Bài 12 trang 33 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin, quan sát biểu đồ
Thông tin. Năm 2022, do gián đoạn về nguồn cung khiến giá cả tiêu dùng leo thang, kết quả là gần 50% quốc gia trên thế giới ghi nhận lạm phát ở mức từ hai con số trở lên. Biểu đồ thông tin dưới đây thể hiện những quốc gia có lạm phát cao nhất thế giới. Trên toàn cầu, Zimbabwe, Lebanon và Venezuela là ba nước có lạm phát cao nhất, lần lượt là 269%, 162% và 156%.
Biểu đồ:
a) Dựa trên tỉ lệ lạm phát của các quốc gia được thể hiện qua biểu đồ, em hãy sắp xếp các quốc gia đó vào các nhóm: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã.
b) Em hãy cho biết hậu quả của mỗi loại lạm phát đó đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 6: Lạm phát
Bài 11 trang 32 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Biện pháp nào dưới đây không có tác dụng trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát do chi phí đẩy?
A. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư.
B. Giảm thuế.
C. Cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động.
D. Tăng thuế.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 6: Lạm phát
Bài 10 trang 32 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Biện pháp nào dưới đây không có tác dụng trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát do cầu kéo?
A. Giảm mức cung tiền.
B. Tăng mức cung tiền.
C. Cắt giảm chi tiêu ngân sách.
D. Kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 6: Lạm phát
Bài 9 trang 32 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về hậu quả của lạm phát?
A. Lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối giữa các lại hàng hoá, từ đó làm thay đổi sản lượng việc làm, cơ cấu kinh tế.
B. Lạm phát làm cho việc phân phối và phân phối lại tài sản, thu nhập giữa các tầng lớp dân cư không hợp lí.
C. Lạm phát làm giảm thu nhập thực tế của người lao động; gia tăng phân hoá giàu - nghèo trong xã hội.
D. Lạm phát làm tăng thu nhập thực tế của người lao động; giảm sự phân hoá giàu - nghèo trong xã hội.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 6: Lạm phát
Bài 8 trang 31 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi:
A. chi phí sản xuất giảm làm cho mức sản lượng tăng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
B. chi phí sản xuất giữ nguyên làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
C. chi phí sản xuất tăng làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
D. chi phí sản xuất thay đổi cho mức sản lượng tăng và mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 6: Lạm phát
Bài 7 trang 31 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Lạm phát do cầu kéo là lạm phát xảy ra khi
A. tổng cầu của nền kinh tế giảm làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
B. tổng cầu của nền kinh tế tăng làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
C. lượng tiền trong lưu thông tăng vượt quá mức cần thiết làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
D. chi phí sản xuất tăng làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 6: Lạm phát
Bài 6 trang 31 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về nguyên nhân của lạm phát?
A. Lượng tiền trong lưu thông tăng vượt quá mức cần thiết làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
B. Tổng cầu của nền kinh tế tăng làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
C. Tổng cầu của nền kinh tế giảm làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
D. Chi phí sản xuất tăng làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 6: Lạm phát
Bài 5 trang 31 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về siêu lạm phát?
A. Là loại lạm phát với tỉ lệ ≥ 100%, đồng tiền mất giá nhanh chóng, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
B. Là loại lạm phát với tỉ lệ ≥ 1000%, đồng tiền mất giá nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế.
C. Là loại lạm phát với tỉ lệ ≥ 1000%, giá trị đồng tiền vẫn ổn định, gây ảnh hưởng không nghiêm trọng đến nền kinh tế.
D. Là loại lạm phát với tỉ lệ > 10%, giá trị đồng tiền vẫn ổn định, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 6: Lạm phát
Bài 4 trang 30 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về lạm phát phi mã?
A. Là lạm phát 2 - 3 con số (10% − <1000% hằng năm).
B. Là lạm phát gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của nền kinh tế.
C. Là lạm phát mà ở đó giá trị đồng tiền mất giá nhanh chóng.
D. Là lạm phát mà ở đó đồng tiền mất giá nghiêm trọng.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 6: Lạm phát
Bài 3 trang 30 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về lạm phát vừa phải?
A. Là lạm phát một con số (dưới 10% hằng năm).
B. Là lạm phát bình thường, không gây hậu quả đáng kể tới nền kinh tế.
C. Là lạm phát mà ở đó giá trị đồng tiền vẫn khá ổn định.
D. Là lạm phát mà ở đó đồng tiền mất giá nhanh chóng.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 6: Lạm phát
Bài 2 trang 30 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Lạm phát được phân chia thành những loại nào dưới đây?
A. Lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát.
B. Lạm phát thấp, lạm phát trung bình, lạm phát cao.
C. Lạm phát ngắn hạn, lạm phát trung hạn, lạm phát dài hạn.
D. Lạm phát bình thường, lạm phát kinh niên, lạm phát nghiêm trọng.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 6: Lạm phát
Bài 1 trang 30 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về khái niệm lạm phát?
A. Lạm phát là tình trạng mức giá của một hàng hoá tăng lên do sự gia tăng của nhu cầu.
B. Lạm phát là tình trạng mức giá của một hàng hoá giảm xuống do cung hàng hoá lớn hơn cầu hàng hoá.
C. Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.
D. Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một khoảng thời gian nhất định.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 6: Lạm phát
Bài 19 trang 28 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy kể tên các chính sách kiểm soát, kiềm chế thất nghiệp được chính quyền địa phương nơi em sinh sống thực hiện và cho biết vai trò của các chính sách đó với vấn đề giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 5: Thất nghiệp
Bài 18 trang 28 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy bình luận ý kiến sau và minh hoạ bằng những ví dụ cụ thể:
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại nhiều lợi ích như giúp tăng năng suất lao động nhờ áp dụng những công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất, song cũng đặt ra nhiều thách thức như vấn đề mất việc làm.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 5: Thất nghiệp
Bài 16 trang 28 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Do nền kinh tế suy thoái, anh P bị mất việc làm, cuộc sống bản thân và gia đình anh trở nên khó khăn. Nhưng thay vì tìm kiếm công việc mới, anh P đã sa vào cờ bạc với hi vọng kiếm tiền thật nhanh.
a) Theo em, trường hợp trên đề cập đến loại hình thất nghiệp nào?
b) Em hãy nhận xét việc làm của anh P. Việc làm đó sẽ dẫn đến hậu quả gì cho bản thân anh P, cho gia đình và xã hội?
c) Nếu là người thân của anh P, em sẽ đưa ra lời khuyên cho anh P như thế nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 5: Thất nghiệp
Bài 15 trang 28 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tốt nghiệp trung học phổ thông, anh H được địa phương hỗ trợ tạo việc làm, lập nghiệp. Mặc dù vậy, anh H không tham gia và còn lôi kéo bạn của mình đi tìm việc làm vi phạm pháp luật.
a) Em hãy nhận xét việc làm của anh H. Theo em, việc làm đó có thể dẫn đến hậu quả gì?
b) Nếu là bạn của anh H, em sẽ khuyên anh H như thế nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 5: Thất nghiệp
Bài 14 trang 28 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cho biết mỗi trường hợp dưới đây nhắc đến loại hình thất nghiệp nào.
a. Người lao động đang trong quá trình chuyển việc nên chưa có việc làm.
b. Một số lao động mất việc khi nền kinh tế rơi vào thời kì khủng hoảng, trì trệ.
c. Ngành X thu hẹp sản xuất dẫn đến nhiều lao động bị mất việc.
d. Ngành H thay đổi phương thức sản xuất nên một số lao động bị mất việc.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 5: Thất nghiệp
Bài 13 trang 28 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Năm 2022, lực lượng lao động của quốc gia X là 40 triệu người, trong đó có 38 triệu người trong độ tuổi lao động có việc làm. Hãy tính tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của quốc gia đó.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 5: Thất nghiệp
Bài 11 trang 27 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin
Thông tin. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư giúp Việt Nam có nhiều cơ hội về phát triển trên các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, nông nghiệp, ngân hàng, tài chính,... Sự phát triển và áp dụng các thành tựu mới về công nghệ sẽ mang lại tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam, góp phần trực tiếp cải thiện đời sống kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực. Mặt khác, việc áp dụng công nghệ số đã và đang giúp tạo công ăn, việc làm cho một số lĩnh vực ngành, nghề mới ở Việt Nam như lái xe công nghệ, dịch vụ nhà cho thuê, kinh doanh trực tuyến,... qua đó, góp phần tích cực vào việc nâng chất lượng và cải thiện đời sống của một nhóm người lao động.
Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ số và quá trình robot hoá sẽ dẫn tới tình trạng mất việc làm nghiêm trọng đối với người lao động. Những việc làm có nguy cơ bị loại bỏ hoặc cắt giảm mạnh bao gồm: công việc lặp đi, lặp lại; các giao dịch mà nhân viên không cần bằng cấp, chỉ dựa trên quy trình chuẩn như các giao dịch tài chính,... Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (2019), trong 10 năm tới Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự thay thế lao động khi ứng dụng công nghệ số, dẫn đến sự thay đổi về mô hình sản xuất, văn hoá kinh doanh, mô hình tổ chức,... Bên cạnh các thách thức, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể tác động lớn đến thị trường lao động, tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng ở một số ngành, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
a) Em hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp được đề cập ở thông tin trên.
b) Là công dân - học sinh, em có trách nhiệm gì với vấn đề việc làm của bản thân?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 5: Thất nghiệp
Bài 10 trang 27 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào dưới đây không thể hiện hậu quả của thất nghiệp về mặt kinh tế?
A. Mức thất nghiệp cao làm giảm sản lượng của nền kinh tế.
B. Thất nghiệp có thể dẫn đến suy thoái kinh tế, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ.
C. Tỉ lệ thất nghiệp gia tăng có thể làm tăng tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc, làm xói mòn nếp sống lành mạnh.
D. Thất nghiệp cao làm cho sản lượng của nền kinh tế ở dưới mức tiềm năng.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 5: Thất nghiệp
Bài 9 trang 27 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
A. Nhà nước ban hành các chính sách để thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo việc làm.
B. Nhà nước phát triển hệ thống dạy nghề, dịch vụ việc làm.
C. Nhà nước xây dựng hệ thống bảo hiểm thất nghiệp, xuất khẩu lao động.
D. Nhà nước điều tiết để duy trì một tỉ lệ thất nghiệp cao trong nền kinh tế.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 5: Thất nghiệp
Bài 8 trang 26 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về hậu quả của thất nghiệp?
A. Thất nghiệp làm cho đời sống của người lao động và gia đình gặp khó khăn.
B. Thất nghiệp là nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện các tệ nạn xã hội.
C. Thất nghiệp cao làm cho sản lượng của nền kinh tế ở trên mức tiềm năng.
D. Thất nghiệp gây lãng phí lao động xã hội, làm giảm sản lượng của nền kinh tế.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 5: Thất nghiệp
Bài 7 trang 26 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tình trạng thất nghiệp xuất hiện do tính chu kì của nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm được gọi là
A. thất nghiệp tự nguyện.
B. thất nghiệp trá hình.
C. thất nghiệp chu kì.
D. thất nghiệp cơ cấu.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 5: Thất nghiệp
Bài 6 trang 26 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tình trạng thất nghiệp xuất hiện do có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành được gọi là
A. thất nghiệp thời vụ.
B. thất nghiệp cơ cấu.
C. thất nghiệp chu kì.
D. thất nghiệp tự nguyện.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 5: Thất nghiệp
Bài 5 trang 26 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tình trạng thất nghiệp xuất hiện khi người lao động thay đổi công việc hoặc chỗ ở,... chưa xin được việc làm mới, gọi là
A. thất nghiệp tạm thời.
B. thất nghiệp cơ cấu.
C. thất nghiệp chu kì.
D. thất nghiệp thời vụ.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 5: Thất nghiệp
Bài 4 trang 25 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Theo tính chất của người thất nghiệp, có thể phân chia thất nghiệp thành các loại nào dưới đây?
A. Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kì.
B. Thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện, thất nghiệp thời vụ.
C. Thất nghiệp chu kì, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp tự nguyện.
D. Thất nghiệp thời vụ, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp theo ngành nghề.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 5: Thất nghiệp
Bài 3 trang 25 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Theo đặc trưng của người thất nghiệp, có thể phân chia thất nghiệp thành các loại nào dưới đây?
A. Thất nghiệp theo giới tính, thất nghiệp theo lứa tuổi, thất nghiệp theo vùng.
B. Thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện, thất nghiệp thời vụ.
C. Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kì.
D. Thất nghiệp trá hình, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp tự nguyện.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 5: Thất nghiệp
Bài 2 trang 25 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp, có thể chia thất nghiệp thành các loại nào dưới đây?
A. Thất nghiệp theo giới tính, thất nghiệp theo lứa tuổi, thất nghiệp theo vùng.
B. Thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện, thất nghiệp thời vụ.
C. Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kì.
D. Thất nghiệp theo vùng, lãnh thổ, thất nghiệp theo ngành nghề, dân tộc.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 5: Thất nghiệp
Bài 1 trang 25 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tình trạng tồn tại một bộ phận lực lượng lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Lực lượng lao động./p>
B. Thiếu việc làm./p>
C. Có việc làm./p>
D. Thất nghiệp/p>
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 5: Thất nghiệp
Bài 16 trang 24 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Qua một phiên giao dịch việc làm ở tỉnh H cho thấy, số lượng người trong độ tuổi lao động có nhu cầu làm việc ở khu công nghiệp tập trung là 5 100, trong khi các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 1 800 việc làm. Trong khi đó, còn rất nhiều người có nhu cầu làm việc không đăng kí tuyển dụng.
