Câu hỏi:
135 lượt xemBài tập 6 trang 38 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lí tình các huống sau:
- Tình huống a. Anh H và chị Y yêu nhau đã hơn một năm. Đến nay, cả hai đã có công việc ổn định và muốn kết hôn với nhau. Tuy nhiên, khi về ra mắt họ hàng nhà anh H. thì các cô, chú trong họ đến phản đối với lí do hai anh chị có quan hệ họ hàng trong phạm vi bốn đời.
1/ Theo em, lí do phản đối của các cô, chú trong họ nhà anh H có đúng không? Vì sao?
2/ Anh H và chị Y nên làm gì để thuyết phục được các cô, chú trong họ?
3/ Em hãy nêu vai trò của pháp luật trong trường hợp này.
- Tình huống b. Vợ chồng cô G, chú K đã sống với nhau được 12 năm. Tuy nhiên, chú K là người nóng tính, hay chửi bới, đánh vợ nhưng cô G vẫn nhẫn nhịn, chịu đựng. Do không đồng ý việc cô G mua cho con gái chiếc máy tính để học tập, chú K đã đẩy cô G bị ngã chảy máu đầu. Biết chuyện, bác hàng xóm đã khuyên cô G báo công an xã để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1/ Nếu là cô G, em có làm theo lời khuyên của bác H không? Vì sao?
2/ Em hãy nêu vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội đối với mỗi công dân.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
* Tình huống a)
- Yêu cầu số 1: Lí do phản đổi của các cô, chú trong họ nhà anh H là không đúng. Vì: căn cứ theo điểm d), khoản 2, Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia Đình (năm 2014): nhà nước chỉ nghiêm cấm việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời. Trường hợp của anh H và chị Y là có quan hệ họ hàng trong phạm vi 4 đời, do đó, anh H và chị Y vẫn có thể kết hôn.
- Yêu cầu số 2: Để thuyết phục các cô, chú trong họ, anh H và chị Y nên: gsiải thích cho cô, chú hiểu về quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Theo đó, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi cản trở người khác kết hôn (điểm b, khoản 2, điều 5) và cho phép kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng từ 4 đời trở lên (điểm d), khoản 2, điều 5).
- Yêu cầu số 3: Trong trường hợp này, pháp luật thể hiện vai trò: là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.
* Tình huống b)
- Nếu là cô G, em sẽ làm theo lời khuyên của bác H để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Vì: chú K đã có hành vi bạo lực gia đình trong nhiều năm, gây ra những tổn thương về tinh thần và thể chất cho cô G.
- Trong đời sống xã hội, đối với mỗi công dân, pháp luật là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.
Bài tập 3 trang 36 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy nêu ví dụ về các đặc điểm của pháp luật.
Đặc điểm |
Ví dụ |
Tính quy phạm phổ biến |
………………………………………………………….. ………………………………………………………….. |
Tính quyền lực, bắt luộc chung |
…………………………………………………………... …………………………………………………………... |
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức |
…………………………………………………………… …………………………………………………………… |