Vận dụng trang 31 Vật Lí 12: Để xuất phương án và thực hiện phương án đo nhiệt dung riêng của một khối kim loại (đồng hoặc nhôm) bằng các dụng cụ thông dụng ở phòng thí nghiệm.
Giải Vật Lí 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Thực hành đo nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hoá hơi riêng
Câu hỏi 1 trang 30 Vật Lí 12: Dựa vào cơ sở lí thuyết và các dụng cụ gợi ý, hãy để xuất phương án thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước theo các gợi ý sau:
- Xác định các đại lượng trung gian cần đo và dụng cụ để đo các đại lượng này.
- Cách bố trí thí nghiệm và các bước tiền hành thí nghiệm.
- Dự kiến kết quả cần thu thập và xử lí số liệu.
Giải Vật Lí 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Thực hành đo nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hoá hơi riêng
Mở đầu trang 29 Vật Lí 12: Nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hóa hơi riêng là các đại lượng vật lí đặc trưng cho một chất khí khi trao đổi nhiệt và chuyển giữa các thể. Giá trị của các đại lượng trên được các nhà khoa học xác định thông qua thực nghiệm. Vậy các đại lượng trên được đo như thế nào thông qua các dụng thí nghiệm đơn giản ở trường phổ thông?
Giải Vật Lí 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Thực hành đo nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hoá hơi riêng
Bài 3 trang 28 Vật Lí 12: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 400 g, chứa 3 lít nước được đun trên bếp. Khi nhận được nhiệt lượng 740 kJ thì ấm đạt đến nhiệt độ là 80 °C. Tính nhiệt độ ban đầu của ấm và nước, biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4 180 J/kg.K. Coi nhiệt lượng mà ấm toả ra bên ngoài là không đáng kể.
Giải Vật Lí 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học
Bài 2 trang 28 Vật Lí 12: Một người cọ xát một miếng sắt dẹt có khối lượng 150 g trên một tấm đá mài. Sau một khoảng thời gian, miếng sắt nóng thêm 12 °C. Tính công mà người này đã thực hiện, giả sử rằng 40% công đó được dùng để làm nóng miếng sắt. Biết nhiệt dung riêng của sắt là 460 J/kg.K.
Giải Vật Lí 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học
Vận dụng trang 25 Vật Lí 12: Hãy giải thích nguyên nhân gây ra sự tăng nhiệt độ trong ô tô ở Hình 3.1. Người ta thường sử dụng biện pháp đơn giản nào để hạn chế sự tăng nhiệt độ không khí trong ô tô trong trường hợp này?
Giải Vật Lí 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học
Câu hỏi 6 trang 25 Vật Lí 12: Xét khối khí như trong Hình 3.4, nếu ta vừa dùng tay ấn mạnh và nhanh pit-tông, vừa nung nóng khí bằng ngọn lửa đèn cồn thì nội năng của khí biến thiên như thế nào so với trường hợp không nung nóng? Vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, viết biểu thức liên hệ độ biến thiên nội năng của khối khí với công và nhiệt lượng mà khí nhận được
Giải Vật Lí 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học
Vận dụng trang 24 Vật Lí 12: Hình 3.6 mô tả cách tạo lửa bằng ma sát trong tình huống nguy cấp của con người (như cần sưởi ấm trong thời tiết lạnh, nấu chín thức ăn,...) khi không có bật lửa. Hãy giải thích cách tạo ra lửa trong tình huống này.
Giải Vật Lí 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học
Luyện tập 2 trang 24 Vật Lí 12: Một người thợ rèn nhúng một con dao rựa bằng thép có khối lượng 1,1 kg ở nhiệt độ 850 °C vào trong bể nước lạnh để làm tăng độ cứng của lưỡi dao. Nước trong bể có thể tích 200 lít và có nhiệt độ bằng với nhiệt độ ngoài trời là 27 °C.
Xác định nhiệt độ của nước khi có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua sự truyền nhiệt cho thành bể và môi trường bên ngoài. Biết nhiệt dung riêng của thép là 460 J/kg.K; của nước là 4 180 J/kg.K.
Giải Vật Lí 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học
Mở đầu trang 20 Vật Lí 12: Ô tô khi đóng kín cửa để ngoài trời nắng nóng (Hình 3.1), nhiệt độ không khí trong xe tăng rất cao so với nhiệt độ bên ngoài, làm giảm tuổi thọ của các thiết bị bên trong xe. Nguyên nhân nào gây ra sự tăng nhiệt độ này?
Giải Vật Lí 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học
Bài 2 trang 19 Vật Lí 12: Giả sử một học sinh tạo ra một nhiệt kế sử dụng một thang nhiệt độ mới cho riêng mình, gọi là thang nhiệt độ Z, có đơn vị là °Z. Trong đó, nhiệt độ của nước đá đang tan ở 1 atm là - 5 °Z và nhiệt độ nước sôi ở 1 atm là 105 °Z.
a) Thiết lập biểu thức chuyển đổi nhiệt độ từ thang nhiệt độ Celcius sang thang nhiệt độ Z.
b) Nếu dùng nhiệt kế mới này đo nhiệt độ một vật thì thấy giá trị 61 °Z, nhiệt độ của vật trong thang nhiệt độ Celcius là bao nhiêu?
c) Nhiệt độ của vật bằng bao nhiêu (theo thang nhiệt độ Celcius) để số chỉ trên hai thang nhiệt độ bằng nhau?
