Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập KTPL lớp 10 Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Kinh tế pháp luật 10 Bài 20 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 1 trang 64 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn
Câu a) Cơ quan, tổ chức nào dưới đây không thuộc bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
A. Tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
B. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
A. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhân dân.
C. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Bài tập 2 trang 65 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?
Lời giải:
- Ý kiến a. Sai, vì chỉ có công dân Việt Nam, không bị giới hạn về năng lực xã hội (VÍ dụ: không bị giam giữ do vi phạm pháp luật và đủ 21 tuổi trở lên mới có quyền ứng cử vào bộ máy nhà nước.
- Ý kiến b. Đúng, vì tất cả cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam đều hoạt động Vì mục đích chung là lợi ích của nhân dân, hoạt động theo quy định của pháp luật. Vì vậy, nhân dân có quyền khiếu nại, tố cáo nếu không đồng tình với các quyết định của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
- Ý kiến c. Đúng, vì bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức phân cấp. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước được phân cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan cấp dưới phải thực hiện chủ trương, quyết định của cơ quan cấp trên.
- Ý kiến d. Sai, vì những vấn đề quan trọng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước được quyết định bởi tập thể, người lãnh đạo không được quyền tự ý quyết định.
Bài tập 3 trang 66 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi nào sau đây? Vì sao?
Lời giải:
- Trường hợp a. Đồng tình, vì hành vi của N là đúng. Chia sẻ, bày tỏ quan điểm ủng hộ các bài viết có nội dung mang tính thời sự của các cơ quan trong bộ máy nhà nước là việc làm giúp mọi người biết, ủng hộ và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước.
- Trường hợp b. Đồng tình, vì hành vi của D là đúng. Các tài liệu có nội dung tiêu cực về bộ máy nhà nước thường được các đối tượng phản động sử dụng để chống phá Nhà nước, đây là hành vi pháp luật nghiêm cấm. D từ chối in tài liệu là từ chối tiếp tay cho những hành vi xâu.
- Trường hợp c. Không đồng tình, vì hành vi của ông Alà sai, không làm tròn trách nhiệm của một cán bộ nhà nước. Việc ông A giữ im lặng, không góp ý khiến lãnh đạo cơ quan không nhận ra sai phạm trong quyết định của mình để thu hồi, thay đổi. Điều đó có thể gây nên những hậu quả xấu về nhiều mặt, làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan và lợi ích của nhân dân.
- Trường hợp d. Đồng tình, vì việc làm của chính quyền địa phương C là đúng. Việc xây dựng dự án cho trẻ em nên xuất phát từ lợi ích, mong muốn của trẻ em. Khi lấy ý kiến của học sinh vào hoạt động đó sẽ phát huy được quyền làm chủ của các em đối với những vấn đề quan trọng có liên quan đến bản thân.
Bài tập 4 trang 66 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống sau:
Nếu là H, em sẽ làm gì để giúp K?
Lời giải:
- Tình huống a. nếu là S, em sẽ: giải thích cho các bạn trong lớp hiểu: học sinh THPT cũng có quyền được đóng góp ý kiến về những vấn đề quan trọng của đất nước và của địa phương, đặc biệt là những vấn đề liên quan trực tiếp đến bản thân mình. Các ý kiến chúng ta đóng góp nếu phù hợp thì đều được ghi nhận và xem xét. Chính quyền tỉnh xây dựng trung tâm thể dục - thể thao là để phục vụ cho nhân dân, trong đó có đối tượng thanh thiếu niên. Do đó, khi tham gia đóng góp ý kiến thì chúng ta sẽ được trực tiếp nói lên nguyện vọng của mình; nếu ý kiến, nguyện vọng của bạn học sinh nào hợp lí thì có thể được áp dụng trong quá trình xây dựng trung tâm.
- Tình huống b. Nếu là H, em sẽ chia sẻ để K hiểu về những nội dung sau:
+ Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
+ Vị trí, chức năng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam
+ Âm mưu và một số thủ đoạn của các đối tượng xấu khi lan truyền những thông tin sai sự thật về bộ máy nhà nước.
Bài tập 5 trang 67 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để góp phần bảo vệ và xây dựng bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh.
Lời giải:
- Những việc nên làm:
+ Tích cực học tập tốt, trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng
+ Sáng tạo, tìm tòi trong học tập cũng như trong cuộc sống
+ Tích cực tham gia những cuộc thi về sang táo, chế tạo đẻ học hỏi kinh nghiệm
+ Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào đóng góp ý kiến ở trường học và địa phương về những vấn đề được phép tham gia
+ Phê phán, không đồng tình với những hành động đưa thông tin sai lệch, không chính xác về Hiến pháp, pháp luật Việt Nam
- Những việc không nên làm
+ Chểnh mảng học hành, không rèn luyện trau dồi kiến thức cho bản thân
+ Thực hiện những điều trái pháp luật, trái với những quy định của Hiến pháp
+ Chia sẻ những hành động đưa thông tin sai lệch, không chính xác về Hiến pháp, pháp luật Việt Nam.