Câu a) Cơ chế thị trường là gì?
A. Hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế.
B. Cơ chế hoạt động tự do không cần theo quy luật.
C. Cơ chế hoạt động theo ý chí của Nhà nước.
D. Cơ chế phục vụ cho lợi ích tối cao của người tiêu dùng.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 4: Cơ chế thị trường
Bài tập 5 trang 14 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các bạn trong những trường hợp dưới đây:
a. Gia đình K có cửa hàng kinh doanh thời trang. Ngoài giờ học, K chụp ảnh các mặt hàng, chỉnh sửa làm cho hình ảnh hàng hoá đẹp hơn rất nhiều so với thực tế để quảng cáo online. Đôi khi, K còn gắn nhãn mác thương hiệu nổi tiếng vào hàng hoá của mình để mọi người tin tưởng. Nhờ đó, lượng khách hàng tương tác ngày càng nhiều, doanh thu của cửa hàng cũng tăng lên đáng kể.
Em có lời khuyên gì dành cho K?
b. H có ý định sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ ở nhà kinh doanh đồ ăn nhanh. Theo em, để thành công trong kinh doanh, H cần phải làm gì?
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 3: Thị trường
Bài tập 4 trang 14 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy nghiên cứu trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Trên thị trường bất động sản, do việc đầu tư chưa phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng nên lượng căn hộ chung cư cao cấp còn tồn đọng nhiều. Khảo sát nhu cầu thị trường, nhận thấy nhu cầu nhà ở của công nhân các khu công nghiệp rất lớn, Công ty Thương mại xây dựng TX đã chuyển hướng, triển khai dự án c các công trình nhà ở với diện tích nhỏ nhưng nhiều tiện ích, giá cả phù hợp với khả năng thanh toán của công nhân. Chỉ sau một thời gian ngắn, toàn bộ các căn hộ đã được bán hết, mang lại lợi nhuận cao cho công ty.
Câu hỏi:
1/ Thị trường thể hiện chức năng thừa nhận hàng hoá như thế nào?
2/ Công ty Thương mại xây dựng TX đã vận dụng chức năng nào của thị trường để thu được lợi nhuận cao?
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 3: Thị trường
Bài tập 3 trang 13 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em có nhận xét gì về việc làm của các chủ thể trong những trường hợp dưới đây?
a. Một công ty cử hai nhân viên đi khảo sát thị trường tiêu thụ hoa quả Việt Nam nước ngoài. Người thứ nhất ghi trong báo cáo: “Địa điểm Xlà thị trường không Có tiềm năng. Người dân ở đó hầu như không biết đến hoa quả Việt Nam”. Người thứ hai báo cáo: “Địa điểm X là thị trường rất có tiềm năng. Người dân ở đó hầu như chưa được biết đến hoa quả Việt Nam'.
b. Để tạo nên thương hiệu cho sản phẩm của công ty, lãnh đạo và các nhân viên của Công ty Y đã dành rất nhiều thời gian khảo sát thị trường, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để xin ý kiến về mong muốn của họ đối với sản phẩm của công ty. Nhờ đó, Công ty Y đã tạo ra những sản phẩm độc đáo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 3: Thị trường
Bài tập 2 trang 13 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Thị trường bao giờ cũng gắn với một địa điểm cụ thể như chợ, cửa hàng, siêu thị,...
b. Thị trường là nơi diễn ra hoạt động sản xuất hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
c. Chỉ có người sản xuất hàng hoá mới cần đến thị trường.
d. Chức năng của thị trường là cung cấp hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
e. Những thông tin trên thị trường giúp người sản xuất điều chỉnh kế hoạch sản xuất hàng hoá.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 3: Thị trường
Câu c) Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của thị trường?
A. Cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường.
B. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó.
C. Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng.
D. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 3: Thị trường
Câu b) Việc phân chia thị trường thành thị trường tư liệu sản xuất - thị trường tư liệu tiêu dùng dựa trên cơ sở nào?
