d) trang 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Việc làm nào dưới đây được pháp luật cho phép trong cạnh tranh?
A. Tích trữ hàng hoá để chờ tăng giá.
B. Khai báo không đúng mặt hàng kinh doanh.
C. Bỏ nhiều vốn để đầu tư kinh doanh.
D. Bỏ qua những quy định về môi trường trong sản xuất.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
c) trang 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Sự chênh lệch về trình độ nguồn nhân lực.
B. Sự khác biệt về nguồn vốn ban đầu.
C. Sự khác nhau về chi phí sản xuất.
D. Điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
b) trang 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là do
A. tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập.
B. tồn tại một chủ sở hữu với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập.
C. tồn tại nhiều doanh nghiệp tư nhân.
D. tồn tại nhiều doanh nghiệp do Nhà nước quản lí.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
a) trang 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Điền vào chỗ trống
Cạnh tranh là ................ về kinh tế giữa các …………... nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
A. sự tranh đua/ chủ thể kinh tế
B. sự tranh giành/ chủ thể kinh tế
C. sự ganh đua/ nhà sản xuất
D. sự tranh giành/ nhà sản xuất.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Luyện tập 3 trang 28 KTPL 11: Em hãy nhận xét việc làm của các tổ chức, cá nhân dưới đây:
a. Xã A sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tổ chức hai khoá dạy nghề mây tre đan xuất khẩu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương. Sau đó, các học viên này vẫn không có việc làm vì không có bất cứ một dự án sản xuất mây tre đan nào được tổ chức tại địa phương.
b. Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, chính quyền xã X đã đến từng hộ gia đình thống kê số người thất nghiệp đề tìm giải pháp kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, nhưng một số gia đình không hợp tác vì cho rằng Nhà nước không thể giải quyết được vấn đề này.
Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 4 (Kết nối tri thức): Thất nghiệp
Luyện tập 2 trang 28 KTPL 11: Em hãy cho biết những trường hợp sau đây thuộc loại hình thất nghiệp nào:
a. Người không đi làm để tập trung giải quyết việc gia đình.
b. Khi nhà máy chuyển đổi sản xuất từ cơ khí lên tự động hoá, hàng loạt lao động trong nhà máy bị mất việc làm.
c. Người đi du học mới về nước chưa kiếm được việc làm.
Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 4 (Kết nối tri thức): Thất nghiệp
Luyện tập 1 trang 27 KTPL 11: Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm sau đây? Vì sao?
a. Để giải quyết việc làm, Nhà nước phải tạo ra các điều kiện thuận lợi cho người lao động tự tạo việc làm.
b. Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm giải quyết việc làm cho người thất nghiệp ở địa phương.
c. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm môi giới, giới thiệu việc làm cho người lao động.
d. Người lao động giữ vai trò quan trọng nhất trong việc giải quyết thất nghiệp.
Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 4 (Kết nối tri thức): Thất nghiệp
Câu hỏi 2 trang 24 KTPL 11: Em hãy phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thất nghiệp của một số sinh viên ngành Dược, Điều dưỡng ở tỉnh N.
Trường hợp 2. Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh N, số sinh viên theo học các ngành Dược, Điều dưỡng ở các hệ cao đẳng, trung cấp tốt nghiệp hằng năm rất lớn. Tuy nhiên mỗi năm, tỉnh chỉ bố trí được chỗ làm với số lượng có hạn cho đối tượng này nên nhiều sinh viên ra trường bị thất nghiệp. Trong khi đó, tỉnh rất cần các bác sĩ có chuyên môn cao nhưng lại khó tuyển dụng.
Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 4 (Kết nối tri thức): Thất nghiệp
Câu hỏi 1 trang 24 KTPL 11: Chị Y và nhóm bạn thất nghiệp do những nguyên nhân nào?
Trường hợp 1. Chị Y và nhóm bạn của mình đang thất nghiệp. Chị Y đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán doanh nghiệp nhưng làm nhân viên hành chính cho một cơ sở giáo dục. Sau một thời gian làm việc, chị quyết định thôi việc để đi tìm công việc mới phù hợp với sở thích và khả năng của mình. Anh X bị doanh nghiệp cho thôi việc do vi phạm kỉ luật lao động nhiều lần, anh T bị mất việc làm do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất kinh doanh.
Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 4 (Kết nối tri thức): Thất nghiệp
Câu hỏi 2 trang 23 KTPL 11: Tình hình thất nghiệp sẽ thay đổi như thế nào khi nền kinh tế phục hồi hay suy thoái
Thông tin 2. Do tác động của khủng hoảng kinh tế, hàng hóa sản xuất ra không bán được, công ty X phải thu hẹp sản xuất, khiến nhiều lao động bị mất việc làm. Khi Chính phủ đưa ra nhiều chính sách để phục hồi kinh tế, doanh nghiệp được hỗ trợ để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty mở rộng sản xuất, thu hút lại nhiều lao động làm cho lượng người thất nghiệp giảm dần.
Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 4 (Kết nối tri thức): Thất nghiệp
Câu hỏi 1 trang 23 KTPL 11: Trong gia đình anh M, ai là người muốn kiếm việc làm nhưng chưa tìm được? Ai là người tự nguyên thất nghiệp?
Thông tin 1. Anh M là kĩ sư nông nghiệp từng làm việc ở công ty xuất khẩu nông sản tại tỉnh Đ. Do hoàn cảnh gia đình, anh phải chuyển về thành phố để sinh sống và chưa tìm được việc làm. Vợ anh vốn là giáo viên mầm non nhưng khi về thành phố chỉ xin được làm tạp vụ tại một cơ sở sản xuất kinh doanh với mức lương rất thấp nên chưa muốn đi làm. Bố anh năm nay 55 tuổi đã làm cho một công ty sản xuất ô tô gần 30 năm. Khi doanh nghiệp này thay đổi, cơ cấu sử dụng rô-bốt thay thế thợ hàn để lắp ráp ô tô, ông đã bị mất việc. Em trai anh là kĩ sư công nghệ thông tin cho một công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 4 (Kết nối tri thức): Thất nghiệp
Câu hỏi trang 22 KTPL 11: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Kinh tế suy thoái, doanh nghiệp X phải thu hẹp quy mô sản xuất khiến ông A và nhiều lao động khác bị mất việc làm, không có thu nhập. Đã gần hai tháng, ông A tìm việc ở nhiều nơi nhưng vẫn chưa được.
Câu hỏi: Ở trường hợp trên, ông A và người lao động của doanh nghiệp X đang gặp phải vấn đề gì? Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về vấn đề đó.
Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 4 (Kết nối tri thức): Thất nghiệp
Luyện tập 3 trang 21 KTPL 11: Em hãy thể hiện thái độ của mình đối với hành vi của chủ thể ở các trường hợp dưới đây trong việc chấp hành chủ trương, chính sách nhà nước về lạm phát.
a. Ngân hàng Y muốn duy trì mức lãi suất huy động vốn thấp trong khi Chính phủ đang chủ trương thực hiện chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát.
b. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, Uỷ ban nhân dân huyện C phát động phong trào tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu công của các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước.
c. Giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng cao, thành phố H tăng cường kiểm soát giá và sử dụng hiệu quả mạng lưới phân phối của các siêu thị để bình ổn giá.
Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 3 (Kết nối tri thức): Lạm phát
Luyện tập 2 trang 21 KTPL 11: Em hãy cho biết những biến động sau đây có thể làm cho lạm phát tăng hay không. Vì sao?
a. Hoạt động xuất khẩu tăng mạnh.
b. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu nhập khẩu trong khi giá của chúng đang tăng cao.
c. Giá xăng tăng cao.
Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 3 (Kết nối tri thức): Lạm phát
Luyện tập 1 trang 21 KTPL 11: Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến sau? Vì sao?
a. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.
b. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.
c. Lạm phát là biểu hiện đồng tiền của quốc gia bị mất giá.
d. Lạm phát luôn ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 3 (Kết nối tri thức): Lạm phát
Câu hỏi 2 trang 20 KTPL 11: Nhà nước đã có vai trò như thế nào trong việc kiềm chế lạm phát giai đoạn 2016 - 2020?
Thông tin 2. Công tác điều hành kiểm soát lạm phát những năm gần đây đạt được kết quả quan trọng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành trong việc xây dựng và thực hiện các kịch bản điều hành giá những mặt hàng quan trọng, thiết yếu như dịch vụ y tế, xăng, dầu, điện,... phù hợp trong từng giai đoạn. Nhờ vậy, giai đoạn 2016 - 2020 là giai đoạn thành công trong việc kiểm soát lạm phát
Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 3 (Kết nối tri thức): Lạm phát
Câu hỏi 1 trang 20 KTPL 11: Nội dung khoản 2, khoản 4 Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thể hiện Nhà nước thực hiện việc kiểm soát lạm phát như thế nào?
Thông tin 1. Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định một số nội dung liên quan đến lạm phát như sau:
“2. Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. [...]
4. Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ”
Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 3 (Kết nối tri thức): Lạm phát
Câu hỏi 1 trang 19 KTPL 11: Em hãy chỉ ra hậu quả do lạm phát tăng cao gây ra trong thông tin trên.
Thông tin. Tháng 10 năm 2022, lạm phát các nước khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng mức kỉ lục 10,7%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo, mùa đông năm nay hơn một nửa quốc gia trong khu vực này sẽ rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế.
Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 3 (Kết nối tri thức): Lạm phát
Câu hỏi 1 trang 19 KTPL 11: Theo em, vì sao giá thực phẩm, giá năng lượng tăng là nguyên nhân khiến lạm phát năm 2021 tăng?
Thông tin. Theo Tổng cục Thống kê, CPI bình quân năm 2021 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Giá xăng dầu trong nước tăng 31,74% so với năm trước, giá gas tăng 25,89%.
- Giá gạo tăng 5,79% so với năm trước.
- Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,03% so với năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng.
Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 3 (Kết nối tri thức): Lạm phát
Câu hỏi 1 trang 18 KTPL 11: Em có nhận xét gì về mức độ lạm phát của nước ta năm 1986, 2010 - 2011, 2012 - 2013?
Thông tin 1. Cuối năm 2010, lạm phát hai con số kéo dài 13 tháng đến tháng 10 năm 2011 khiến CPI tăng 11,75% năm 2010 và 18,13% năm 2011. Trước tình hình đó, Chính phủ và các cấp, các ngành đã triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp kiềm chế và kiểm soát lạm phát nên chỉ số giá tiêu dùng đã giảm xuống mức một con số (6,81% năm 2012; 6,04% năm 2013;...). Đẩy lùi lạm phát cao trong những năm qua là một trong những nhân tố quan trọng góp phần đưa kinh tế vĩ mô Việt Nam đi dần vào thế ổn định.
Thông tin 2. Năm 1985, chỉ số CPI tăng đến 92%, năm 1986 lên tới 775%, nền kinh tế bước vào thời kì lạm phát dữ dội với tỉ lệ tăng 3 con số kéo dài trong 2 năm tiếp theo. Phân phối lưu thông trong tình trạng rối ren, diễn biến theo chiều hướng xấu. Giá cả tiếp tục biến động phức tạp. Đồng tiền mất giá nhanh, tâm lí người tiêu dùng không muốn giữ tiền mặt, tìm cách mua hàng dự trữ để bảo đảm, làm tăng thêm tình trạng căng thẳng về hàng hóa vốn đã thiếu so với nhu cầu.
Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 3 (Kết nối tri thức): Lạm phát