Trái tim xanh
Ba Bể là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam và cũng là một trong 100 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, nằm trong Vườn Quốc gia Ba Bể. Đây cũng là địa danh nổi tiếng thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch mỗi năm.
Hồ Ba Bể thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách Hà Nội khoảng 230 ki-lô-mét về phía Bắc. Hồ có độ sâu khoảng 20 mét, nơi sâu nhất tới 35 mét. Hồ được bao quanh bởi những dãy núi đá hùng vĩ và bạt ngàn những cánh rừng nhiệt đới.
Đặc biệt, hồ Ba Bể không bao giờ cạn nước. Nước hồ bốn mùa trong lành, mát mẻ, nhưng mỗi mùa mang những sắc độ riêng. Người dân Bắc Kạn tự hào gọi hồ Ba Bể là 'trái tim xanh' của Vườn Quốc gia Ba Bể.
Linh Nhi tổng hợp
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 82, 83, 84 Bài 2: Trái tim xanh – Chân trời sáng tạo
Tìm từ ngữ phù hợp với mỗi …… để tạo thành câu có hình ảnh so sánh:
a. Mùa lúa chín, cánh đồng trông như …...
b. Dòng sông tựa như …...
c. Những toà nhà cao tầng như ……
M: Thảo Cầm Viên giống như một khu rừng thu nhỏ.
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 78, 79, 80, 81 Bài 1: Nắng phương Nam – Chân trời sáng tạo
Chọn từ ngữ trong khung phù hợp mỗi …..:
a. Trong lành, xanh mát, san sát, mênh mông, thưa thớt
Hai bên đường, những cánh đồng ……, những vườn cây ……, những mái nhà ẩn hiện dưới những tán cây xanh. Nhà cửa ……, không …… như thành phố. Tôi mở cửa kính xe để được hít thở không khí …… của làng quê yên bình.
Theo Mỹ Phượng
b. Sầm uất, nhộn nhịp, tấp nập, sáng trưng, san sát
Từ bé, tôi đã quen với cảnh …….của phố xá: xe cộ đi lại ……., nhà cửa ……, công viên rợp bóng cây xanh cùng những trung tâm thương mại ……. Ban đêm, đèn điện ……. như ban ngày.
Theo Đức An
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 78, 79, 80, 81 Bài 1: Nắng phương Nam – Chân trời sáng tạo
Nắng phương Nam
1. Hôm nay đã là hai mươi tám Tết. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. Uyên cùng các bạn đi giữa rừng hoa như đi trong mơ. Đang ríu rít chuyện trò, cả nhóm bỗng nghe tiếng gọi:
- Nè, sắp nhỏ kia, đi đâu vậy?
2. Tưởng ai té ra nhỏ Phương. Uyên đáp:
- Tụi mình đi tìm chút gì để gửi ra Hà Nội cho Vân.
- Có phải Vân ở trại hè Nha Trang không?
- Phải đó. Mấy đứa mới nhận được thư Vân sáng nay.
- Tết ngoài đó chắc là vui lắm?
- Vui nhưng mà lạnh dễ sợ luôn. Đây nè, mình đọc một đoạn thư của Vân nhé! – Vừa nói, Uyên vừa rút trong túi ra một tờ giấy – “Hà Nội đang rạo rực trong những ngày giáp Tết. Trời cuối đông lạnh buốt. Những dòng suối hoa trôi dưới bầu trời xám đục và làn mưa bụi trắng xoá.' Viết hay quá, phải không? – Ước gì chúng mình gửi cho Vân được ít nắng phương Nam nhỉ! – Huê nói.
3. Điều ước của Huê gợi ra cho Phương một sáng kiến:
- Mình nghĩ ra rồi!
Cả đám trẻ nhao nhao:
- Gì vậy?
Phương tủm tỉm:.
- Tụi mình sẽ tặng Vân một vật ngoài Bắc không có.
- Vật gì vậy? – Cả bọn xoắn xuýt.
- Một cành mai!
- Một cành mai? - Tất cả sửng sốt, rồi cùng kêu lên:
- Đúng! Một cành mai chở nắng phương Nam.
4. Cả nhóm hớn hở quay lại đầu đường, nơi một rừng mai vàng thắm đang rung rinh dưới nắng.
Theo Trần Hoài Dương
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 78, 79, 80, 81 Bài 1: Nắng phương Nam – Chân trời sáng tạo
Tìm câu khiến và câu cảm trong các đoạn văn sau:
a. Ôi chao, con cá sấu to quá! Mình dài có đến hơn năm mét. Chỗ quãng bụng giữa, ước chừng một vòng rưỡi tay người lớn ôm mới giáp.
Đoàn Giỏi
b. Các bạn hoa tầm xuân đua nhau gọi:
- Cô đi đâu mà vội thế? Ở đây chơi với chúng em một chút nào!
Theo Xuân Quỳnh
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77 Ôn tập giữa học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Có thể thêm dấu phẩy vào những vị trí nào trong mỗi câu sau:
a. Bóng đá bơi lội cờ vua võ thuật là những môn thể thao được trẻ em yêu thích.
b. Lớp em tham gia tốp ca diễn kịch nhảy dân vũ.
c. Sáng sớm khi mặt trời vừa lên những chú chim đã cất tiếng véo von.
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77 Ôn tập giữa học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Dựa vào bài đọc, thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Cây gạo trước nhà Thắm do ai trồng?
b. Tháng Ba, cây gạo thay đổi thế nào?
- Nở hoa đỏ ối một góc trời
- Thưa thớt rồi rụng lá, héo khô
- Nở vùng cả bến sông
c. Theo mẹ Thắm, vì sao cây gạo ra hoa thưa thớt rồi rụng lá, héo khô?
d. Vì sao khi hoa cải nở vàng và chim chóc bay về ven sông, Thắm thấy nhớ bà nội?
e. Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với mỗi từ sau:
g. Đặt một câu có hình ảnh so sánh về hoa gạo.
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77 Ôn tập giữa học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Đọc:
Hoa thắp lửa
1. Nhà Thắm ở ven sông. Phía trước nhà có một cây gạo. Cứ đến tháng Ba, hoa lại nở đỏ ối một góc trời. Chim từ đâu bay về đâu kín các cành cây, ríu rít. Mẹ bảo đó là cây gạo bà nội trồng.
2. Năm kia, bà mất. Cây gạo ra hoa thưa thớt rồi rụng lá, héo khô. Mẹ nói:
- Nó buồn vì nhớ bà đấy.
Thắm hỏi:
- Cái cây cũng biết buồn hả mẹ?
- Cây cối cũng có tình nghĩa như con người, con ạ.
Thắm luôn nhớ lời mẹ dạy: 'Phải biết yêu thiên nhiên, sông núi, cỏ cây'. Mỗi năm Tết đến, mẹ lại quét vôi trắng xoá vào từng gốc cây quanh nhà, mẹ bảo cho chúng 'mặc áo mới' mà đón Tết.
3. Trước nhà Thắm bây giờ là bãi trồng rau cải. Mùa đông đến, hoa cải nở vàng cả bến sông. Chim chóc vẫn bay về ven sông, dù không còn cây to nào để đậu lên như trước nữa. Phong cảnh thật nên thơ, nhưng Thắm không quên ở chỗ đó đã từng có một cây gạo thắp lửa đỏ rực. Và Thắm thấy nhớ bà nội vô cùng.
Phạm Duy Nghĩa
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77 Ôn tập giữa học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Giải ô chữ sau:
1 Hoạt động dùng chân điều khiển bóng.
2 Cuộc vui tổ chức chung cho nhiều người tham dự theo phong tục hoặc nhân dịp nào đó.
3 Người diễn vai hài, làm vui cho khán giả.
4 Làm những động tác mềm mại, nhịp nhàng liên tiếp.
5 Đập hài lòng bàn tay vào nhau cho phát ra thành tiếng.
6 Mùa trước mùa đông, sau mùa hè.
7 Có nghĩa trái ngược với khóc.
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77 Ôn tập giữa học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi ….:
a. Trăng, (sao, xao) ….. đã nhường chỗ cho mặt trời toà ánh nắng mai. Những giọt sương, xương) ….. mai còn đọng trên lá cây mâm (sôi, xôi) ……, cây (sấu, xấu) ….. hổ,... long lanh như những hạt ngọc. Chim (sẻ, xẻ)…… ríu ran gọi nhau. Chú (sóc, xóc) ….. con tròn xoe mắt nhìn bông hoa dẻ vàng tươi, thơm ngát,...
Theo Võ Thu Hương
b. Mùa mưa, cỏ cây mướt xanh ngút cả tầm (mắc, mắt) …... Hoa dã quỳ, hoa ngũ (sắc, sắt) ….., cỏ hồng, cỏ đuôi chồn đua nhau khoe (sắc, sắt) …... Núi rừng như (mặc, mặt) …… áo mới đủ màu: xanh (ngắc, ngắt) ……, xanh nõn, nâu hồng, vàng thắm, đỏ rực,...
Theo Khuê Minh
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77 Ôn tập giữa học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Viết lại vào vở cho đúng các tên riêng nước ngoài.
a. Mô-Da là nhà soạn nhạc người Áo nổi tiếng thế giới.
b. Ông Lê-ô-Pôn tin rằng con trai mình sẽ trở thành một nhạc sĩ lớn.
c. Tháng Sáu hằng năm, Thủ đô Rô-Ma và các tỉnh thành của nước Ý tưng bừng mở lễ hội hoa.
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77 Ôn tập giữa học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Nghe - viết:
Cá linh
Năm nào cũng vậy, đến con nước rong rằm tháng Bảy, đồng lai láng, bà con đóng đáy, đón cá linh về. Có năm cá về đặc lừ dưới mặt nước, nghe được cả tiếng cả kêu “ao ao'. Cá chạy vào đây, thấy sền sệt như bánh canh. Mắt cá cứ ngời ngời như có ai rắc thuỷ tinh vụn xuống nước rồi cho lên chao xuống vậy.
Theo Nguyễn Quang Sáng
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77 Ôn tập giữa học kì 2 – Chân trời sáng tạo