc mua sắm các loại hàng hoá, dịch vụ đều phải dùng thẻ nên các cửa hàng đều có máy quẹt thẻ. Điều này tạo điều kiện cho việc tính thuế trở nên thuận lợi và minh bạch hơn. Thu nhập nhiêu thì phải nộp thuế nhiều, thu nhập ít thì nộp thuế ít.
Em có suy nghĩ gì về việc nộp thuế và thu thuế của quốc gia Ô-xtrây-li-a?
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 6: Thuế
Bài tập 3 trang 22 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em có nhận xét gì về các việc làm dưới đây?
a. Giám đốc N yêu cầu kế toán trưởng thay đổi số liệu thu chi của doanh nghiệp để giảm thuê.
b. Để giảm thuế thu nhập cá nhân, anh X đã nhờ người khác đứng tên một số khoản thu nhập.
c. Công ty A đã chia nhỏ các khoản tiền chi trả thu nhập và giải thích rằng, đó là một việc làm có lợi cho người lao động vì giúp họ giảm tiền thuế thu nhập cá nhân.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 6: Thuế
Bài tập 2 trang 22 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Chủ thể chịu thuế là những cá nhân, tổ chức phải trực tiếp nộp thuế cho Nhà nước.
b. Thuế thu nhập cá nhân là công cụ điều tiết thị trường, hướng dẫn tiêu dùng tích cực.
c. Những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ không phải nộp thuế.
d. Người tiêu dùng phải nộp thuế giá trị gia tăng cho Nhà nước.
e. Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với một số hàng hoá đặc biệt, xa xỉ nhằm điều chỉnh cung cầu hàng hoá đó trên thị trường.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 6: Thuế
Câu d) Thuế gián thu là gì?
A. Thuế thu được từ người có thu nhập cao.
B. Thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ.
C. Thuế đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
D. Thuế thu được từ khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 6: Thuế
Câu c) Thuế trực thu là gì?
A. Thuế tính trên giá trị của hàng hoá trên thị trường.
B. Thuế gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ.
C. Thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế.
D. Thuế điều tiết trực tiếp vào giá cả của hàng hoá trên thị trường.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 6: Thuế
Câu b) Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thuế?
A. Thuế là công cụ để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả.
B. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
C. Thuế là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường.
D. Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 6: Thuế
Câu a) Thuế là gì?
A. Thuế là một khoản tiền mà các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh tự nguyện nộp cho Nhà nước.
B. Thuế là một khoản tiền mà các cơ sở sản xuất kinh doanh thu lãi từ người mua hàng. C. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
D. Thuế là một khoản tiền mà người dân phải trả khi sử dụng các dịch vụ công cộng theo quy định của các luật thuế.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 6: Thuế
Bài tập 5 trang 20 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy giải đáp thắc mắc giúp các bạn trong những tình huống dưới đây:
a. Q băn khoăn: “Đất đai, nhà cửa là do ông bà để lại mà hằng năm gia đình mình đều phải nộp thuế sử dụng đất. Qua cầu phà, đường cao tốc thì phải nộp phí. Kinh doanh thì phải nộp thuế. Vậy gia đình mình có được hưởng lợi gì từ ngân sách nhà nước không?”.
b. Người dân quê H xôn xao về vụ kiện cán bộ tham nhũng khi làm đường liên xã. H băn khoăn: “Tham nhũng hay không tham nhũng thì có liên quan gì đến mình đâu mà phải kiện tụng nhỉ?'.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 5: Ngân sách nhà nước
Bài tập 4 trang 20 SBT Kinh tế pháp luật 10: Căn cứ vào Điều 34 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, em hãy cho biết chủ thể nào đúng, chủ thể nào sai trong các trường hợp dưới đây. Vì sao?
a. Sau Tết âm lịch, cơ quan X hỗ trợ cho cán bộ nhân viên đi lễ chùa bằng xe công.
b. Các cơ quan quận Y phát động phong trào tiết kiệm điện, nước, tài sản công. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận nêu gương bằng việc đi làm bằng xe buýt.
c. Cụ M (85 tuổi ) từ chối không nhận tiền hỗ trợ người cao tuổi. Cụ nói rằng mình vẫn có tiền tiết kiệm và tự phục vụ được nên xin nhường suất hỗ trợ đó cho người khó khăn hơn.
d. Lãnh đạo xã cảnh cáo anh M vì anh phản ánh vấn đề tham nhũng của cán bộ xã với phóng viên báo chí.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 5: Ngân sách nhà nước
Bài tập 3 trang 19 SBT Kinh tế pháp luật 10: Vai trò của ngân sách nhà nước thể hiện như thế nào trong những trường hợp dưới đây?
a. Chính phủ họp bàn xây dựng lộ trình tăng lương cho cán bộ công chức, viên chức.
b. Chính phủ và các địa phương ưu tiên bố trí ngân sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn.
c. Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng mua nhà ở xã hội được vay tiền với lãi suất ưu đãi.
d. Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm lãi suất điều hành để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 5: Ngân sách nhà nước
Bài tập 2 trang 19 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết ý kiến nào dưới đây là đúng hoặc không đúng. Vì sao?
a. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong một năm.
b. Nguồn thu của ngân sách nhà nước là các khoản thu của mỗi người dân trong một quốc gia.
c. Nguồn chi bảo đảm sự hoạt động của bộ máy nhà nước là nguồn chi từ ngân sách nhà nước.
d. Ngân sách nhà nước do Nhà nước sở hữu nên người dân không cần phải kiểm tra, giám sát việc Nhà nước sử dụng ngân sách như thế nào.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 5: Ngân sách nhà nước
Câu c) Khẳng định nào dưới đây không đúng về vai trò của ngân sách nhà nước?
