Đọc bài thơ: Tiếng nước mình trang 91, 92
Tiếng nước mình
Tiếng bố là dấu sắc
Có phải không bố ơi?
Cao như mây đỉnh núi
Bát ngát như trùng khơi.
Tiếng mẹ là dấu nặng
Bập bẹ thuở đầu đời
Ngọt ngào như dòng sữa
Nuôi con lớn thành người.
Tiếng võng là dấu ngã
Kẽo kẹt suốt mùa hè
Bà ru cháu khôn lớn
Trong êm đềm tiếng ve.
Tiếng làng là dấu huyền
Có sân đình bến nước
Có cánh diều tuổi thơ
Nâng cả trời mơ ước.
Tiếng cỏ là dấu hỏi
Tuổi thơ chơi chọi gà
Nếu tiếng không có dấu
Là tiếng em reo ca.
(Trúc Lâm)
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 91, 92, 93, 94 Bài 20: Tiếng nước mình - Kết nối tri thức
Giải câu đố và viết lời giải vào vở.
- Tỉnh nào đất tổ Hùng Vương
Bốn mùa bóng cọ rợp đường tuổi thơ?
- Tỉnh nào non nước quanh quanh
Tự hào Bác đã sinh thành từ đây?
- Tỉnh nào có vịnh Cam Ranh
Nha Trang biển đẹp nổi danh xa gần?
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 87, 88, 89, 90 Bài 19: Sông Hương - Kết nối tri thức
Đọc văn bản: Sông Hương trang 87, 88
Sông Hương
Từ xưa, người Huế đã dành những lời thơ đẹp nhất, tình cảm sâu đậm nhất cho dòng sông quê hương.
Người ta kể rằng, xưa kia, dòng nước ở đây thường thoảng lên một mùi hương dịu dịu bởi nguồn sông chảy qua một cảnh rừng mọc dãy một loại cỏ có tên là thạch xương bồ.
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ, ...
Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ủng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.
(Theo Cửu Thọ)
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 87, 88, 89, 90 Bài 19: Sông Hương - Kết nối tri thức
Chọn từ dưới đây thay cho mỗi từ in đậm trong câu.
Sừng sững, chăm chỉ, vàng ruộm
a. Những người dân quê tôi rất hiền lành, chịu khó.
b. Dưới ánh mặt trời, cánh đồng vàng rực màu lúa chín.
c. Đi qua cánh rừng, một dãy núi hùng vĩ hiện ra trước mắt chúng tôi.
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 83, 84, 85, 86 Bài 18: Núi quê tôi - Kết nối tri thức
Đọc văn bản: Núi quê tôi trang 83, 84
Núi quê tôi
Từ xa xa, trên con đường đất đỏ chạy về làng, tôi đã trông thấy bóng núi quê tôi xanh thẫm trên nền trời mây trắng.
Về cuối thu sang đông, trên đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng. Còn về mùa hè, trong ánh chớp sáng lóa của cơn dông, cả ngọn núi hiện ra xanh mướt. Lá cây bay như làn tóc của một bà tiên đang hướng mặt về phía biển. Còn cả người bà thì ẩn dưới những cánh đồng lúa chín vàng.
Núi hiện lên trong mưa có nhiều màu lá. Lá bạch đàn, lá tre xanh tươi che rợp những con đường mòn quanh co lên đỉnh núi. Những vườn chè, vườn sắn xanh tốt bao quanh sườn núi. Thình thoảng, giữa những mảnh vườn là bóng xanh um của một cây mít, và thênh thang rười rượu là màu xanh của cỏ, dứa dại và sim, mua.
Ở lưng chừng núi có một khe nhỏ, nước chảy ra trong vắt, đọng xuống một giếng đá …
Từ xa xa, tôi nghe thấy tiếng lá bạch đàn và lá tre reo. Từ xa xa, tôi đã cảm thấy hương thơm của chè xanh, của bếp nhà ai tỏa khói.
(Theo Lê Phương Liên)
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 83, 84, 85, 86 Bài 18: Núi quê tôi - Kết nối tri thức