Viết lại một số câu hoặc đoạn văn trong bài làm của em cho hay hơn theo gợi ý sau:
Cách 1: Sử dụng từ ngữ giàu sức gợi tả và hình ảnh so sánh, nhân hoá để cảnh vật hiện ra sống động hơn.
Ví dụ: Đôi bờ sông Vôn-ga được mùa thu thêu lên một màu vàng óng như hai dải lụa. Con tàu màu gạch tươi đi ngược dòng sông, bánh lái uể oải khuấy động mặt nước xanh thẫm. Nó kéo theo ở đầu sợi dây cáp dài một chiếc xà lan xám trông giống như con bọ đất. Mặt trời lững lờ di chuyển trên sông, cảnh vật đổi mới từng giờ từng phút. (Theo Mác-xim Go-rơ-ki) |
Cách 2: Đan xen câu văn nêu suy nghĩ, cảm xúc đối với phong cảnh được miêu tả.
Ví dụ: Núi non, sông nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn. (Thi Sảnh) |
Bài 16: Xin chào, Xa-ha-ra Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Câu cuối bài đọc cho biết điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Thiên nhiên quá hùng vĩ, con người quá bé nhỏ.
B. Ở một nơi kì vĩ như Xa-ha-ra, con người chỉ cần chú ý đến cảnh sắc thiên nhiên.
C. Thiên nhiên giúp xoá nhoà khoảng cách giữa người với người.
Bài 16: Xin chào, Xa-ha-ra Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
* Đọc văn bản
Xin chào, Xa-ha-ra
Sang phía nam dãy Át-lát, tôi như lạc vào phim khoa học viễn tưởng. Những rặng đá xám bỗng xỉn màu rồi ngả sang đen râm hoặc đỏ quạch. Bốn bề giống như sao Hoả.
Nghỉ vài chặng, xe bắt đầu quành vào sa mạc. Chúng tôi xuống xe dưới cái nắng như rải lửa khiến tóc của mọi người trở nên giòn tan. Nhưng tôi đã quên mất nắng nóng. Tôi còn bận thì thầm: “Xin chào, Xa-ha-ra.”.
Xa-ha-ra, sa mạc lớn nhất châu Phi đang ở ngay trước mắt tôi. Chân tôi đang giẫm lên nó. Cát của nó lộm cộm dưới đế giày. Cát sa mạc mịn như bột và mỏng manh như gió bụi, không to như cát Phan Thiết hay ẩm ướt như cát Sầm Sơn. Chúng tôi phấn khích nhảy nhót. Giấc mơ này là có thật. Chúng tôi đang ở đây, một trong những nơi hoang vu nhất địa cầu.
Chúng tôi trèo lên yên lạc đà. Chúng đứng bổng dậy, cao lừng lững. Những người dắt lạc đà phải ghìm để chúng không chạy. Chạy trên cát lún thì lạc đà là vô địch.
Trời tối dần, lạ thay, trời rất mát, thậm chí rất lạnh. Gió thổi lồng lộng kéo bật tóc tôi ra khỏi khăn trùm đầu. Chúng tôi đi khá lâu mới đến khu lều dành cho khách du lịch, nhưng không ai muốn vào những túp lều du mục ấy. Mọi người nằm kềnh ra những tấm chiếu dạ trải trên cát để ngắm sao, tận hưởng đêm duy nhất giữa sa mạc mênh mông.
Năm giờ sáng, trời hửng. Những cồn cát óng vàng vây quanh những căn lều vuông vắn. Bầu trời nhu nhú ánh bình minh rồi rải nắng non lóng lánh lên những hạt cát mịn. Đàn lạc đà lại đưa chúng tôi ra xe. Sa mạc hai triệu năm tuổi và những cồn cát lùi dần lại phía sau. Bỗng trên xe có người nói chưa biết quốc tịch của người bên cạnh. Mọi người cười phá lên, Phải rồi, việc mang quốc tịch gì đâu có quan trọng, khi mà ở giữa hoang mạc, ai cũng trở nên nhỏ bé như một hạt cát.
(Theo Di Li)
* Trả lời câu hỏi
Tìm những chi tiết miêu tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên:
– Trên con đường dẫn đến sa mạc Xa-ha-ra.
– Ở sa mạc Xa-ha-ra.
Bài 16: Xin chào, Xa-ha-ra Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Tìm đọc đoạn văn, bài văn tả cảnh miền núi, trung du, đồng bằng,... và chép lại những câu văn hay.
Ví dụ:
Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoa đỏ, từ đỏ hoả tím xanh,...
(Đoàn Giỏi)
Bài 15: Bài ca về Mặt Trời Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Đọc soát và chỉnh sửa.
Bài 15: Bài ca về Mặt Trời Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống. Đề 2: Tả một cảnh biển đảo em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh. |
Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 14, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.
Lưu ý:
– Trình bày rõ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.
– Tả kĩ hơn những sự vật, hiện tượng đặc sắc, làm nên vẻ đẹp riêng cho phong cảnh được miêu tả.
– Lựa chọn từ ngữ có sức gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của sự vật, hiện tượng; kết hợp sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá,... để lời văn sinh động, có sức cuốn hút đối với người đọc.
M:
Con sông Nậm Khan làm duyên nũng nịu, uốn mình một quãng rồi mới chịu hoà vào sông Mê Kông. (Theo Tô Hoài) |
Màn sương biến mất. Khuôn mặt dòng sông lộ ra ửng hồng, tươi rồi như khuôn mặt của em bé vừa ra khỏi chiếc chăn ẩm. (Kim Viên) |
Bài 15: Bài ca về Mặt Trời Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Nêu nghĩa của từ hạt trong mỗi đoạn thơ dưới đây. Từ hạt trong đoạn thơ nào được dùng với nghĩa gốc?
a. Khi đang là hạt Cầm trong tay mình Chưa gieo xuống đất Hạt nằm lặng thinh. (Trần Hữu Thung) |
b. Hạt mưa mải miết trốn tìm Cây đào trước của lim dim mắt cười. Quất gom từng hạt nắng rơi Làm thành quả – những mặt trời tí hon. (Đỗ Quang Huỳnh) |
Bài 15: Bài ca về Mặt Trời Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Khi đọc đoạn văn tả mặt trời mọc, có hai bạn nhỏ đã nêu ý kiến như dưới đây. Em thích ý kiến của bạn nào hoặc có ý kiến nào khác? Vì sao?
Cảnh mặt trời mọc giống như một thước phim quay chậm. Vầng mặt trời chậm rãi xuất hiện, như một nghệ sĩ muốn màn mở đầu của mình phải thật đặc biệt để mang lại cảm xúc vỡ oà cho khán giả. (Ngọc Minh) |
Cảnh mặt trời mọc giống màn ảo thuật mà khán giả hồi hộp mong chờ. Khi mặt trời xuất hiện, bí mật được khám phá “sân khấu” bầu trời sáng bừng rạng rỡ trong niềm vui của tất cả mọi người. (Việt Phương) |
Bài 15: Bài ca về Mặt Trời Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
* Đọc văn bản
Bài ca về Mặt Trời
Không hiểu sao, tôi thức dậy rất sớm. Sương mù như tấm khăn voan mỏng màu sữa bay la đà trên những khóm cây quanh vườn, trùm lắp một khoảng sân. Tôi chợt nhận ra, trên những ngọn cau cao, chim sẻ thi nhau cất tiếng hót. Tôi lắng tai nghe. Dàn đồng ca chim sẻ khi bổng khi trầm, khi nhanh khi chậm, xôn xao vòm không gian. Chúng đang hát về cái gì vậy? Tôi không thể biết được. Nhưng rõ ràng là chúng đã trông thấy một cái gì đó mà tôi không thể cùng trông thấy được.
Tôi ngước nhìn về phương đông, sau vòm cây xanh thẫm bỗng nhô lên nửa vành mũ màu đỏ. Chiếc mũ đỏ to lớn nhô dần lên trên nền trời buổi sớm. Cuối cùng chiếc mũ đỏ bay lên khỏi vòm cây. Đấy là vầng mặt trời. Vầng mặt trời giống một chiếc mâm đồng đỏ bay từ từ chiếm lĩnh nền trời xa, rộng. Chim sẻ càng cất cao giọng, chiếc mâm đồng đỏ càng nhích dần lên.