A. Đối tượng mua bán, trao đổi.
B. Vai trò của các đối tượng mua bán, trao đổi.
C. Phạm vi các quan hệ mua bán, trao đổi.
D. Tính chất của các mối quan hệ mua bán, trao đổi.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 3: Thị trường
Câu a) Thị trường là
A. tổng hoà những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán.
B. nơi diễn ra các hoạt động kinh tế: sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng.
C. toàn bộ hoạt động mua bán, tiêu dùng hàng hoá.
D. nơi diễn ra hoạt động quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 3: Thị trường
Bài tập 4 trang 11 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống sau:
a. Nghe tin nông dân một số nơi đang gặp khó khăn vì hàng ngàn tấn nông sản không tiêu thụ được, T rủ H đi mua 5 kg củ cải để ủng hộ bà con nhưng bị ngắn lại: “Nhà chỉ có hai mẹ con, cậu mua nhiều củ cải làm gì!”. Nếu là T, em sẽ nói gì với H?
b. Chị P vui mừng báo tin cho K có công ty môi giới việc làm trên Internet giới thiệu chị làm nhân viên bán hàng của siêu thị X với mức lệ phí môi giới 300.000 đồng. Nếu là K, em sẽ nói gì với chị P?
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Bài tập 3 trang 10 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong những tình huống dưới đây:
a. Anh M dự định sẽ mở một phòng tranh đế bán những bức hoạ vẽ lại theo các tác phẩm của những danh hoạ nổi tiếng.
b. V và H thường cùng nhau đi siêu thị mua sắm nhưng V có thói quen chỉ tìm mua những sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài.
c. Chị Y có nhu cầu tìm việc làm. Có người khuyên chị nên đến trung tâm giới thiệu việc làm để tìm kiếm nhưng chị còn đắn đo vì cho rằng cần tìm việc từ một cơ sở cụ thể cho chắc chắn và không mất một khoản tiền phí môi giới.
d. Bà M có nhu cầu tìm mua nhà, đất. Có người khuyên bà đến trung tâm môi giới bất động sản để tìm nhưng bà từ chối vì nghĩ rằng mua qua trung tâm đó sẽ phải chịu mức giá rất cao và tốn thêm phí môi giới.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Bài tập 2 trang 10 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật trong những trường hợp dưới đây:
a. Anh X chỉ làm ra những sản phẩm theo sở thích của mình vì tin rằng khách hàng cũng sẽ ưa chuộng.
b. Cô Q đưa ra nhận xét, góp ý về chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ với nhân viên siêu thị.
c. Là nhân viên môi giới bất động sản, anh N luôn cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin nhà đất cho khách hàng.
d. Nhận thấy nhà máy A có nhu cầu thu gom khối lượng lớn nông sản đảm bảo chất lượng, anh K đã mở đại lí thu mua nông sản.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu d) Nội dung nào dưới đây là vai trò chủ thể kinh tế của Nhà nước?
A. Quyết định số lượng sản phẩm sẽ cung ứng cho thị trường.
B. Quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
C. Thoả mãn nhu cầu của người sản xuất.
D. Quản lí nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu c) Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể trung gian?
A. Là cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
B. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội.
C. Khắc phục những bất ổn trong nền kinh tế như lạm phát, thất nghiệp.
D. Dẫn dắt nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu b) Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể tiêu dùng?
A. Giúp nền kinh tế linh hoạt hơn.
B. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
C. Tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội.
D. Tiết kiệm năng lượng.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu a) Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể sản xuất?
A. Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
B. Là cầu nối giữa tiêu dùng và phân phối.
C. Tạo môi trường cho sự phát triển kinh tế.
D. sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Bài tập 5 trang 9 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy viết bài chia sẻ về một hoạt động tiêu dùng gây tác động xấu trong đời sống xã hội và đề xuất biện pháp để khắc phục.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Bài tập 4 trang 8 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em có lời khuyên gì đối với các nhân vật trong các tình huống dưới đây?
- Tình huống a. Anh M khai trương cửa hàng kinh doanh hải sản tươi sống. Anh cho rằng phải trực tiếp đi đến các chợ đầu mối chọn hàng mua về bán vì không tin tưởng vào các đại lý phân phối.