Giải Vật Lí 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Thang nhiệt độ
Bài 1 trang 19 Vật Lí 12: Kết luận nào dưới đây là không đúng với thang nhiệt độ Celsius?
A. Kí hiệu của nhiệt độ là t.
B. Đơn vị đo nhiệt độ là °C.
C. Chọn mốc nhiệt độ nước đá đang tan ở áp suất 1 atm là 0 °C.
D. 1 °C tương ứng với 273 K.
Giải Vật Lí 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Thang nhiệt độ
Luyện tập 2 trang 18 Vật Lí 12: Một nhiệt kế có phạm vi đo từ 273 K đến 1273 K dùng để đo nhiệt độ của các lò nùng.
a) Xác định phạm vi đo của nhiệt kế này trong thang nhiệt độ Celcius?
b) Nếu sử dụng nhiệt kế này để đo nhiệt độ lò nung đang nấu chảy đồng có nhiệt độ nóng chảy là 1083 ℃ thì nhiệt kế có đo được không?
Giải Vật Lí 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Thang nhiệt độ
Câu hỏi 5 trang 17 Vật Lí 12: Dựa vào cách chia nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius và thang nhiệt độ Kelvin, hãy chứng minh:
của khoảng cách giữa nhiệt độ nóng chảy của nước tinh khiết đóng băng và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết (ở áp suất 1 atm);
của khoảng cách giữa nhiệt độ không tuyệt đối và nhiệt độ điểm mà nước tinh khiết tồn tại đồng thời ở thể rắn, lỏng và hơi (ở áp suất 1 atm)
Giải Vật Lí 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Thang nhiệt độ
Vận dụng trang 17 Vật Lí 12: Hiện nay, người ta có thể đo nhiệt độ bằng cảm biến hồng ngoại. Hãy tìm hiểu thông tin và thực hiện các yêu cầu sau:
- Nêu nguyên lí đo nhiệt độ của cảm biến hồng ngoại
- Nêu cách sử dụng nhiệt kế hồng ngoại điện tử (Hình 2.2c) để đo nhiệt độ
Giải Vật Lí 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Thang nhiệt độ
Câu hỏi 2 trang 16 Vật Lí 12: Trong thời tiết mùa đông giá lạnh, cùng ở trong phòng học, nếu chạm tay vào song sắt ở cửa sổ, ta có cảm giác lạnh, nhưng chạm tay vào bàn gỗ ta có cảm giác đỡ lạnh hơn. Có phải vì chiếc bàn gỗ có nhiệt độ cao hơn không? Vì sao? Làm thế nào có thể biết được nhiệt độ các vật?
Giải Vật Lí 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Thang nhiệt độ
Bài 2 trang 14 Vật Lí 12: Một nhà máy thép mỗi lần luyện được 35 tấn thép. Cho nhiệt nóng chảy riêng của thép là 2,77.105 J/kg.
a) Tính nhiệt lượng cẩn cung cấp để làm nóng chảy thép trong mỗi lần luyện của nhà máy ở nhiệt độ nóng chảy.
b) Giả sử nhà máy sử dụng khí đốt để nấu chảy thép trong lò thổi (nồi nấu thép). Biết khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg khí đốt thì nhiệt lượng toa ra là 44.106 J. Xác định lượng khí đốt cần sử dụng để tạo ra nhiệt lượng tính được ở câu a.
c) Việc sử dụng khí đốt để vận hành các nhà máy thép có thể gây ra những hậu quả gì cho môi trường và đời sống con người?
Giải Vật Lí 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Sự chuyển thể
Bài 1 trang 14 Vật Lí 12: Kết luận nào dưới đây không đúng với thể rắn?
A. Khoảng cách giữa các phân tử rất gần nhau (cỡ kích thước phân tử)
B. Các phân tử sắp xếp có trật tự
C. Các phân tử dao động quanh vị trí cân bằng cố định
D. Các phân tử dao động quanh vị trí cân bằng luôn thay đổi
Giải Vật Lí 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Sự chuyển thể
Vận dụng trang 14 Vật Lí 12: Trước đây, để khử trùng các dụng cụ y tế dùng nhiều lần (kéo, kẹp gắp, dao mổ tiểu phẫu,…), người ta thường luộc chúng trong nước sôi. Giả sử cần phải thực hiện nhiệm vụ này nhưng có một số vi khuẩn chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 105 ℃, trong khi nhiệt độ sôi của nước ở điều kiện tiêu chuẩn là 100 ℃. Hãy đề xuất phương án đơn giản để diệt các vi khuẩn này và giải thích
Giải Vật Lí 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Sự chuyển thể
Luyện tập trang 14 Vật Lí 12: 1. Bạn A muốn đun sôi 1,5 lít nước bằng bếp gas. Do sơ suất nên bạn quên không tắt bếp khi nước sôi. Tính nhiệt lượng đã làm hóa hơi 1 lít nước trong ấm do sơ suất đó. Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg
2. Tại sao trên núi cao, ta không thể luộc chín trứng bằng nồi thông thường, mặc dù nước trong nồi vẫn sôi?
Giải Vật Lí 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Sự chuyển thể