Bài đọc 3: Một kì quan
Nằm cách thủ đô Phnom Pênh 317 km. Ăng co là một quần thể đền đài nguy nga, hoàn toàn làm bằng đá.
Khu đền chính Ăng-co Vát nổi bật với năm tòa tháp khổng lồ. Bên dưới các tòa tháp là những hành lang hun hút với những bức tranh điêu khắc tinh xảo. Đây là tác phẩm điêu khắc bằng tay trên đá lớn nhất thế giới. Chỉ riêng việc điêu khắc hình 1700 vũ nữ duyên dáng, từ khuôn mặt đến cử chỉ không ai giống ai, cũng đủ nói lên sự tinh xảo của những bức tranh đá này.
Cách Ăng-co Vát không xa là khu đền Ăng-co Thom. Ấn tượng nhất ở đây là đền Bay-on với hàng trăm pho tượng đá có bốn mặt, nhìn ra bốn hướng.
Kinh ngạc trước vẻ đẹp của Ăng-co, một giáo sĩ phương Tây đến thăm khu đền vào năm 1586 đã viết: “Đó là một kiến trúc phi thường mà không giấy bút nào tả xiết.”
Khu di tích Ăng-co là niềm tự hào của đất nước Cam-pu-chia.
Theo Ngọc Linh
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 103, 104 Một kì quan
Hoạt động nhóm
- Mỗi nhóm (6-7 học sinh) chia làm 2 đội: đội Lúc-xăm-bua và đội Việt Nam
- Các đội tự giới thiệu, hát, múa và đặt câu hỏi cho đội bạn.
- Kết thúc giao lưu, hai đội chào tạm biệt.
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 102 Trao đổi: Thực hành giao lưu
Bài đọc 2: Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
Hôm ấy, chúng tôi đến thăm một trường tiểu học. Cô Hiệu trưởng mời đoàn vào thăm một lớp. Điều bất ngờ là tất cả học sinh đều lần lượt tự giới thiệu bằng tiếng Việt: “Em là Mô-ni-ca”. “Em là Giét-xi-ca.”,…Mở đầu cuộc gặp, các em hát tặng đoàn bài Kìa con bướm vàng bằng tiếng Việt. Rồi các em giới thiệu những vật sưu tầm được như đàn tơ rưng, cái nón, tranh cây dừa, ảnh xích lô,… Các em còn vẽ Quốc kì Việt Nam và nói được bằng tiếng Việt: “Việt Nam, Hồ Chí Minh.”
Hóa ra cô giáo của các em đã từng ở Việt Nam hai năm. Cô thích Việt Nam nên đã dạy các em tiếng Việt và kể cho các em nghe nhiều điều tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam. Các em còn tìm hiểu về Việt Nam trên In-tơ-nét. Các em đặt cho chúng tôi rất nhiều câu hỏi về thiếu nhi Việt Nam: “Học sinh Việt Nam học những môn gì?”, “Trẻ em Việt Nam thích những bài hát nào?”, “Ở Việt Nam, trẻ em chơi những trò chơi gì?”
Đã đến lúc chia tay. Dưới làn tuyết bay mù mịt, các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến, cho đến khi xe của chúng tôi khuất hẳn trong dòng người và xe cộ tấp nập của thành phố châu Âu hoa lệ, mến khách.
Theo Quỳnh Phương
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 99, 100 Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
Trao đổi:
a) Tên câu chuyện giúp em hiểu câu chuyện nói về điều gì?
b) Theo câu chuyện, ai đã giúp người Phi-líp-pin biết cách trồng lúa?
c) Câu chuyện thể hiện sự trân trọng đối với cây lúa như thế nào?
Giải Tiếng Việt lớp 3 ( Cánh diều) Tập 2 trang 97, 98 Nghe - kể: Sự tích cây lúa
Sao Hôm, Sao Mai
Trời vừa chạng vạng
Sao Hôm hiện lên
Sao làm đèn ngủ
Đón em vào đêm.
Tinh mơ em dậy
Lại ngôi Sao Mai
Sao làm ngọn đuốc
Tiễn em sang ngày
Hai sao chỉ một
Làm việc bằng hai
Đêm ngày thầm lặng
Chẳng cần khoe ai.
Phạm Đình Ân
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 97 Viết
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về Trái Đất hoặc về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị.
- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về Trái Đất hoặc về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị.
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 96 Tự đọc sách báo
Bài đọc 1: Cu-ba tươi đẹp
Nửa vòng Trái Đất, rẽ tầng mây
Anh đến Cu-ba một sáng ngày
Nắng rực trời tơ và biển ngọc
Đảo tươi một dải lụa đào bay.
Em ạ, Cu-ba ngọt lụm đường
Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương
Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại
Ong lạc đường hoa, rộng bốn phương…
Ở đây với bạn, một ngày qua
Anh nhớ vô cùng đất nước ta!
Mai mốt, em ơi, rời xứ bạn
Anh về, em lại nhớ Cu-ba.
Tố Hữu
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 94, 95, 96 Cu-ba tươi đẹp
Qua câu chuyện, em thấy cố Đương và người dân xóm chài đã chọn cách ứng xử như thế nào với thiên nhiên?
a) Dựa hoàn toàn vào thiên nhiên.
b) Cải tạo thiên nhiên để phục vụ mình.
c) Vừa dựa vào thiên nhiên, vừa cải tạo thiên nhiên.
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 91, 92 Những bậc đá chạm mây
Bài đọc 4: Những bậc đá chạm mây
Ngày xưa, dưới chân núi Hồng Lĩnh có một xóm nhỏ, người dân sống bằng nghề đánh cá. Cuộc sống đang yên lành bỗng một trận bão cuốn đi tất cả thuyền bè. Dân xóm chài hết đường sinh sống đành lên núi kiếm củi đem ra chợ bán. Nhưng sườn núi phía họ ở vách dựng đứng, bà con phải đi đường vòng rất xa.
Bấy giờ trong xóm có một ông lão nghèo. Người ta gọi ông là cố Đương vì hễ gặp việc gì khó ông đều đảm đương gánh vác. Thấy lên núi phải đi đường vòng, ông bàn với mọi người ghép đá thành bậc thang vượt dốc để có được con đường ngắn như mong muốn. Ai nấy đều lắc đầu bảo việc ấy khó lắm, không làm được.
Nhưng cố Đương vẫn tìm cách làm đường. Công việc nặng nhọc không khiến ông sờn lòng. Thấy ông đói, những con vượn ở gần đó mang hoa quả đến cho ông. Chim chóc thay nhau ca hát để ông quên mệt. Về sau nhiều người trong xóm tình nguyện đến làm cùng.
Sau năm lần sim ra quả, con đường lên núi đã hoàn thành, nhờ đó mọi người có thể lên xuống núi dễ dàng. Cả xóm biết ơn cố Đương. Tặng thêm cho ông một tên mới là cố Ghép. Ngày nay, con đường vượt núi gọi là Chuông Ghép vẫn còn ở phía nam dãy núi Hồng Lĩnh.
Theo Nguyễn Đổng Chi.
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 91, 92 Những bậc đá chạm mây