Vầng mặt trời đã lên từ bao giờ? Chắc là nó đã nhô lên khỏi mặt biển trước khi nhô lên khỏi vòm cây. Trái tim tôi bỗng vang lên một bài ca hoà với bài ca của những con chim sẻ trên trời cao. Bài ca về mặt trời.
Mâm đồng đỏ. Mâm đồng đỏ
Suốt đêm tắm biển
Làm nước biển sôi
Ngày trở về trời
Mâm đồng không nguội
Mâm đồng đỏ chói.
Mặt trời. Mặt trời...
(Theo Nguyễn Trọng Tạo)
* Trả lời câu hỏi
Đàn chim sẻ làm gì khiến nhân vật “tôi” chú ý? Nhân vật “tôi” nghĩ gì về chuyện đó?
Bài 15: Bài ca về Mặt Trời Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Trong rừng trúc có một con suối nhỏ, nước rất trong. Suối chảy lững lờ, làm những sợi rêu xanh bám vào những tảng đá xám hai bên bờ nhảy múa nhịp nhàng. Ở giữa dòng, một bầy cá nhỏ chỉ bằng ngón tay út ve vẩy vây và đuôi, miệng khẽ há ra, lặng lẽ bơi đứng. Gần như không có một tiếng động nào báo hiệu sự có mặt của con suối ở quãng rừng có lẽ là đầu nguồn này. Bên kia suối, đã thấy những chiếc măng trúc non bị nhím ăn dở, chân chúng in lỗ chỗ như vết chân chuột. Những cây trúc vàng óng, vút cao, đã bắt đầu trổ hoa. Hoa trúc cứng và vàng, không có hương vị gì, vậy mà đâu đó, vẫn thoảng một mùi thơm nhẹ nhõm, xa ngái,...
(Theo Trần Nhuận Minh)
– Đoạn văn tả phong cảnh gì?
– Tác giả quan sát, cảm nhận vẻ đẹp của phong cảnh bằng những giác quan nào?
– Phong cảnh được miêu tả theo trình tự thời gian hay không gian?
b. Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương, Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ,... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cùng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.
(Theo Vũ Tú Nam)
– Tìm câu chủ đề của đoạn văn.
– Theo em, tác giả đã quan sát biển, trời vào những thời điểm nào?
– Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh và nhân hoá trong đoạn văn.
Bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
* Đọc văn bản
Những ngọn núi nóng rẫy
Nói đến núi lửa, đa số mọi người nghĩ đến một quả núi hình nón đang bốc lửa nóng rẫy. Nhưng thực tế, núi lửa không phải bao giờ cũng y như vậy. Có quả núi lửa hình nón, có quả lại hình tròn thoai thoải. Một số phun lửa, một số khác chỉ phun khói, khí hoặc các đám mây tro. Một số quả núi lửa nổ với tiếng động kinh hoàng, một số khác chỉ rít lên khe khẽ. Ngoài núi lửa trên mặt đất còn có những quả núi lửa hoạt động ngầm trong nước biển nữa.
Để hiểu núi lửa hình thành ra sao, bạn cần biết Trái Đất được tạo bởi nhiều lớp khác nhau, y hệt một củ hành khổng lồ với nhiều lớp áo.
Lớp ngoài cùng của Trái Đất là lớp vỏ rất cứng, chính là nơi mà bạn đang đi đứng nhảy nhót phía trên. Dưới lớp vỏ, có những chỗ đã bị sức nóng nung chảy thành một thứ mác-ma đặc quánh. Thứ mác-ma này giống như cháo đặc lục bục sôi ở khoảng 700 đến
1 300 độ C. Do nhiều nguyên nhân, dòng mác-ma sôi sùng sục này có thể len lên trên, xuyên qua kẽ nứt ở lớp vỏ và phun trào, tạo thành núi lửa.
Vậy là nếu mặt đất tự nhiên nứt ra và từ kẽ nứt đó trào ra một thứ đá nóng chảy, thì chắc chắn là chúng ta đang thấy một quả núi lửa đấy.
(Theo A-ni-ta Ga-nê-ri, Dương Kiều Hoa dịch)
* Trả lời câu hỏi
Những đặc điểm dưới đây của núi lửa được miêu tả như thế nào?
Bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức