Câu 3 trang 24 SBT Kinh tế pháp luật 10: Phát biểu nào dưới đây không đúng về cơ chế thị trường?
□ a. Cơ chế thị trường là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguồn vốn, tài nguyên, sức lao động trong mọi nền kinh tế.
□ b. Cơ chế thị trường là một kiểu cơ chế vận hành nền kinh tế do bản thân nền sản xuất hàng hoá hình thành.
□ c. Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường, do sự tác động khách quan vốn có của nó.
□ d. Cơ chế thị trường là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng, tự điều tiết lẫn nhau, của mối quan hệ biện chứng gắn bó giữa các yếu tố giá cả, cung cầu, cạnh tranh,...
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Cơ chế thị trường
Câu 1 trang 24 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hệ thống các quan hệ mang tính điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế được gọi là:
□ a. Thị trường.
□ b. Giá cả thị trường.
□ c. Cơ chế thị trường.
□ d. Kinh tế thị trường.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Cơ chế thị trường
Bài tập 1 trang 22 SBT Kinh tế pháp luật 10: Cà phê nằm trong nhóm những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Tìm thông tin, chia sẻ với bạn bè về các thị trường quốc tế đang tiêu thụ sản phẩm cà phê trong 5 năm qua và thu thập ít nhất 3 thông tin phản hồi.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường
Bài tập 4 trang 21 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Thông tin 1. Lợi dụng tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp, ông Q gom khẩu trang trong nước để bán lại cho nhóm người xuất khẩu sang quốc gia khác kiếm lãi tiền tỉ chỉ trong một thời gian ngắn.
- Em có đồng tình với hành động của ông Q không? Vì sao?
Thông tin 2. Công ti trứng gà H chuyển hướng phát triển sản phẩm theo xu hướng tiêu dùng gắn liền với sức khoẻ. Công ti liên tục cho ra mắt thị trường những sản phẩm mới có bổ sung thành phần Omega 3, DHA, vitamin E. Các sản phẩm trứng được xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông, Malaysia, Singapore,...
- Em có nhận xét gì về việc làm của Công ti H?
Thông tin 3 trang 22 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trong cuộc hội thảo'Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam, nhiều chuyên gia có ý kiến rằng: 'Cần đẩy mạnh tìm thị trường xuất khẩu các loại gạo hiện có'. Cũng có một số chuyên gia cho rằng: “Cần phát triển các sản phẩm chế biến sẵn từ gạo để làm phong phú các mặt hàng xuất khẩu”.
- Em tán thành với ý kiến nào? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường
Bài tập 3 trang 21 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hãy đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi.
Hội thoại. Ông tâm sự với ông H về việc thương lái tấp nập vào địa phương thu mua măng cụt:
- Năm nay, bà con mình được mùa, sản lượng nhiều, bán được giá cao. Tôi vừa bù đắp được chi phí phân bón, công chăm sóc vừa có thêm khoản tiền dư gửi ngân hàng nên cũng vui, anh ạ!
Thấy bạn mừng, ông H gật gù:
- Một phần cũng nhờ các doanh nghiệp mua để bán trong các siêu thị phân phối ở các tỉnh, Tôi nghe nói, những sản phẩm đạt tiêu chuẩn còn được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,...
Câu hỏi:
- Chức năng nào của thị trường được thể hiện trong đoạn hội thoại trên?
- Để sản phẩm măng cụt tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ khác, người bản và các doanh nghiệp cần phải làm gì?
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường
Bài tập 2 trang 20 SBT Kinh tế pháp luật 10: Sắp xếp các đặc điểm dưới đây vào từng loại thị trường cho phù hợp.
a. Sản phẩm trên thị trường đồng nhất.
b. Sản phẩm khác nhau.
c. Người bán và người mua có ảnh hưởng lớn đến giá thị trường.
d. Người bán và người mua không ảnh hưởng đến giá thị trường.
e. Có vô số người mua và người bán độc lập với nhau.
g. Chỉ có một vài người bán hoặc một vài người mua.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường
Bài tập 1 trang 20 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
□ a. Các chủ thể tham gia thị trường đều tìm cách tối đa hoá lợi ích của mình.
□ b. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, người bán và người mua ảnh hưởng quyết định đến giá cả sản phẩm.
