Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 5: Ngân sách nhà nước
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập KTPL lớp 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Kinh tế pháp luật 10 Bài 5 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước
Bài tập 1 trang 18 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn
Câu a) Quan điểm nào dưới đây đúng về ngân sách nhà nước?
A. Ngân sách nhà nước là toàn bộ vốn của người dân trong một quốc gia.
D. Ngân sách nhà nước là quỹ dự trữ tài chính của một quốc gia để dự phòng thiên tai, dịch bệnh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu b) Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của ngân sách nhà nước?
A. Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước phải theo Luật Ngân sách nhà nước.
D. Ngân sách nhà nước hướng tới mục tiêu giải quyết các quan hệ lợi ích chung trong xã hội.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu c) Khẳng định nào dưới đây không đúng về vai trò của ngân sách nhà nước?
A. Ngân sách nhà nước cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
B. Ngân sách nhà nước là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát.
C. Ngân sách nhà nước điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội.
D. Ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của mọi người dân trong xã hội.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Bài tập 2 trang 19 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết ý kiến nào dưới đây là đúng hoặc không đúng. Vì sao?
a. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong một năm.
b. Nguồn thu của ngân sách nhà nước là các khoản thu của mỗi người dân trong một quốc gia.
c. Nguồn chi bảo đảm sự hoạt động của bộ máy nhà nước là nguồn chi từ ngân sách nhà nước.
Lời giải:
- Ý kiến a. Đúng. Mặc dù định nghĩa về ngân sách nhà nước viết là “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định”; tuy nhiên, trên thực tế, ngân sách nhà nước thường được tính trong một năm.
- Ý kiến b. Không đúng. Có những khoản thu của người dân không phải nộp vào ngân sách nhà nước; mặt khác, ngân sách nhà nước còn có những khoản thu khác ngoài những khoản thu của người dân.
- Ý kiến c. Đúng. Đây là vai trò thứ nhất của ngân sách nhà nước.
- Ý kiến d. Không đúng. Ngân sách nhà nước do nhân dân đóng góp nên nhân dân được quyền và có nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc nhà nước sử dụng ngân sách như thế nào.
Bài tập 3 trang 19 SBT Kinh tế pháp luật 10: Vai trò của ngân sách nhà nước thể hiện như thế nào trong những trường hợp dưới đây?
a. Chính phủ họp bàn xây dựng lộ trình tăng lương cho cán bộ công chức, viên chức.
b. Chính phủ và các địa phương ưu tiên bố trí ngân sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Lời giải:
- Trường hợp a. Vai trò: Cung cấp tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Trường hợp b. Vai trò: Định hướng phát triển sản xuất.
- Trường hợp c. Vai trò: Điều tiết thu nhập.
- Trường hợp d. Vai trò: Điều tiết thu nhập.
Bài tập 4 trang 20 SBT Kinh tế pháp luật 10: Căn cứ vào Điều 34 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, em hãy cho biết chủ thể nào đúng, chủ thể nào sai trong các trường hợp dưới đây. Vì sao?
a. Sau Tết âm lịch, cơ quan X hỗ trợ cho cán bộ nhân viên đi lễ chùa bằng xe công.
Lời giải:
- Trường hợp a. Nhận xét: cơ quan A sai, vì sử dụng ngân sách nhà nước không đúng mục đích.
- Trường hợp b. Nhận xét: quận Y và Chủ tịch UBND quận đúng, vì góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước.
- Trường hợp c. Nhận xét: cụ M đúng, vì góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước, nêu gương cho xã hội.
- Trường hợp d. Nhận xét: Lãnh đạo xã sai, vì tham nhũng ngân sách và vi phạm quyền dân chủ của người dân. Anh M đúng, vì đã thực hiện tốt quyền của người dân - tham gia giám sát cộng đồng đối với ngân sách nhà nước.
Bài tập 5 trang 20 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy giải đáp thắc mắc giúp các bạn trong những tình huống dưới đây:
Lời giải:
- Tình huống a. Giải đáp thắc mắc của bạn Q: ngân sách nhà nước được sử dụng nhằm mục tiêu giải quyết các quan hệ lợi ích chung của toàn xã hội. Ví dụ: xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội (người già neo đơn, người tàn tật…)….
- Tình huống b. Giải đáp thắc mắc của bạn H: chi phí xây dựng đường liên xã (ở xã H) được lấy từ ngân sách nhà nước; do đó, việc người dân trong thôn kiện cán bộ tham nhũng đã thể hiện: sự quan tâm tới vấn đề thu - chi ngân sách nhà nước, có ý thức bảo vệ quyền lợi của mình.