Bài 1 Bài đọc trang 30 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Quà sinh nhật
Sinh nhật năm nay của tôi, bạn bè đến chơi vui vẻ quá. Trinh, bạn thân nhất của tôi cũng tới. Tôi kéo Trinh vào ngồi giữa bạn bè. Trịnh mở chiếc lẵng mây nhỏ, thận trọng lấy ra mấy bông hồng vàng. Mấy bạn xúm lại, trầm trò nhìn ngắm. Trinh lại khẽ nâng lên một cành ổi còn nguyên cả lá và lúc lỉu đến năm, sáu quả. Lại những tiếng xuýt xoa. Trinh cười:
– Trang còn nhớ chùm ổi này không? Quả của cây ổi găng góc ao đấy!
Tôi 'à' lên một tiếng, mi mắt bỗng nong nóng. Tôi nhớ ra rồi. Mấy tháng trước, tôi có lên nhà Trinh chơi. Trinh dẫn tôi vào vườn, bí mật:
– Lại đây tớ cho xem cái này, hay lắm!
Đến góc ao, Trinh vít cành đi xa nhất xuống, chỉ cho tôi xem một chùm hoa trắng muốt:
- Cậu xem, thích không? Cả một chùm mọc sát nhau nhé! Cây ổi này là giống ổi găng, ngon nhất vườn đấy. Quả to, cùi dày, ăn giòn và thơm chẳng kém gì lê. Tờ phát hiện ra chùm hoa này, tuyệt không? Một, hai, ba... sáu, bảy, tám... phải hơn chục hoa là ít. Mà lại nở chụm vào một đầu cành mới thích chứ!
Thấy tôi chăm chú nhìn chùm hoa ổi, Trinh nói tiếp:
– Tớ có một dự định này. Trang ạ. Rất thú vị nhé!
Tôi gặng hỏi mãi, Trinh cũng không chịu nổi. Trinh bảo muốn dành cho tôi một sự bất ngờ.
Và bây giờ thì chùm ổi đã chín vàng trên hai bàn tay tôi. Nâng chùm ổi trên tay, giọng tôi run run:
– Dự định Trinh nói dạo ấy là chuyện này đây phải không?
Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói. Cảm ơn Trinh quá. Món quả Trinh mang đến cho tôi mới quý giá làm sao! Nó là cả một tấm lòng trân trọng của Trinh đã ấp ủ nâng niu, hằng nghĩ đến bao ngày nay.
Theo Trần Hoài Dương
1. Trinh tặng bạn những gì nhân dịp sinh nhật? Những chi tiết nào cho thấy Trinh rất coi trọng món quà?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 29 Bài 5 : Quà sinh nhật - Chân trời sáng tạo
Bài 3 trang 28 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Viết đoạn mở bài cho bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở theo một trong hai cách:
a. Mở bài trực tiếp.
- Tên cảnh
- Thời điểm miêu tả
- ?
b. Mở bài gián tiếp.
Sự vật, hiện tượng có liên quan => giới thiệu cảnh chọn tả.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 27 Bài 4 : Viết đoạn mở bài cho bài văn tả phong cảnh - Chân trời sáng tạo
Bài 2 trang 28 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Xếp các đoạn mở bài ở bài tập 1 thành hai nhóm:
Mở bài trực tiếp | Mở bài gián tiếp |
Giới thiệu chung về cảnh: – Tên cảnh. – Thời điểm miêu tả. -? |
Nêu các sự vật, hiện tượng có liên quan để dẫn vào giới thiệu cảnh: – Liệt kê một số cảnh => giới thiệu cảnh chọn tả. – Giới thiệu người, vật,... gợi nhớ đến cảnh. – Giới thiệu bài thơ, bài hát,... có nhắc đến cảnh. -? |
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 27 Bài 4 : Viết đoạn mở bài cho bài văn tả phong cảnh - Chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 27 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc các đoạn mở bài của mỗi đề bài sau:
a. Đề bài: Viết bài văn tả phong cảnh quê hương của Bác Hồ.
1. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác.
Hoài Thanh, Thanh Tịnh
2. Chúng tôi đến thăm quê Bác vào một ngày nắng đẹp.
Anh Thư
b. Đề bài: Viết bài văn tả một đêm trăng đẹp.
1. Ngày chưa tắt hẳn, trắng đã lên rồi.
Thạch Lam
2. Những ngày tháng Sáu, trời tối muộn. Mãi hơn 6 giờ, bác mặt trời mới thong thả xuống núi. Chờ mặt trời khuất hẳn, mặt trăng mới đủng đỉnh nhô lên.
Đức Tuấn
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 27 Bài 4 : Viết đoạn mở bài cho bài văn tả phong cảnh - Chân trời sáng tạo
Bài 3 trang 27 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi.
Tô Hoài
a. Tìm trong đoạn văn các từ đồng nghĩa.
b. Các từ tìm được ở bài tập a có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 26 Bài 4 : Luyện tập về từ đồng nghĩa - Chân trời sáng tạo
Bài 2 trang 26 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Chọn một từ phù hợp trong ngoặc đơn thay cho mỗi □ trong đoạn văn sau:
Tuổi thơ của tôi gắn với những buổi trưa hè □ (mênh mông, bát ngát) nắng gió, tiếng võng □ (kẽo kẹt, cót két) bên thềm nhà. Tuổi thơ của tôi là những gầu nước giếng mát trong mẹ □ (lôi, kéo) lên cho tôi rửa mặt mỗi khi đi đá bóng về. Tuổi thơ của tôi là những cuốn sách □ (tràn trề, đầy ắp) kiến thức giúp tôi trả lời hàng trăm câu hỏi “Vì sao?”, “Thế nào?”,... Tuổi thơ của tôi gắn với những kỉ niệm □ (giản dị, đơn giản) nhưng rất đỗi thân thương.
Theo Nguyễn Tiến Dũng
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 26 Bài 4 : Luyện tập về từ đồng nghĩa - Chân trời sáng tạo
Vận dụng
Đề bài:
Trao đổi với bạn: Tác giả cảm nhận mỗi sự vật trong đoạn thơ sau thay đổi như thế nào khi nghe tiếng gà
Tiếng gà Giục quả na Mở mắt Tròn xoe Giục hàng tre Đâm măng Nhọn hoắt |
Giục buồng chuối Thơm lừng Trứng cuốc Giục hạt đậu Nảy mầm Giục bông lúa Uốn câu... Trần Đăng Khoa |
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 23 Bài 3: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh - Chân trời sáng tạo
Bài 1 Bài đọc trang 26 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Rét ngọt
Vào độ tháng Chạp, bà chọn thóc nếp cái hoa vàng hoặc nếp nhung đem rang với cát cho đến khi nổ bỏng xoè hoa rồi sảy lại, bỏ vỏ trấu và thóc chưa nổ. Bỏng nếp xay mịn, mật mía với mạch nha trộn nước nấu trên lửa liu riu đến khi sánh lại, trộn đều với gừng nướng chín thái mỏng, thảo quả tán nhỏ cùng với lạc rang giã dối. Tiếp đó, nhào kĩ chè lam cho thật dẻo, chia ra từng phân bánh, lăn cho rền và phẳng, phủ bên ngoài một lớp bột mỏng để chè lam khô. Ăn một miếng chè lam bà làm, cảm nhận vị dẻo, dai của bột nếp, vị ngọt ngào của mật, một chút cay cay của gừng, một chút bùi bùi của lạc mà thấy cả tháng Chạp xôn xao, rét bỗng dịu lại.
Mùa đông ngọt chè lam, ngọt khoai lang nướng, mặt đứa nào cũng lem nhem như mọc râu mèo, tiếng cười giòn vỡ vang cả cánh đồng. Người lớn đi làm đồng ngang qua nghỉ chân cười theo, vui vẻ cho thêm mấy bắp ngô nếp mấy hạt, mấy củ khoai mới dỡ. Gốc rạ được gom về, đồng lúa to hơn, “bữa tiệc cánh đồng' trở nên rất thịnh soạn. Bà nhìn mặt các cháu lem nhem khỏi bụi rạ rơm, cười hỏi: 'Rét có ngọt không?'. Các cháu đồng thanh thật to: “Ngọt, ngọt lắm cơ bà ạ!”.
Nguyễn Thị Việt Hà
Những chi tiết nào trong đoạn đầu cho thấy món chè lam được bà làm rất công phu?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 25 Bài 4 : Rét ngọt - Chân trời sáng tạo
Bài 3 trang 22 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Tìm từ đồng nghĩa và nêu tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa trong mỗi đoạn thơ, câu văn sau:
a.
Nhớ ngày đông giá rét
Những lá vàng bay xa
Thân cây gầy lạnh buốt
Đứng giữa trời mưa sa.
Nguyễn Lãm Thắng
b.
Bà mình vừa ở quê ra
Bà mang cả bưởi, cả na đi cùng
Áo bà xe cọ lấm lung
Bưởi, na bả bế, bà bồng trên tay.
Phan Quế
c. Chị Sử yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.
Anh Đức
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 21 Bài 3: Luyện tập về từ đồng nghĩa - Chân trời sáng tạo
Bài 2 trang 22 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Trong mỗi đoạn văn của các bạn học sinh viết dưới đây có từ dùng lặp lại. Đọc từng đoạn văn và thực hiện yêu cầu:
a. Chúng tôi theo chân những người dẫn đường. Trên đầu là bầu trời xanh bát ngát, không một gợn mây. Bên trái là những cảnh đồng lúa bát ngát trải dài về phía biển.
b. Người Việt Nam ở đâu cũng vậy, luôn có ý thức sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi khi có ai gặp khó khăn, mọi người đều sẵn sàng giúp đỡ.
c. Cần Thơ “gạo trắng nước trong' là quê hương của tôi. Dù có đi đâu, tôi cũng luôn nhớ về quê hương yêu dấu của mình.
– Chỉ ra từ dùng lặp lại trong từng đoạn văn.
– Giúp các bạn thay một trong hai từ đó bằng một từ đồng nghĩa.
– Nhận xét về cách diễn đạt trong các đoạn văn sau khi thay thế từ ngữ.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 21 Bài 3: Luyện tập về từ đồng nghĩa - Chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 21 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
а.
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Nguyễn Khoa Điềm
b.
Con đi, con lớn lên rồi
Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con
Nhớ con, bầm nhé đừng buồn
Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.
Tố Hữu
c.
Những bà má Hậu Giang
Tiễn con đi đánh giặc
Chở che hầm bí mật
Bao năm ròng ven sông.
Xuân Quỳnh
– Tìm từ đồng nghĩa trong các đoạn thơ.
– Tìm thêm 2 – 3 từ đồng nghĩa với từ đã tìm được.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 21 Bài 3: Luyện tập về từ đồng nghĩa - Chân trời sáng tạo
Đọc mở rộng trang 21 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Khung trời tuổi thơ
(a) Tìm đọc truyện
Gợi ý:
Kể về một trải nghiệm thú vị |
Nói về một giấc mơ hoặc một ước mơ đẹp |
- Đất rừng phương Nam Đoàn Giỏi - Những bí mật trong Tuần thiên nhiên Phan Hà Anh |
- A-lít-xơ ở xứ sở thần tiên Lu-ít Kê-rôn - Lời ước dưới trăng Phạm Thị Kim Nhường |
Khoa học viễn tưởng |
|
- Hai vạn dặm dưới đáy biển Giuyn Véc-nơ - Tới Hệ Mặt Trời xa lạ Lê Toán |
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ
– Truyện đã đọc.
− Nhật kí đọc sách.
– Chi tiết mà em thích nhất khi đọc truyện và giải thích lí do.
- ?
d. Ghi chép lại các sự việc chính trong một truyện được bạn chia sẻ.
e. Đọc một truyện được bạn chia sẻ mà em thích.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 19 Bài 3: Tiếng gà trưa - Chân trời sáng tạo
Bài 1 Bài đọc trang 20 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Tiếng gà trưa
(Trích)
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng.
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.
Xuân Quỳnh
Đọc âm thanh tiếng gà trưa trong khổ thơ đầu đem đến cho anh chiến sĩ những cảm xúc gì?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 19 Bài 3: Tiếng gà trưa - Chân trời sáng tạo
Bài 2 phần Viết trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Nhớ lại một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở và ghi lại những điều em đã quan sát được.
Gợi ý:
a. Em đã quan sát cảnh đẹp nào?
- Đường phố
- Công viên
- Dòng sông
- Cánh đồng
- ?
b. Em đã quan sát cảnh đẹp đó vào lúc nào?
– Một thời điểm trong ngày.
– Các thời điểm khác nhau.
- ?
c. Em đã quan sát theo trình tự nào?
– Từ xa đến gần.
– Từ ngoài vào trong.
– Từ trên xuống dưới.
- ?
d. Em đã sử dụng những giác quan nào để quan sát?
e. Ở mỗi vị trí hoặc thời điểm quan sát, cảnh vật có những đặc điểm gì nổi bật?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 17 Bài 2: Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh - Chân trời sáng tạo
Bài 1 phần Viết trang 17 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:
Trăng lên
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.
Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, thật là sáng trăng hẳn: trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xoá.
Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thuỷ tinh. Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.
Theo Thạch Lam
a. Bài văn tả cảnh gì?
b. Khi mới lên và khi lên cao, trăng được tả như thế nào?
c. Dưới ánh trăng tác giả quan sát được những sự vật nào? Mỗi sự vật ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
d. Tác giả sử dụng những giác quan nào để quan sát?
e. Tìm hình ảnh so sánh trong bài văn và nêu tác dụng của những hình ảnh đó.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 17 Bài 2: Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh - Chân trời sáng tạo
Bài 1 Nói và nghe trang 16 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Chia sẻ với bạn về một kỉ niệm đáng nhớ của em với người thân hoặc bạn bè, thầy cô,... dựa vào gợi ý:
a. Em chọn chia sẻ về kỉ niệm nào?
b. Em nhớ những gì về kỉ niệm đó?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 16 Bài 2: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ - Chân trời sáng tạo
Bài 1 phần Đọc trang 16 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Quà tặng mùa hè
Từ ngày 01 đến ngày 10 tháng 6 năm 2021, 'Tuần phim hoạt hình Việt' trên VTV Go chính thức công chiếu. Đây là món quà mùa hè đặc biệt mà Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp cùng Hãng phim Hoạt hình Việt Nam thực hiện để dành tặng cho các em nhỏ.
Tuần phim gồm 50 bộ phim thuộc các thể loại 2D, 3D, cắt giấy vi tính với thời lượng phim ngắn 10 phút, phim dài 20 đến 30 phút, phim nhiều tập.
Chương trình được phát sóng vào các khung giờ:
Sáng từ 10 giờ đến 10 giờ 40 phút.
Tối từ 20 giờ đến 20 giờ 40 phút.
Chủ đề phim đa dạng, thay đổi mỗi ngày.
Ngày | Chủ đề | Ngày | Chủ đề |
01/6 | Phim giả tưởng | 06/6 | Chùm phim tổng hợp 2 |
02/6 | Phim viễn tưởng | 07/6 | Phim về đề tài môi trường |
03/6 | Chùm phim tổng hợp 1 | 08/6 | Chùm phim tổng hợp 3 |
04/6 | Phim sự tích, cổ tích | 09/6 | Phim về đề tài gia đình |
05/6 | Phim lịch sử | 10/6 | Phim về đề tài cuộc sống hiện đại, kĩ năng sống |
Chuỗi phim được công chiếu tạo nên một 'thư viện hình ảnh” sống động vừa mang tính giải trí, vừa đem lại những bài học giáo dục có ý nghĩa cho trẻ em.
Chung Hương tổng hợp
Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp cùng Hãng phim Hoạt hình Việt Nam dành tặng cho các em nhỏ món quà gì vào mùa hè?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 15 Bài 2: Quà tặng mùa hè - Chân trời sáng tạo