□ c. Sự tác động qua lại giữa người bán và người mua để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ là biểu hiện của nguyên tắc hoạt động trên thị trường.
□ d. Căn cứ vào tính chất để chia các loại thị trường gắn với các lĩnh vực khác nhau.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường
Câu 7 trang 19 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi của chủ thể kinh tế nào dưới đây không đúng khi tham gia vào thị trường?
□ a. Doanh nghiệp bán lẻ X tăng giá các mặt hàng thực phẩm khi chi phí vận chuyển tăng cao.
□ b. Công tinh giảm giá mua thanh long do đối tác ngừng hợp đồng thu mua.
□ c. Giá rau ở chợ M tăng đột biến do rau khan hiếm, nhập về ít.
□ d. Trạm xăng dầu B đóng cửa không bán vì giá xăng tăng lên vào ngày mai.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường
Câu 6 trang 19 SBT Kinh tế pháp luật 10: Phát biểu nào sau đây đúng?
□ a. Thị trường bao gồm các nhân tố cơ bản: tiền tệ, người mua, người bán.
□ b. Thị trường là nơi kiểm tra đầu tiên về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng hoá.
□ c. Thị trường là môi trường để các chủ thể kinh tế thực hiện giá trị sử dụng của hàng hoá.
□ d. Thị trường có vai trò thông tin, định hướng cho mọi nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường
Câu 5 trang 19 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nông dân ở địa phương D chuyển từ trồng dưa hấu sang trồng dứa (khóm, thơm) khi nhận thấy sức tiêu thụ dưa hấu chậm là biểu hiện nào của chức năng của thị trường?
□ a. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng
□ b. Kích thích sự sáng tạo của mỗi chủ thể kinh tế
□ c. Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể
□ d. Gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường
Câu 4 trang 19 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khi người bán đem hàng hoá ra thị trường, hàng hoá nào thích hợp với nhu cầu của xã hội thì bán được, điều đó thể hiện chức năng nào của thị trường?
□ a. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng
□ b. Kích thích sự sáng tạo của mỗi chủ thể kinh tế
□ c. Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể
□ d. Gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường
Câu 3 trang 18 SBT Kinh tế pháp luật 10: Phát biểu nào dưới đây không đúng về thị trường?
□ a. Thị trường là nơi người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi, mua bán.
□ b. Thị trường là nơi người bạn muốn tối đa hoá lợi nhuận, người mua muốn tối đa hoá sự thoả mãn thu được từ sản phẩm họ mua.
□ c. Thị trường là nơi người này tiếp xúc với người kia để trao đổi một thứ gì đó khan hiếm, cùng xác định giá và số lượng trao đổi.
□ d. Thị trường là nơi những người mua tiếp xúc với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường
Câu 2 trang 18 SBT Kinh tế pháp luật 10: Căn cứ vào tiêu chí đặc điểm nào để phân chia các loại thị trường như thị trường vàng, thị trường bảo hiểm, thị trường bất động sản?
□ a. Đối tượng hàng hoá
□ b. Phạm vi hoạt động
□ c. Vai trò của các đối tượng mua bán
□ d. Tính chất và cơ chế vận hành
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường
Câu 1 trang 18 SBT Kinh tế pháp luật 10: Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành, thị trường được chia thành:
□ a. Thị trường trong nước, thị trường ngoài nước.
□ b. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
□ c. Thị trường ô tô, thị trường bảo hiểm, thị trường chứng khoán,...
□ d. Thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường
Bài tập 1 trang 17 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) chia sẻ về một tấm gương doanh nghiệp trong việc thể hiện được trách nhiệm của một chủ thể tham gia trong nền kinh tế.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Bài tập 4 trang 16 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
Trường hợp 1. Công ty có chiến lược đưa sản phẩm sữa tươi của Việt Nam ra thị trường quốc tế. Đến nay, sản phẩm đã có mặt tại hơn 35 quốc gia. Bên cạnh đó, Công ti còn thực hiện mở các nhà máy mới và mua các nhà máy, trang trại tại Mỹ, New Zealand, Ba Lan,... nhằm mở rộng mạng lưới sản xuất, thị trường, đa dạng nguồn nguyên liệu. Với chiến lược đầu tư bài bản, công nghệ hiện đại, đội ngũ lao động chất lượng cao, chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, Công ti đang tiên phong thực hiện giấc mơ vươn xa thế giới của Việt Nam.
- Em hãy nhận xét về việc làm của công ti T.
Trường hợp 2. Tham dự diễn đàn kinh tế với chủ đề 'Nông sản Việt Nam, nhiều chuyên gia có ý kiến về việc tìm đầu ra cho nông sản. Trong đó, có ý kiến đáng lưu ý: “Chúng ta có nhiều nông sản ngon nhưng lại chưa biết cách chào bán, cứ mỗi mùa thu hoạch thì lại xuất hiện cụm từ “giải cứu'. Vấn đề khó đang nằm ở điểm nào, khâu nào?”
- Em hãy đề xuất phương hướng giải quyết vấn đề đầu ra của nông sản Việt Nam.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Bài tập 3 trang 15 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hãy đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi.
Bà T tâm sự với ông Q về việc tìm đầu ra cho thanh long ở Việt Nam, bà nói:
- Chúng ta muốn bán hàng thì phải mang hàng ra chợ, đừng vì mình như “một cô gái đẹp' cao giá, chờ người ta đến mua.
Ông Q đồng tình nói:
- Đúng, bên cạnh những yếu tố bên ngoài thì điều quan trọng nằm ở khâu tổ chức, quản lí. Nếu chúng ta làm tốt được khâu bán hàng thì sẽ ổn định được quá trình sản xuất và ngược lại.
Câu hỏi:
- Em có đồng tình với ý kiến của bà I và ông Q không? Vì sao?
- Vai trò của các chủ thể kinh tế được thể hiện như thế nào trong đoạn hội thoại trên?
- Để sản phẩm thanh long tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ khác, các chủ thể kinh tế cần phải làm gì?
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Bài tập 1 trang 14 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Tạo ra của cải vật chất, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng là vai trò của chủ thể trung gian.
b. Sản xuất ra sản phẩm nào, số lượng nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào sức mua của người tiêu dùng.
c. Hoạt động đúng pháp luật, quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng là tiêu chỉ hàng đầu của chủ thể sản xuất.
d. Khi phát hiện hàng hoá kém chất lượng, người tiêu dùng có thể lan truyền thông tin đó trên mạng xã hội mà không cần báo với chính quyền địa phương hay cơ sở sản xuất.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 10 trang 13 SBT Kinh tế pháp luật 10: Các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường có quyền như thế nào trước pháp luật?
□ a. Những chủ thể quan trọng sẽ được ưu tiên so với các chủ thể khác.
□ b. Pháp luật chỉ ưu tiên bảo vệ người sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải vật chất.
□ c. Các chủ thể kinh tế bình đẳng như nhau trước pháp luật.
□ d. Chỉ người tiêu dùng mới được pháp luật bảo vệ.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 9 trang 13 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đâu là hành vi đúng của chủ thể khi tham gia vào các hoạt động kinh tế?
□ a. Siêu thị X tự ý nâng khống giá sản phẩm rồi đưa ra chương trình giảm giá để thu hút người tiêu dùng.
□ b. Doanh nghiệp K đã làm giả nhiều đơn bán hàng, hồ sơ nhằm mục đích trốn thuế, qua mặt cơ quan chức năng.
□ c. Ông K phát hiện trong chai nước mình mua có xác sinh vật lạ nên chụp ảnh minh chứng, liên hệ với công ti sản xuất và báo với cơ quan chức năng.
□ d. Cơ sở chăn nuôi của ông H đã sử dụng thức ăn tăng trọng cho lợn để đẩy nhanh xuất chuồng, tái đàn.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 8 trang 13 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chủ thể Nhà nước cần làm gì để phát huy tính tích cực và khắc phục những hạn chế của cạnh tranh trong quá trình sản xuất?
□ a. Xác định và xoá bỏ các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển đồng bộ của nền kinh tế.
□ b. Tuyên truyền tác hại của việc cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp thông qua hệ thống pháp luật, chính sách, giáo dục và các công cụ quản lí kinh tế vĩ mô khác.
