+2697 câu hỏi
Câu 862475:
Tự luận

Đọc văn bản:

Cây bút thần

Ngày xưa, có một em bé rất thông minh, tên là Mã Lương. Mã Lương rất thích vẽ. Khi kiếm củi trên núi hay lúc cắt cỏ ven sông, em đều tập vẽ trên đất, trên đá. Em vẽ chim, tưởng như sắp được nghe chim hót; vẽ cá, tưởng được trông thấy cá bơi. Em ao ước có một cây bút vẽ.
Một đêm, Mã Lương mơ thấy một cụ già tóc bạc phơ đưa cho em cây bút sáng lấp lánh. Em reo lên: “Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông!”. Tỉnh dậy, Mã Lương thấy cây bút vẫn trong tay mình.

 

Mã Lương vẽ một con chim, chim tung cánh bat; vẽ một con cá, cá vẫy đuôi trường xuống sông,… Mã Lương liền dùng bút thần vẽ cho người nghèo trong làng. Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc,...

Biết chuyện, một phú ông trong làng sai đầy tớ: “Mau bắt Mã Lương về cho ta!”. Hắn bắt Mã Lương vẽ theo ý muốn của hắn. Mã Lương không chịu. Hắn nhốt em vào chuồng ngựa bỏ đói, bỏ rét. Nhưng Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò sưởi để sưởi.
Phú ông sai đầy tớ xông vào cướp bút thần. Nhưng Mã Lương đã vượt ra ngoài bằng chiếc thang vẽ trên tường. Rồi Mã Lương vẽ một con ngựa, đi khắp đó đây giúp đỡ người nghèo khổ.

 

(Theo Truyện cổ tích Trung Quốc)

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 32: Cây bút thần – Kết nối tri thức (ảnh 1)

 
5 tháng trước 22 lượt xem

Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 144, 145, 146, 147, 148 Bài 32: Cây bút thần - Kết nối tri thức
Câu 862464:
Tự luận

Đọc văn bản:

Người làm đồ chơi

Bác Nhân, hàng xóm nhà tôi, là một người làm đồ chơi bằng bột màu. Ở ngoài phố, cái sào nứa cắm đồ chơi của bác dựng chỗ nào là chỗ ấy, các bạn nhỏ xúm lại. Từ những ngón tay đen sạm và thô nháp của bác Nhân hiện ra những con rồng đang múa, những con vịt ngây thơ, chậm chạp, những con gà tinh nhanh, chăm chỉ,… Bác Nhân rất vui với công việc của mình.

Mấy năm gần đây, những đồ chơi của bác không được đắt hàng như trước. Ở cổng công viên, có thêm mấy hàng đồ chơi bằng nhựa.

Một hôm, bác Nhân bảo:

 

- Bác sắp về quê đây, về quê làm ruộng.

Tôi suýt khóc:

- Đừng, bác đừng về. Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.

- Nhưng độ này chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa. Còn một ít bột và màu, bác sẽ nặn và bán nốt trong ngày mai.

Đêm ấy, tôi đập con lợn đất, được một ít tiền. Sáng hôm sau, tôi chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác.

 

Chiều ấy, tôi thấy bác rất vui. Bác kể: “Hôm nay, bác bán hết hàng. Thì ra, vẫn còn nhiều bạn nhỏ thích đồ chơi của bác. Về quê, bác cũng sẽ nặn đồ chơi để bán. Nghe nói trẻ ở nông thôn còn thích thứ này hơn trẻ thành phố”

(Rút gọn từ truyện ngắn cùng tên của Xuân Quỳnh)

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 31: Người làm đồ chơi – Kết nối tri thức (ảnh 1)

5 tháng trước 35 lượt xem

Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 142, 143, 144 Bài 31: Người làm đồ chơi - Kết nối tri thức
Câu 862449:
Tự luận

Đọc văn bản:

Những ngọn hải đăng

Hải đăng hay đèn biển, là ngọn tháp được thiết kế để chiếu sáng bằng hệ thống đèn, giúp tàu thuyền định hướng đi lại giữa đại dương. Chỉ cần nhìn thấy ánh sáng hải đăng, người đi biển sẽ cảm thấy yên tâm, không lo lạc đường.

Những ngọn hải đăng được thắp sáng bằng điện năng lượng mặt trời, nhưng khi năng lượng yếu thì phải lập tức thay thế bằng máy phát điện. Để những ngọn đèn chiếu sáng đêm đêm, những người canh giữ hải đăng phải thay phiên nhau kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Có những đêm mưa gió, họ phải buộc dây bảo hiểm quanh người, trèo lên đỉnh cột đèn xem xét. Bất kể ngày đêm, mưa nắng, trời yên biển lặng hay dông tố bão bùng, họ luôn sẵn sàng khắc phục mọi sự cố.

Ngọn đèn biển không bao giờ tắt trong đêm là nhờ công sức của những người canh giữ hải đăng. Với lòng yêu nghề, yêu biển đảo quê hương, họ đã vượt qua bao khó khăn, gian khổ nơi biển khơi xa vắng, góp sức mình bảo vệ vùng biển, vùng trời của Tổ quốc.

(Sơn Tùng)

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 30: Những ngọn hải đăng – Kết nối tri thức (ảnh 1)

5 tháng trước 67 lượt xem

Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 136, 137, 138, 139 Bài 30: Những ngọn hải đăng - Kết nối tri thức