Theo em, thông tin trên phản ánh mối tương quan nào giữa cung ứng lao động và khả năng tạo việc làm?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 4: Việc làm
Bài 15 trang 24 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Phiên giao dịch việc làm có các chủ thể kinh tế tham gia là: doanh nghiệp (bên cung việc làm); người lao động có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm (bên cầu việc làm); tổ chức dịch vụ việc làm.
a) Theo em, trong 3 chủ thể này, những chủ thể nào có vai trò tạo nên thị trường việc làm? Vì sao?
b) Tổ chức dịch vụ việc làm có vai trò như thế nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 4: Việc làm
Bài 14 trang 24 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Do tình hình kinh tế khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp đang bị phá sản nên khả năng tạo việc làm và thu hút lao động rất hạn chế. Chính sách tiền lương, thu nhập chưa động viên được người lao động gắn bó với công việc. Tỉ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề thấp, kĩ năng tay nghề, thể lực còn yếu, kỉ luật lao động, tác phong làm việc công nghiệp chưa cao. Người lao động thất nghiệp, thiếu việc làm, nhất là trong công nghiệp còn đông.
Thông tin trên nói về mối tương quan nào của thị trường việc làm ở nước ta hiện nay?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 4: Việc làm
Bài 13 trang 24 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Vấn đề việc làm ở nước ta ngày càng trở nên gay gắt, tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ngày càng tăng cao, trong khi đó:
- Lao động bổ sung hằng năm lớn mà cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm nên số việc làm không đủ cho lao động.
- Lao động thất nghiệp, thiếu việc làm tập trung ở lứa tuổi dưới 30, do đó cần phải đào tạo, trong khi vốn không thể đáp ứng.
- Đô thị hoá chưa hợp lí nên dân cư, lao động kéo ra thành phố, làm cho vấn đề thất nghiệp ở thành phố càng trầm trọng.
- Vấn đề việc làm gay gắt nhất là ở Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ,... đặc biệt là các thành phố lớn.
- Hậu quả của vấn đề việc làm: thu nhập thấp, chất lượng cuộc sống giảm, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội.
Vấn đề việc làm được thể hiện như thế nào trong thông tin trên?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 4: Việc làm
Bài 12 trang 23 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ở vùng nông thôn nước ta, sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ nên xuất hiện thời gian nông nhàn, do đó người dân di cư lên các thành phố lớn kiếm việc làm. Hà Nội là vùng có rất nhiều người dân di cư đến. Số người có nhu cầu tìm kiếm việc làm rất lớn, trong khi số việc làm không thể đáp ứng hết được, dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp cao.
Trong thông tin trên, nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 4: Việc làm
Bài 11 trang 23 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin
TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG THIẾU VIỆC LÀM
Trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh đang trên đà phục hồi mạnh, thị trường lao động quý III năm 2022 tiếp tục duy trì đà phục hồi. Bên cạnh số người có việc làm tăng lên so với quý trước và cùng kì năm trước, số người thiếu việc làm đã giảm đi so với quý trước và cùng kì năm trước. Cụ thể, số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý III năm 2022 là khoảng 871,6 nghìn người, giảm 10,1 nghìn người so với quý trước và đặc biệt giảm 993,6 nghìn người so với cùng kì năm trước. Tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý này là 1,92%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 2,54 điểm phần trăm so với cùng kì năm trước. Tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 1,48% và 2,20%). Như vậy, tình hình thiếu việc làm của người lao động tiếp tục được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn cao hơn cùng kì trước khi dịch Covid-19 xuất hiện (tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý III năm 2019 là 1,32%).
Vì sao tình hình thiếu việc làm quý III/2022 giảm so với quý trước và cùng kì năm 2021?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 4: Việc làm
Bài 10 trang 23 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhận định nào dưới đây là đúng về mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm? Vì sao?
Thông tin về việc làm và lao động trên thị trường:
A. giúp người lao động có thông tin để chủ động tìm kiếm việc làm mà không cần tìm hiểu từ các nguồn khác.
B. giúp người sử dụng lao động có thông tin để chủ động mở rộng quy mô sản xuất trong những lĩnh vực cần nhiều lao động phổ thông.
C. giúp người lao động có thông tin về việc làm để tìm việc làm và người sử dụng lao động có thông tin về lao động tuyển dụng lao động.
D. giúp người lao động có việc làm ổn định cuộc sống cho mình.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 4: Việc làm
Bài 9 trang 22 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm có vai trò
A. nâng cao kiến thức cho người lao động và người sử dụng lao động.
B. là cầu nối trong việc gắn kết thị trường lao động với thị trường việc làm.
C. giúp các doanh nghiệp điều tiết lực lượng lao động.
D. là cơ sở để người lao động tìm được việc làm phù hợp cho mình.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 4: Việc làm
Bài 8 trang 22 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Thông tin về việc làm trên thị trường giúp người lao động
A. có thông tin để chú ý đến việc làm trên thị trường.
B. có thông tin để tìm việc làm trên thị trường.
C. có thông tin để theo dõi việc làm trên thị trường.
D. có thông tin để xử lí các quan hệ phát sinh trong lao động.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 4: Việc làm