□ c. Chỉ cần vận động các chủ thể kinh tế ý thức được tác hại của việc cạnh tranh không lành mạnh.
□ d. Sử dụng các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô để điều tiết, chi phối toàn bộ quá trình sản xuất.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 7 trang 12 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào thể hiện đầy đủ nhất trách nhiệm của chủ thể tiêu dùng khi tham gia trong nền kinh tế?
□ a. Anh K thường ưu tiên hàng hoá có giá rẻ mà không cần quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm.
□ b. Chị A lựa chọn tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế.
□ c. Cơ sở sản xuất kinh doanh của anh H tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
□ d. Ứng dụng mua bán hàng trực tuyến S kết nối thông tin trong các quan hệ mua - bán, tạo cơ hội làm tăng giá trị hàng hoá và thoả mãn nhu cầu tiêu dùng.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 6 trang 12 SBT Kinh tế pháp luật 10: Mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ can thiệp của Chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mô hình đều có điểm chung là không thể thiếu vai trò kinh tế của chủ thể nào?
□ a. Chủ thể sản xuất
□ b. Chủ thể tiêu dùng
□ c. Người sản xuất kinh doanh
□ d. Chủ thể Nhà nước
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 5 trang 12 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trong các hành vi dưới đây, đâu là hành vi đúng của các chủ thể kinh tế?
□ a. Siêu thị N đưa ra chương trình khuyến mãi giảm giá 20% tổng hoá đơn đối với khách hàng không sử dụng túi ni lông khi đến mua sắm.
□ b. Đàn gia cầm ở trang trại bị chết do dịch bệnh, ông K đem bán rẻ cho thương lái mà không mang đi tiêu huỷ để tránh làm lây lan dịch.
□ c. Gia đình H nuôi tôm theo đơn đặt hàng của Công ti xuất khẩu B. Tuy nhiên, do tôm không đạt chất lượng, ông H đã bơm hoá chất vào tôm để không bị đến bù hợp đồng.
□ d. Doanh nghiệp D đã xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lí ra sông ngòi địa phương.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 4 trang 11 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chủ thể nào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hàng hoá cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng?
□ a. Chủ thể trung gian
□ b. Các điểm bán hàng
□ c. Chủ thể sản xuất
□ d. Doanh nghiệp Nhà nước
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 3 trang 11 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì?
□ a. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
□ b. Kết nối quan hệ mua - bán trong nền kinh tế.
□ c. Tạo môi trường pháp lí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.
□ d. Sử dụng các yếu tố sản xuất tạo ra sản phẩm.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 2 trang 11 SBT Kinh tế pháp luật 10: Thực hiện vai trò kết nối trong các quan hệ mua - bán, giúp cho nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào?
□ a. Chủ thể Nhà nước
□ b. Chủ thể trung gian
□ c. Người sản xuất kinh doanh
□ d. Người tiêu dùng
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 1 trang 11 SBT Kinh tế pháp luật 10: Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào?
□ a. Chủ thể sản xuất
□ b. Chủ thể tiêu dùng
□ c. Chủ thể Nhà nước
□ d. Chủ thể trung gian
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Bài tập 1 trang 10 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) chia sẻ hiểu biết của mình về ích lợi của hoạt động tiêu dùng xanh tại địa phương em.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Bài tập 3 trang 9 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hãy đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi.
- Trường hợp 1. Hộ kinh doanh trứng gia cầm của ông H đã thu mua trứng kém chất lượng, ngâm hoá chất không rõ nguồn gốc để kéo dài thời gian bảo quản và giúp trứng trông đẹp mắt hơn.
Em có đồng tình với hành động của ông H hay không? Vì sao?
- Trường hợp 2. Công ti A trong quá trình sản xuất, kinh doanh cà phê luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ việc chọn giống cây tốt cho đến thu hoạch hạt cà phê đảm bảo chất lượng, không ngâm trộn hoá chất, tạp chất,... đảm bảo sản phẩm ngon nhất đến người tiêu dùng.
Em có đồng tình với hành động của Công ty A không? Vì sao?
- Trường hợp 3. Bạn H không ủng hộ xu hướng “tiêu dùng xanh” vì cho rằng nó lãng phí hơn việc sử dụng túi nhựa, túi ni lông.
Em có đồng tình với ý kiến của bạn H không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Bài tập 2 trang 9 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống
Gợi ý: sản xuất, phân phối, kết nối, vật chất, trao đổi, tinh thần, trung gian, tiêu dùng.
- Hoạt động ............... là hoạt động con người tạo ra sản phẩm............ và ............., đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
- Hoạt động............. và...............thực hiện vai trò............ sản xuất với tiêu dùng.
- Hoạt động mà con người sử dụng các sản phẩm được sản xuất để thoả mãn nhu cầu ............... và ............... được gọi là ......
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Bài tập 1 trang 8 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng được quyết định bởi hoạt động sản xuất.
b. Công dân có quyền phê phán, tẩy chay các hoạt động kinh tế trái pháp luật bằng việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
c. Trong đời sống xã hội, các hoạt động kinh tế chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất cho người dân.
d. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động kinh tế là trách nhiệm của mọi công dân.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Câu 7 trang 8 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đâu là hành vi thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội?
□ a. Công ti E làm giả hoá đơn, chứng từ để được miễn giảm thuế.
□ b. Hộ chăn nuôi gia cầm của ông K gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ người dân.
□ c. Cửa hàng bán lẻ xăng dầu A gắn chíp điện tử vào máy bơm để gian lận trong đo lường xăng xấu.
□ d. Công ti sản xuất phân bón S đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải, giảm thiểu tiếng ồn, kê khai trung thực các hoá đơn, chứng từ cho cơ quan nhà nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Câu 6 trang 7 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào dưới đây thể hiện đúng nhất vai trò của các hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội?
□ a. Công ti M trong quá trình sản xuất gây ra khói bụi làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân,
□ b. Doanh nghiệp K quảng cáo không đúng công dụng của sản phẩm, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
□ c. Việc đầu tư dây chuyền, trang thiết bị, của Công tử H góp phần tạo ra sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của người dân.
□ d. Nhận thấy nhu cầu mua gạo của người dân tăng mạnh, cửa hàng E đã có hành vi đầu cơ tích trữ, tự ý nâng giá sản phẩm.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Câu 5 trang 7 SBT Kinh tế pháp luật 10: Mở rộng các cửa hàng bán lẻ, đa dạng các mặt hàng, chú trọng đến yếu tố chất lượng, ... việc làm này của cửa hàng A đã thể hiện vai trò gì đối với đời sống xã hội?
□ a. Giải quyết được vấn đề chất lượng của hàng hoá, tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của người dân.
□ b. Giải quyết nhu cầu việc làm, tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của người dân.
□ c. Kết nối giữa sản xuất với tiêu dùng, duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người dân.
□ d. Tạo ra sản phẩm vật chất, tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Câu 4 trang 7 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào dưới đây không đúng khi tham gia vào các hoạt động kinh tế?
□ a. Doanh nghiệp bán lẻ H luôn sản xuất hàng hoá đảm bảo chất lượng, đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
□ b. Trước tình hình dịch bệnh, nhu cầu mua thuốc của người dân tăng mạnh, nhà thuốc P cam kết không tăng giá sản phẩm.
□ c. Bạn A giải thích cho người thân của mình về trách nhiệm của công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế.
□ d. Xí nghiệp Y trong quá trình sản xuất đã để khói bụi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ người dân.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Câu 3 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trong các hoạt động kinh tế, hoạt động nào đóng vai trò trung gian, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng?
□ a. Hoạt động sản xuất - vận chuyển
□ b. Hoạt động vận chuyển - tiêu dùng
□ c. Hoạt động phân phối - trao đổi
□ d. Hoạt động sản xuất - tiêu thụ
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Câu 2 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hoạt động sản xuất có vai trò gì trong đời sống xã hội?
□ a. Tạo ra những giá trị tinh thần đáp ứng nhu cầu của con người, cải thiện thu nhập cho người dân.
□ b. Phục vụ tinh thần, cải thiện thu nhập cho người dân; làm tăng lượng hàng hoá dự trữ cho xã hội.
□ c. Tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu và quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
□ d. Tạo ra việc làm và nhu cầu sử dụng lao động; duy trì sự ổn định và phát triển nền kinh tế.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế