Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập KTPL lớp 10 Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Kinh tế pháp luật 10 Bài 11 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật
Bài tập 1 trang 35 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn
A. nghị định do các cấp ban hành và thực hiện.
B. những điều luật cụ thể trong đời sống.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu b) Pháp luật có đặc điểm gì?
B. Thay đổi theo sự phát triển kinh tế.
C. Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Chịu sự tác động của dư luận xã hội.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
A. Tính nghiêm minh của pháp luật.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính giáo dục của pháp luật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Bài tập 2 trang 36 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết nội dung nào sau đây là quy định pháp luật. Vì sao?
Lời giải:
- Nội dung a. Là quy định pháp luật vì Bộ luật Lao động do Nhà nước ban hành, điều chỉnh quan hệ lao động. Bất kì ai tham gia vào quan hệ lao động đều phải thực hiện. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Nội dung b. Không phải là quy định pháp luật vì quy định này chỉ áp dụng đối với đoàn viên trong tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Nội dung c. Không phải là quy định pháp luật vì đây là nội quy của Công ty Y và chỉ áp dụng với các thành viên trong Công ty Y.
- Nội dung d. Không phải là quy định pháp luật vì đây chỉ là quy định trích từ Quy chế tố chức Đại hội cổ đông thường niên của Công ty cổ phần X và chỉ áp dụng đối Với các cổ đông trong thời gian đại hội cổ đông.
Bài tập 3 trang 36 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy nêu ví dụ về các đặc điểm của pháp luật.
Lời giải:
Đặc điểm |
Ví dụ |
Tính quy phạm phổ biến |
- Luật giao thông đường bộ được áp dụng đối với tất cả công dân đang sinh sống trên lãnh thổ nước Việt Nam, đối với tất cả mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới tính, tôn giáo, dân tộc,…. và được áp dụng nhiều lần. |
Tính quyền lực, bắt luộc chung |
- Luật an toàn giao thông đường bộ được Nhà nước ban hành và đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực nhà nước (đại diện là Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, …..). Những người vi phạm Luật giao thông đường bộ đều phải chịu phạt theo điều luật đã quy định. |
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức |
- Luật an toàn giao thông có văn bản chứa quy phạm pháp luật. Trong đó sẽ ghi rõ những trường hợp cũng như hình phạt cho những lỗi vi phạm, như: điều 60 quy định về độ tuổi của người điều khiển xe máy: + Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 + Người đủ 18 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên. |
Bài tập 4 trang 37 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xác định vai trò của pháp luật trong các trường hợp dưới đây:
Lời giải:
- Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội: trường hợp a;
- Pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân: trường hợp b; trường hợp d; trường hợp e;
- Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình: trường hợp c.
Bài tập 5 trang 38 SBT Kinh tế pháp luật 10: Bày tỏ ý kiến:
Em đồng tình với ý kiến của T không? Vì sao?
Em đồng tình với ý kiến của M không? Vì sao?
Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
Lời giải:
- Trường hợp a. Em không đồng ý với ý kiến của T. Vì, pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội:
+ Pháp luật điều chỉnh, định hướng các quan hệ xã hội theo khuôn mẫu chung thống nhất, tạo nên trật tự xã hội ổn định, đảm bảo sự phát triển bển vững của xã hội.
+ Pháp luật là phương tiện để Nhà nước kiểm tra, kiểm soát hoạt động của cá nhân, tổ chức, trong phạm vi lãnh thổ của mình.
+ Pháp luật tạo cơ sở pháp lí để Nhà nước phát huy quyền lực, sức mạnh trong quản lí nhà nước nhằm đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.
- Trường hợp b. Em không đồng ý với ý kiến của M, vì: pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình
+ Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
+ Tạo cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.
+ Tạo cơ sở pháp lí để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại va xử lí các hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
- Trường hợp c. Em đồng ý với ý kiến của N (lấy trộm tiền của người khác vừa là hành vi vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức), vì:
+ Lấy trộm tiền là hành vi trái với các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành.
+ Hành vi lấy trộm tiền là một thói hư, tật xấu vi phạm quy tắc ứng xử chung của cộng đồng, đây cũng là hành vi đáng bị lên án và bài trừ.
Bài tập 6 trang 38 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lí tình các huống sau:
1/ Theo em, lí do phản đối của các cô, chú trong họ nhà anh H có đúng không? Vì sao?
2/ Anh H và chị Y nên làm gì để thuyết phục được các cô, chú trong họ?
3/ Em hãy nêu vai trò của pháp luật trong trường hợp này.
1/ Nếu là cô G, em có làm theo lời khuyên của bác H không? Vì sao?
2/ Em hãy nêu vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội đối với mỗi công dân.
Lời giải:
* Tình huống a)
- Yêu cầu số 1: Lí do phản đổi của các cô, chú trong họ nhà anh H là không đúng. Vì: căn cứ theo điểm d), khoản 2, Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia Đình (năm 2014): nhà nước chỉ nghiêm cấm việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời. Trường hợp của anh H và chị Y là có quan hệ họ hàng trong phạm vi 4 đời, do đó, anh H và chị Y vẫn có thể kết hôn.
- Yêu cầu số 2: Để thuyết phục các cô, chú trong họ, anh H và chị Y nên: gsiải thích cho cô, chú hiểu về quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Theo đó, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi cản trở người khác kết hôn (điểm b, khoản 2, điều 5) và cho phép kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng từ 4 đời trở lên (điểm d), khoản 2, điều 5).
- Yêu cầu số 3: Trong trường hợp này, pháp luật thể hiện vai trò: là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.
* Tình huống b)
- Nếu là cô G, em sẽ làm theo lời khuyên của bác H để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Vì: chú K đã có hành vi bạo lực gia đình trong nhiều năm, gây ra những tổn thương về tinh thần và thể chất cho cô G.
- Trong đời sống xã hội, đối với mỗi công dân, pháp luật là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.