A. Ngân sách nhà nước cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
B. Ngân sách nhà nước là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát.
C. Ngân sách nhà nước điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội.
D. Ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của mọi người dân trong xã hội.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 5: Ngân sách nhà nước
Câu b) Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của ngân sách nhà nước?
A. Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước phải theo Luật Ngân sách nhà nước.
B. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước.
C. Nhà nước sẽ hoàn trả trực tiếp cho người dân những khoản mà họ đã đóng góp vào ngân sách nhà nước.
D. Ngân sách nhà nước hướng tới mục tiêu giải quyết các quan hệ lợi ích chung trong xã hội.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 5: Ngân sách nhà nước
Câu a) Quan điểm nào dưới đây đúng về ngân sách nhà nước?
A. Ngân sách nhà nước là toàn bộ vốn của người dân trong một quốc gia.
B. Ngân sách nhà nước là toàn bộ tài sản của các doanh nghiệp để chi dùng cho các mục đích đã có trong kế hoạch.
C. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
D. Ngân sách nhà nước là quỹ dự trữ tài chính của một quốc gia để dự phòng thiên tai, dịch bệnh.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 5: Ngân sách nhà nước
Bài tập 5 trang 16 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống dưới đây:
- Tình huống a. Thấy K đeo ba lô to và nặng tới lớp, các bạn xúm vào hỏi: “Có gì trong ba lô mà nặng thế hả K?'. K kéo khoá, bỏ từng món đồ ra khoe: “Các cậu thấy đẹp không? Tớ phát hiện ra rất nhiều bạn trong trường có nhu cầu mua đồ dùng học tập. Vì vậy, tớ sẽ kinh doanh mặt hàng này. Một bạn thắc mắc: “Học sinh sao lại kinh doanh?'. Sau khi hỏi K giá các loại đồ dùng học tập, các bạn đều nhận thấy K luôn bán với giá cao hơn so với giá ở các cửa hàng bán đồ dùng học tập.
1/ Theo em, K có nên kinh doanh khi còn đang đi học?
2/ Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ nói gì với K về việc làm của bạn?
- Tình huống b. Em đặt mua hàng qua mạng. Khi nhận hàng, em thấy chất lượng và mẫu mã của hàng thực tế không đúng như quảng cáo. Em sẽ làm gì trong trường hợp đó?
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 4: Cơ chế thị trường
Bài tập 4 trang 16 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em có nhận xét gì về hành vi của các chủ thể kinh tế dưới đây?
a. Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ hải sản ở Hà Nội, ông Y đã mở cửa hàng thu mua hải sản, mang về bán ở các chợ đầu mối.
b. Để thu được nhiều lợi nhuận, siêu thị X đã nhập một số hàng hoá không rõ nguồn gốc rồi dán nhãn mác giả vào.
c. Khi giá thịt gia cầm tăng quá cao, người tiêu dùng đã giảm nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm, lựa chọn các loại thực phẩm khác có giá rẻ hơn.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 4: Cơ chế thị trường
Bài tập 3 trang 16 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Trong cơ chế thị trường, người sản xuất hoàn toàn tự do lựa chọn mặt hàng kinh doanh không cần quan tâm đến các yếu tố khác.
b. Tham gia thị trường thì phải chấp nhận nguy cơ rủi ro.
c. Trong cơ chế thị trường, nếu không thích thì không cần cạnh tranh với ai.
d. Giá cả thị trường là yếu tố dẫn dắt hoạt động của các chủ thể kinh tế trên thị trường.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 4: Cơ chế thị trường
Bài tập 2 trang 15 SBT Kinh tế pháp luật 10: Ý kiến nào dưới đây đúng hặc không đúng? Giải thích vì sao.
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Ý kiến |
Đúng |
Không đúng |
Giải thích |
a. Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các chủ thể sản xuất khi tham gia vào thị trường. |
|
|
|
b. Các quy luật kinh tế điều khiển các chủ thể kinh tế khi tham gia vào thị trường. |
|
|
|
c. Nhà nước hoàn toàn không can thiệp vào cơ chế thị trường. |
|
|
|
d. Trong chủ nghĩa xã hội không có cơ chế thị trường. |
|
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 4: Cơ chế thị trường
Câu c) Phương án nào không đúng về chức năng của giá cả thị trường?
A. Là căn cứ để người sản xuất kinh doanh thu hẹp hay mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hàng hoá.
B. Là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
C. Là căn cứ để người tiêu dùng điều tiết tăng hay giảm nhu cầu tiêu dùng.
D. Là công cụ quan trọng đế Nhà nước thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 4: Cơ chế thị trường