Đọc văn bản: Bầy voi rừng Trường Sơn trang 35, 36
Bầy voi rừng Trường Sơn
Dãy Trường Sơn chạy dọc miền Trung nước ta. Đường lên Trường Sơn có nhiều cánh rừng hoang vu. Trong rừng, cây mọc tầng tầng lớp lớp, núi đá chen lẫn đồi cây, sương phủ quanh năm. Nơi đó có những nguồn suối không bao giờ cạn, những bãi chuối đỏ rực trời hoa đỏ, những rừng lau bát ngát, ngày đêm giũ lá rào rào,… Đó là xứ sở của loài voi.
Voi sống thành từng bầy rất đông. Chúng ăn rất khỏe. Để nuôi sống cơ thể to lớn của mình, mỗi con voi phải ăn khoảng 150 ki-lô-gam cây cỏ mỗi ngày. Chúng phải đi liên tục để tìm cái ăn. Từ trên núi, chúng xuống đồng cỏ, rồi từ đồng cỏ, chúng lại lên núi. Buổi trưa, chúng trú nắng trong cánh rừng rậm. Chiều xuống, chúng đi tắm ở những quãng sông vắng, rồi lại lững thững lên bãi tìm thức ăn. Vào lúc rạng sáng và chiều tà, chúng rống rền vang, oai nghiêm và đầy uy lực.
Voi là loài vật thông minh, có tình nghĩa. Chúng tận tâm và thương mến nhau chẳng khác gì con người. Một con đau yếu thì cả bầy biếng ăn, ngơ ngác. Một con sa bẫy thì cả bầy tìm cách cứu giúp, dù có phải chịu đói khát hoặc tạm dừng chuyến đi.
(Theo Vũ Hùng)
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 35, 36, 37, 38, 39 Bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn - Kết nối tri thức
Đọc bài thơ: Mặt trời xanh của tôi trang 32, 33
Mặt trời xanh của tôi
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ?
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió.
Đã ai lên rừng cọ
Giữa một buổi trưa hè?
Gối đầu lên thảm cỏ
Nhìn trời xanh, lá che...
Đã có ai dậy sớm
Nhìn lên rừng cọ tươi?
Lá xoè như tia nắng
Giống hệt như mặt trời.
Rừng cọ ơi! rừng cọ!
Lá đẹp, lá ngời ngời
Tôi yêu, thường vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi.
NGUYỄN VIẾT BÌNH
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 32, 33, 34 Bài 7: Mặt trời xanh của tôi - Kết nối tri thức
Quan sát tranh và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Giới thiệu bao quát về cảnh vật trong tranh.
(ví dụ: Bức tranh vẽ khu rừng với nhiều cây trái,...)
b. Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh vật trong tranh.
(ví dụ: Cảnh vật có nhiều màu sắc của cây cỏ, hoa trái,...)
c. Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với cảnh vật.
- Cảm xúc của em trước vẻ đẹp của cây cối. (ví dụ: thích thú khi ngắm những quả xoài vàng ruộm,...)
- Cảm xúc khi nghĩ về lợi ích của cây cối. (ví dụ: yêu quý cây cối vì cây cho hoa thơm, trái ngọt, cho bóng mát...)
- Cảm xúc khi nghĩ về công lao của người trồng cây, chăm sóc cây. (ví dụ: biết ơn người trồng cây,...)
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 27, 28, 29, 30, 31 Bài 6: Cây gạo - Kết nối tri thức
Cùng bạn hỏi – đáp về địa điểm diễn ra các sự việc trong đoạn văn sau:
Trên vòm cây, lũ chim sẻ đang trò chuyện ríu rít. Dưới đất, đám lá khô cuống cuồng chạy, va vào nhau sột soạt. Trước hiên nhà, tấm mành che đung đưa, lách cách. Trong nhà, em bé chợt giật mình tỉnh giấc. “Suỵt, im nào!” - Ngọn gió thầm nhắc. Và bỗng dưng tất cả dừng lại thật.
(Ngọc Minh).
Mẫu:
- Lũ chim sẻ đang trò chuyện ở đâu?
- Lũ chim sẻ đang trò chuyện trên vòm cây.
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 27, 28, 29, 30, 31 Bài 6: Cây gạo - Kết nối tri thức
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi.
a. Những sự vật nào được so sánh với nhau?
b. Chúng được so sánh với nhau ở đặc điểm gì?
c. Tác dụng của biện pháp so sánh trong miêu tả sự vật là gì?
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 27, 28, 29, 30, 31 Bài 6: Cây gạo - Kết nối tri thức
Đọc văn bản: Cây gạo trang 27, 28
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn Mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Theo Vũ Tú Nam
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 27, 28, 29, 30, 31 Bài 6: Cây gạo - Kết nối tri thức
Nói điều em biết về rừng (qua phim ảnh, sách báo).
Gợi ý:
- Em biết đến khu rừng đó nhờ đâu?
- Cây cối trong khu rừng đó như thế nào?
- Trong rừng có những con vật gì?
- Nêu cảm nghĩ của em về khu rừng đó.
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 23, 24, 25, 26 Bài 5: Ngày hội của rừng xanh - Kết nối tri thức