Câu hỏi:
66 lượt xemBài tập 2 trang 36 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết nội dung nào sau đây là quy định pháp luật. Vì sao?
a. Người lao động có các quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử,... (điểm a khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019).
b. Đoàn viên có nhiệm vụ: luôn luôn phấn đấu vì lí tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Khoản 1 Điều 2 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thông qua ngày 13 - 12 - 2017).
c. Khi giao dịch với khách hàng phải ân cần, niềm nở và lịch thiệp; thể hiện được tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong công việc để khách hàng yên tâm, hài lòng khi đến giao dịch tại công ty (Điều 3 Nội quy Công ty Y).
d. Điều kiện tham dự Đại hội Cổ đông: cá nhân, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức, cá nhân có tên trong danh sách cổ đông tại ngày chốt quyền tham dự Đại hội có quyền trực tiếp tham dự Đại hội hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho người khác dự họp theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật (Điều 3 Quy chế tổ chức Đại hội Cổ đông thường niên Công ty Cổ phần X).
Lời giải
Hướng dẫn giải:
- Nội dung a. Là quy định pháp luật vì Bộ luật Lao động do Nhà nước ban hành, điều chỉnh quan hệ lao động. Bất kì ai tham gia vào quan hệ lao động đều phải thực hiện. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Nội dung b. Không phải là quy định pháp luật vì quy định này chỉ áp dụng đối với đoàn viên trong tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Nội dung c. Không phải là quy định pháp luật vì đây là nội quy của Công ty Y và chỉ áp dụng với các thành viên trong Công ty Y.
- Nội dung d. Không phải là quy định pháp luật vì đây chỉ là quy định trích từ Quy chế tố chức Đại hội cổ đông thường niên của Công ty cổ phần X và chỉ áp dụng đối Với các cổ đông trong thời gian đại hội cổ đông.
Bài tập 3 trang 36 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy nêu ví dụ về các đặc điểm của pháp luật.
Đặc điểm |
Ví dụ |
Tính quy phạm phổ biến |
………………………………………………………….. ………………………………………………………….. |
Tính quyền lực, bắt luộc chung |
…………………………………………………………... …………………………………………………………... |
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức |
…………………………………………………………… …………………………………………………………… |