a) trang 26 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Văn hoá tiêu dùng là
A. những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và toàn dân tộc.
B. nguyên nhân cơ bản và đầu tiên dẫn đến hành vi tiêu dùng.
C. những hành vi tiêu dùng của con người ở bất kì nơi đâu.
D. những đặc điểm tiêu dùng của mỗi cá nhân, cộng đồng và cả dân tộc.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 8: Văn hóa tiêu dùng
Câu 4 trang 24 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cho biết hành vi của các chủ thể kinh doanh trong những trường hợp sau là phù hợp hay vi phạm chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Vì sao?
a. Công ty G đã sử dụng hàng nước ngoài kém chất lượng, dán tem hàng Việt Nam chất lượng cao để bán.
b. Cô X đã cung cấp thông tin bí mật về một công nghệ mới của công ty mình đang làm việc cho một đối tác để được nhận một khoản tiền.
c. Thấy các nguyên liệu để làm bánh kẹo đã quá hạn ghi trên bao bì, anh C đề nghị với Giám đốc xí nghiệp không sử dụng các nguyên liệu đó để sản xuất mặc dù hương vị vẫn thơm ngon, màu sắc vẫn hấp dẫn.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 7: Đạo đức kinh doanh
Câu 3 trang 24 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cho biết vai trò của đạo đức kinh doanh trong các trường hợp dưới đây:
a. Doanh nghiệp A rất coi trọng việc bảo đảm an toàn cho người lao động trong quá trình sản xuất.
b. Ngay từ khi mới thành lập, Công ty B đã kiểm soát nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn bộ quy trình sản xuất.
c. Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng K luôn tuân thủ quy trình xử lí chất thải công nghiệp trong quá trình sản xuất.
d. Công ty Z kinh doanh đúng những mặt hàng đã được quy định trong giấy phép kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho các nhân viên trong công ty.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 7: Đạo đức kinh doanh
Câu 2 trang 23 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở kinh doanh.
b. Đạo đức kinh doanh tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
c. Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm với doanh nghiệp:
d. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 7: Đạo đức kinh doanh
c) trang 23 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đạo đức kinh doanh góp phần gắn kết và tạo ra sự tận tâm của nhân viên vì
A. tạo được môi trường lao động an toàn, thù lao thích đáng và thực hiện đầy đủ trách nhiệm ghi trong hợp đồng.
B. khách hàng sẽ thích mua sản phẩm của doanh nghiệp có danh tiếng tốt.
C. khi đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết thì công ty sẽ phát triển vững mạnh.
D. tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 7: Đạo đức kinh doanh
b) trang 23 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đạo đức kinh doanh không góp phần
A. cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả công việc.
B. tạo sự trung thành của khách hàng.
C. làm lợi ích kinh tế đạt được lớn hơn.
D. làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 7: Đạo đức kinh doanh
a) trang 23 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đạo đức kinh doanh có vai trò
A. góp phần làm hài lòng khách hàng nhưng không tạo ra lợi nhuận.
B. góp phần tạo ra lợi nhuận, khẳng định chất lượng của doanh nghiệp.
C. góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh nhưng không làm hài lòng khách hàng.
D. không tạo ra lợi nhuận nhưng tạo ra sự tận tâm của nhân viên.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 7: Đạo đức kinh doanh
Câu 6 trang 22 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Giả định trường em tổ chức hội chợ nhân kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ, em hãy xây dựng ý tưởng kinh doanh và phân tích ý tưởng đó với thầy cô và các bạn.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Câu 5 trang 22 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy lấy một ví dụ trong thực tế để chứng minh quan điểm: “Cơ hội kinh doanh xuất hiện khi bạn có ý tưởng khắc phục một khiếm khuyết của sản phẩm đang có”.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Câu 4 trang 22 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cho biết những việc làm sau đây có đóng góp hay ảnh hưởng thế nào đến kết quả kinh doanh.
a. Có ý tưởng kinh doanh cà phê, anh K xây dựng ý tưởng bằng cách xác định đối tượng khách hàng của mình là các bạn sinh viên; lựa chọn thuê địa điểm ở gần trường đại học; trang trí quán theo phong cách phù hợp với sở thích của các bạn trẻ; xác định phương thức kinh doanh mới mẻ hơn, mang lại sự tiện lợi cho khách hàng; kết hợp bán trực tiếp với bán qua mạng xã hội;...
b. Gia đình bác T mới chuyển lên thành phố sinh sống. Quan sát thấy hai quán cơm bình dân ở gần nhà có nhiều thực khách, bác quyết định mở quán cơm để kinh doanh mà không cần quan tâm đến đối thủ cạnh tranh vì cho rằng đây là cơ hội tốt giúp có thêm thu nhập và phù hợp với sở trường nấu nướng của bản thân.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Câu 3 trang 21 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cho biết những việc làm sau đây có thể mang lại kết quả kinh doanh như thế nào. Vì sao?
a. Hằng năm, Công ty A thường tiến hành khảo sát khách hàng đánh giá chất lượng sản phẩm đang cung cấp và đề xuất mong muốn về sản phẩm mới để tìm kiếm ý tưởng kinh doanh.
b. Ông chủ quán phở Y luôn phân tích những ưu thế của đối thủ cạnh tranh để tìm ra ý tưởng kinh doanh mới.
c. Bà P có ý tưởng sẽ mở quán, kinh doanh những món ăn theo sở thích cá nhân để phục vụ khách hàng.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Câu 2 trang 21 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a. Ý tưởng kinh doanh tốt là đáp ứng được nhu cầu thị trường.
b. Ý tưởng kinh doanh tốt là phải mang lại giá trị cho doanh nghiệp.
c. Cơ hội kinh doanh là do những điều kiện, hoàn cảnh khách quan mang đến.
d. Mọi cơ hội kinh doanh đều là những điều kiện thuận lợi nên cần nắm bắt và thực hiện ngay.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
e) trang 21 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Việc làm nào dưới đây không thực sự cần thiết khi lựa chọn cơ hội kinh doanh?
A. Phân tích nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
B. Phân tích loại hàng hoá, dịch vụ định kinh doanh.
C. Phân tích tình hình thị trường lao động.
D. Phân tích đối tượng khách hàng.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
d) trang 20 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Việc xác định cơ hội kinh doanh không dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Thị trường có nhu cầu. ub.nav
B. Hạn chế thấp nhất những rủi ro.
C. Huy động được nhiều nguồn lực sẵn có.
D. Sở thích của chủ kinh doanh.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
c) trang 20 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Cơ hội kinh doanh được xác định khi có khả năng
A. cung cấp dịch vụ chất lượng tương tự như các đối thủ trên thị trường.
B. tạo ra sản phẩm giống như đối thủ trên thị trường.
C. cung cấp dịch vụ chất lượng tốt hơn hiện tại.
D. tạo ra nhiều sản phẩm hơn đối thủ.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
b) trang 20 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nội dung nào dưới đây không là nguồn tạo ý tưởng kinh doanh?
A. Tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ góp phần cải thiện cuộc sống.
B. Tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có điểm mới về hình thức, chất lượng.
C. Cải tiến hình thức tổ chức sản xuất cung ứng sản phẩm cho thị trường.
D. Tạo ra sản phẩm theo nhu cầu của cá nhân người sản xuất.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
a) trang 20 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng
A. khai thác được cơ hội kinh doanh.
B. tạo ra được lợi thế cạnh tranh.
C. vừa khai thác được cơ hội kinh doanh vừa tạo ra lợi thế cạnh tranh.
D. có chi phí thấp nhất.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Câu 6 trang 19 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy viết bài giới thiệu về xu hướng tuyển dụng lao động lành nghề tại các doanh nghiệp ở địa phương, đồng thời đưa ra lời khuyên cho các bạn về hoạt động học tập và rèn luyện để trở thành người lao động lành nghề.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 5: Thị trường lao động và việc làm
Câu 5 trang 19 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong những trường hợp sau:
a. Bạn B đang học lớp 11. Từ nhỏ, bạn đã có niềm đam mê với công nghệ, mong muốn trở thành một kĩ sư công nghệ thông tin nhưng bố mẹ không ủng hộ vì muốn bạn theo học đại học Y để trở thành bác sĩ.
b. Anh H mới tốt nghiệp đại học nhưng khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin cũng như kĩ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế. Anh đã ba lần tham gia tuyển dụng nhưng vẫn chưa tìm được việc làm.
c. Với mơ ước trở thành công dân toàn cầu để có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu, bạn A chỉ tập trung vào học ngoại ngữ.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 5: Thị trường lao động và việc làm
Câu 4 trang 19 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật trong những trường hợp dưới đây:
a. Là một sinh viên mới ra trường, đi làm được một năm nhưng anh T đã hai lần thay đổi chỗ làm vì cho rằng đó là cách để chọn được nơi làm việc tốt nhất.
b. V có đam mê trở thành cô giáo dạy Ngữ văn nhưng lại đăng kí thi vào trường đại học kinh tế để sau này tìm được việc làm có thu nhập cao.
c. D có ước mơ trở thành một kĩ sư xây dựng. Mặc dù đang học trung học phổ thông nhưng mỗi dịp nghỉ hè, D lại theo phụ bố làm thêm ở công trường xây dựng để rèn luyện kĩ năng và kinh nghiệm để sau này dễ tìm được việc làm.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 5: Thị trường lao động và việc làm
Câu 3 trang 18 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Theo em, các nhận định sau đúng hay sai? Vì sao?
a. Thị trường việc làm kết nối cung - cầu lao động trên thị trường thông qua các phiên giao dịch việc làm.
b. Thị trường lao động hoạt động theo nguyên tắc thị trường bởi vậy không chịu sự tác động của Nhà nước.
c. Thị trường lao động và thị trường việc làm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
d. Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 5: Thị trường lao động và việc làm
Câu 2 trang 18 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Thị trường lao động và thị trường việc làm sẽ biến động như thế nào trong các trường hợp sau?
a. Cung về lao động trên thị trường ngày càng tăng nhưng không tăng đều giữa các ngành nghề.
b. Có nhiều nhà máy, xí nghiệp mới xây dựng trong khu vực.
c. Nhà nước công bố quy định tăng lương cơ bản cho người lao động.
d. Nhà nước có chủ trương chuyển từ nền kinh tế truyền thống sang kinh tế số.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 5: Thị trường lao động và việc làm
c) trang 17 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Việc làm là hoạt động lao động
A. tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm.
B. có mục đích của con người.
C. nhằm kết nối con người với nhau trong mọi lĩnh vực.
D. cơ bản nhất của con người trong mọi thời đại.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 5: Thị trường lao động và việc làm
b) trang 17 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ý nào dưới đây thể hiện vai trò của lao động trong hoạt động sản xuất?
A. Lao động là một trong các yếu tố cấu thành giá trị hàng hoá.
B. Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất.
C. Lao động là một trong những yếu tố đầu ra của hoạt động sản xuất.
D. Lao động là một bộ phận không thể thiếu được của đời sống con người.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 5: Thị trường lao động và việc làm
a) trang 17 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Lao động là hoạt động:
A. mang tính bản năng của con người để thích nghi với mọi hoàn cảnh và mỗi trường sống.
B. để phân biệt hoạt động của con người với hoạt động mang tính bản năng của loài vật.
C. có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội.
D. nhằm thoả mãn các đam mê và nhu cầu của đời sống con người.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 5: Thị trường lao động và việc làm
b) trang 16 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Chị Đ thi 2 năm vẫn trượt đại học nên đã xin bố mẹ thế chấp nhà để vay tiền ngân hàng làm thủ tục xuất khẩu lao động qua sự môi giới của công ty xuất khẩu lao động.
Em sẽ có lời khuyên như thế nào đối với chị Đ?
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 4: Thấp nghiệp
a) trang 16 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính đã 2 năm nhưng anh K vẫn chưa xin được việc làm đúng với chuyên môn của mình. Tham gia phiên giao dịch việc làm do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức, anh K cũng không tìm được việc làm, trong khi đó Công ty Y đang cần một nhân viên văn phòng và mời anh đến làm việc.
Theo em, anh K có nên làm nhân viên văn phòng tại Công ty Y hay không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 4: Thấp nghiệp
Câu 4 trang 15 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nhận xét việc làm của các tổ chức, cá nhân dưới đây:
a. Xã A sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để tổ chức hai khoá dạy nghề mây tre đan xuất khẩu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương. Sau đó, các học viên này vẫn không có việc làm vì không có bất cứ một dự án sản xuất mây tre đan nào được tổ chức tại địa phương.
b. Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, chính quyền xã X đã đến từng hộ gia đình thống kê số người thất nghiệp để tìm giải pháp kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, nhưng một số gia đình không hợp tác vì cho rằng Nhà nước không thể giải quyết được vấn đề này.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 4: Thấp nghiệp
Câu 3 trang 15 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể sau:
a. Thấy chị gái sau mấy năm học đại học nhưng xin việc mãi không được nên C không thi đại học mà đăng kí học nghề sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông để nhanh chóng tìm được việc làm.
b. Hội khuyến học xã T thường xuyên liên lạc với các doanh nhân thành đạt trong xã để giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.
c. Thấy lao động trong xã rơi vào tình trạng thất nghiệp thời vụ, ông H - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã - đã chủ động liên hệ với công ty mây tre đan xuất khẩu của tỉnh và chính quyền địa phương để tạo việc làm cho người dân.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 4: Thấp nghiệp
Câu 2 trang 15 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cho biết những trường hợp sau đây thuộc loại hình thất nghiệp nào:
a. Người không đi làm để tập trung giải quyết việc gia đình.
b. Khi nhà máy chuyển đổi sản xuất từ cơ khí lên tự động hoá, hàng loạt lao động trong nhà máy bị mất việc làm.
c. Người đi du học mới về nước chưa tìm được việc làm.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 4: Thấp nghiệp
d) trang 14 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Để dự báo tình hình thất nghiệp, Nhà nước đã làm gì?
A. Đào tạo lại nguồn nhân lực.
B. Hoàn thiện khung pháp lí về lao động, việc làm.
C. Thường xuyên điều tra và thông tin về tình hình thất nghiệp.
D. Giúp người dân nhận thức được các loại hình thất nghiệp.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 4: Thấp nghiệp
c) trang 14 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp thể hiện:
A. Trong hệ thống chính trị, Nhà nước giữ vị trí trung tâm.
B. Nhà nước có vai trò chủ đạo, đặc biệt quan trọng, mang tính chất quyết định trong hệ thống chính trị
C. Nhà nước có khả năng và điều kiện tạo việc làm cho tất cả những người bị thất nghiệp.
D. Nhà nước thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 4: Thấp nghiệp
b) trang 14 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Việc phân loại thất nghiệp thường dựa trên cơ sở nào?
A. Lí do thất nghiệp.
B. Sự tác động của các yếu tố khách quan.
C. Nguồn gốc và tính chất thất nghiệp.
D. Sự tác động của thất nghiệp.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 4: Thấp nghiệp
a) trang 14 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Thất nghiệp là
A. tình trạng của những người lao động đang chuẩn bị đi tìm kiếm việc làm.
B. tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
C. người lao động không đi tìm việc làm mà trông chờ vào Nhà nước và các tổ chức xã hội.
D. người lao động không đủ sức khoẻ để làm việc và đang tìm một việc làm khác phù hợp hơn.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 4: Thấp nghiệp