- Tình huống b. Trong chiến lược phát triển công ty, ông Q muốn duy trì chính sách chi trả thu nhập tăng thêm theo phương thức cào bằng bình quân, ai cũng được thưởng như nhau.
- Tình huống c. H có thói quen thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh mua ở các cửa hàng, không thích đồ ăn tự nấu ở nhà.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Bài tập 3 trang 7 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây để trả lời câu hỏi:
Trường hợp a. Thực hiện sản xuất xanh, giảm thiểu ô nhiễm và phát thải khí nhà kính hướng tới phát triển bền vững không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam hoà vào dòng chảy quốc tế mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Doanh nghiệp áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như: sử dụng các nguyên vật liệu, phương tiện tiêu thụ ít điện năng,... từ đó tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh, có cơ hội bước chân vào những thị trường khó tính” khi tạo ra được những sản phẩm “xanh”, thân thiện với môi trường.
Câu hỏi:
1/ Em hiểu thế nào là sản xuất xanh?
2/ Việc thực hiện sản xuất xanh sẽ mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp và xã hội?
Trường hợp b. Nền kinh tế đang suy thoái, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên phải thu hẹp sản xuất, kéo theo nhiều lao động mất việc làm. Doanh nghiệp Y chọn giải pháp thương lượng với người lao động cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, mỗi người chỉ đi làm bán thời gian và hưởng mức lương bán thời gian, sau khi sản xuất ổn định sẽ được hưởng đầy đủ mức lương.
Câu hỏi: Giải pháp điều chỉnh hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp Y mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp và người lao động?
Trường hợp c. Bán hàng trực tuyến là một hình thức kinh doanh được nhiều bạn trẻ thử sức vì không tốn chi phí thuê mặt bằng, nguồn nhân lực, có thể cạnh tranh với các cửa hàng khác, mang lại nguồn thu nhập hằng tháng thông qua sử dụng các công cụ truyền thông để quảng cáo các sản phẩm của mình. Người tiêu dùng ngày càng thích sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến này vì có nhiều tiện lợi. Tuy nhiên, hình thức bán hàng này cũng tiềm ẩn một vài nhược điểm như: mất thời gian chờ đợi hàng hoá đến tay, sản phẩm nhận được đôi khi không đúng với quảng cáo,...
Câu hỏi:
1/ Bán hàng trực tuyến thuộc hoạt động kinh tế nào? Hình thức bán hàng này Có tác động tích cực, tiêu cực gì đến đời sống xã hội?
2/ Theo em, có biện pháp nào để hạn chế tác động tiêu cực của hình thức bán hàng trực tuyến?
Trường hợp d. Hiện nay, việc tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất từ nhựa trở nên phổ biến. Số lượng bao bì nhựa, túi nilon, ống hút nhựa,... được sử dụng ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải cũng tăng dần theo từng năm.
1/ Theo em, hoạt động tiêu dùng nêu trên có ảnh hưởng gì đến đời sống xã hội?
2/ Hãy đề xuất biện pháp để khắc phục hạn chế của hoạt động tiêu dùng này.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Bài tập 2 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các quan điểm dưới đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Tiêu dùng phụ thuộc vào sản xuất, do sản xuất quy định.
b. Hoạt động phân phối có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động sản xuất.
c. Nếu không có hoạt động phân phối - trao đổi thì hoạt động sản xuất sẽ bị ngưng trệ.
d. Sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào tiêu dùng, xã hội có nhu cầu tiêu dùng gì thì sản xuất sẽ tìm cách đáp ứng.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu c) Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?
A. Động lực cho sản xuất phát triển.
B. “Đơn đặt hàng” cho sản xuất.
C. Điều tiết hoạt động trao đổi.
D. Quyết định phân phối thu nhập.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu b) Phân phối - trao đổi là hoạt động có vai trò
A. giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp.
B. là động lực kích thích người lao động.
C. là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.
D. phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu a) Sản xuất là hoạt động có vai trò quyết định
A. mọi hoạt động của xã hội.
B. các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng.
C thu nhập của người lao động.
D. kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội