Bài tập 5 trang 52 SBT Giáo dục công dân 6
Xử lí tình huống.
Tình huống 1. Mai là một học sinh ngoan và học giỏi. Vì muốn Mai tập trung cho việc học để đạt kết quả cao nên bố mẹ đã cấm Mai tham gia các hoạt động tập thể để dành thời gian học tập. Mai cảm thấy rất buồn và tâm sự với Hùng. Nếu là Hùng, em sẽ nói gì với Mai?
Tình huống 2. Hùng năm nay được học sinh giỏi nên muốn xin mẹ mua một chiếc xe đạp mới. Mẹ bảo Hùng khi nào có tiền sẽ mua, nhưng Hùng vẫn giận dỗi vì nhiều bạn trong lớp có xe đẹp để đi. Hùng bảo với Lan, bạn học cùng lớp rằng, việc làm của mẹ mình là vi phạm quyền trẻ em. Nếu là Lan, em sẽ nói gì với Hùng?
Tình huống 3. Tùng năm nay 14 tuổi, vì hoàn cảnh khó khăn nên em đã làm thêm ở quán cơm của bà Oanh. Mỗi lần Tùng sơ suất làm vỡ bát đều bị bà Oanh la mắng, đánh đập. Chi đi học ngang qua nên đã chứng kiến vài lần, Chi cảm thấy rất thương Tùng và muốn giúp Tùng. Nếu là Chi, em sẽ làm gì?
Tiình huống 4. Hương là học sinh lớp 6B. Gia đình Hương có 2 chị em gái, hoàn cảnh rất khó khăn. Dạo gần đây, Hương bị bác hàng xóm thường xuyên có hành vi quấy rối, xâm hại nhưng Hương không dám nói với người lớn vì bị bác đa dọa. Hương đem chuyện này tâm sự với chị gái. Nếu là chị gái của Hương, em sẽ làm gì?
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
Bài tập 2 trang 51 SBT Giáo dục công dân 6
Hãy sắp xếp các hành vi, việc làm dưới đây vào bảng ở trang 52 sao cho phù hợp.
1. Tổ chức việc làm cho trẻ em có khó khăn.
2. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma tuý.
3. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.
4. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ em.
5. Dạy nghề miễn phí cho trẻ em có khó khăn.
6. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
7. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em.
8. Đánh đập trẻ em.
9. Tổ chức trại hè cho trẻ em.
10. Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
Câu 7. Hành vi nào dưới đây thể hiện bổn phận của trẻ em với nhà trường?
A. Tôn trọng, giúp đỡ bạn bè
B. Kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ
C. Chấp hành quy định về an toàn giao thông
D. Che giấu hành vi sai trái của bạn bè
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
Câu 6. Hành vi nào dưới đây thể hiện bổn phận của trẻ em với gia đình?
A. Quan tâm, chia sẻ giúp đỡ bạn bè
B. Quan tâm, chia sẻ tình cảm với cha mẹ
C Giữ gìn bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc
D. Phụ giúp bố mẹ tổ chức đánh bạc để kiếm tiền
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
Câu 5. Trường hợp nào sau đây tôn trọng quyền được tham gia của trẻ em?
A. Người lớn luôn sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận những sáng kiến, nguyện vọng của các em.
B. Tạo điều kiện cho các em được học tập, vui chơi, giải trí.
C. Đưa ra xét xử những kẻ có hành vi bạo hành, đánh đập trẻ em một cách tàn nhẫn.
D. Khuyến khích các em tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao do nhà trường tổ chức.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
Câu 4. Trường hợp nào sau đây đã vi phạm quyền được phát triển của trẻ em?
A. Bạo hành gây thương tích cho trẻ.
B. Trẻ luôn luôn phải vâng lời, không được phát biểu, không được phép đưa ra ý kiến phản đối.
C. Bắt trẻ em phải tiêm chủng và uống một số vắc xin phòng bệnh.
D. Bắt các em phải ngồi học suốt ngày, không được vui chơi, giải trí.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
Câu 3. Trường hợp nào sau đây đã vi phạm quyền được bảo vệ của trẻ em?
A. Cấm các em vui chơi, giải trí.
B. Yêu cầu các em phải làm thật nhiều bài tập.
C. Yêu cầu các em phải ăn thật nhiều.
D. Không cho các em khuyết tật vào học cùng lớp với các em khác.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
Câu 2. Trường hợp nào sau đây đã vi phạm quyền được sống còn của trẻ em?
A. Không cho các em được bày tỏ ý kiến.
B. Không cho các em được học tập.
C. Không cho các em ăn uống đầy đủ.
D. Phân biệt đối xử giữa bé trai và bé gái.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
Câu 1. Những việc làm nào sau đây cho thấy quyền của trẻ em đã được thực hiện và tôn trọng?
A. Mở rộng các khu vui chơi giải trí cho trẻ em.
B. Tạo điều kiện cho trẻ em học tập, phát triển bản thân.
C. Không lắng nghe ý kiến của trẻ em.
D. Tổ chức cho các em đi tham quan.
E. Cấm trẻ em trèo cây hoặc bơi lội ở những chỗ nguy hiểm.
D. Không cho các em ăn mặc phong phanh khi đi ra ngoài.
G. Buộc các em phải đội mũ, nón khi đi ra ngoài trời.
H. Người lớn yêu cầu em phải đi ngủ đúng giờ.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
Bài tập 7 trang 48 SBT Giáo dục công dân 6
Đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận cơ bản của bản thân.
1. Bản thân em đã được đảm bảo tốt các quyền nào và chưa được đảm bảo tốt các quyền nào? Vì sao? (Trả lời bằng cách hoàn thành bảng sau)
2. Hãy kể ra những việc làm em đã thực hiện tốt hoặc chưa thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em (Trả lời bằng cách hoàn thành bảng sau)
3. Viết ra những việc em sẽ làm để bản thân thực hiện tốt hơn các quyền và bổn phận của trẻ em trong thời gian tới.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
Bài tập 6 trang 48 SBT Giáo dục công dân 6
Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Ngày nào Hùng cũng được mẹ cho tiền ăn quà sáng nhưng bạn ấy thường không ăn, để dành tiền chơi điện tử. Sau khi tan học, Hùng đi chơi điện tử đến tối muộn mới về. Những hôm không đi chơi, bạn ấy về nhà sớm nhưng không giúp mẹ việc nhà mà còn lên mạng tìm trò chơi. Thấy vậy, mẹ mắng và cấm Hùng không được chơi điện tử. Nếu còn tiếp tục, mẹ Hùng sẽ không cho tiền ăn sáng nữa. Hùng tỏ thái độ giận dỗi với mẹ vì cho rằng mẹ đã vi phạm quyền trẻ em của Hùng.
Câu hỏi :
- Em có nhận xét gì về hành động và thái độ của Hùng?
- Nếu là bạn của Hùng, em sẽ khuyên dùng như thế nào?
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
Bài tập 5 trang 47 SBT Giáo dục công dân 6
Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Một nhóm trẻ lang thang không nơi nương tựa ở thành phố A được rất nhiều người cho đồ ăn uống hằng ngày. Cho rằng nhóm trẻ này làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh địa bàn làm ăn của mình nên chủ cửa hàng ăn uống B đã cho người ra tay đánh đập các em, cấm nhóm trẻ trên tụ tập trong thành phố A và đuổi các em đi nơi khác kiếm sống
a. Nhóm trẻ lang thang trong tình huống trên đã không được hưởng những quyền nào của trẻ em? Vì sao?
b. Theo em , hành vi của chủ cửa hàng B trong tình huống trên đã xâm phạm đến quyền nào của trẻ em theo quy định của pháp luật?
c. Nếu chứng kiến tình huống như trên, em sẽ làm gì?
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
Câu 6. Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của quyền trẻ em?
A. Cho phép trẻ em làm những gì mình thích
B. Tạo đều kiện trẻ em được phát triển toàn diện
C. Giúp cho trẻ được sống an toàn, hạnh phúc
D. Là cơ sở để trẻ tự bảo vệ mình
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
Câu 5. Quyền trẻ em không bao gồm quyền nào dưới đây?
A. Quyền bí mật đời sống riêng tư
B. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục
C. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp
D. Quyền tham gia bầu cử và ứng cử vào các cơ quan nhà nước
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
Câu 3. Gia đình, nhà trường và xã hội đều khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển năng khiếu là đảm bảo nhóm quyền nào dưới đây của trẻ em?
A. Quyền được chăm sóc.
B. Quyền được bảo vệ.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền được vui chơi, giải trí.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
Câu 2. Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào dưới đây của trẻ em?
A. Quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển.
B. Quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.
C. Quyền được sống chung với cha mẹ.
D. Quyền được vui chơi, giải trí.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
Câu 1. Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em?
A. Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
B. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể.
C. Quyền được bảo vệ để không bị đánh đập.
D. Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
Bài tập 7 trang 44 SBT Giáo dục công dân 6
Em hãy quan sát ít nhất 5 gia đình hàng xóm của em và cho biết họ đã thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như thế nào?
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam
Bài tập 6 trang 44 SBT Giáo dục công dân 6
Em hãy thiết kế slogan (khẩu hiệu) thể hiện quyền bầu cử, ứng cử của nhân dân.
Gợi ý tóm tắt nội dung quyền bầu cử, ứng cử của công dân.
Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Quyền bầu cử là quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực của nhà nước.
Quyền ứng cử là thể hiện nguyện vọng được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam
Bài tập 5 trang 43 SBT Giáo dục công dân 6
Xử lí tình huống.
Trong mùa dịch Covid năm 2020, một số bạn học sinh đã đưa tin không đúng sự thật lên mạng xã hội. Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình hình trên?
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam
Bài tập 2 trang 42 SBT Giáo dục công dân 6
Điền từ vào chỗ (...)
- Công dân Việt Nam có quyền và phải thực hiện ................... đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .................... và bảo đảm việc thực hiện các ................... theo quy định của pháp luật.
- Quyền cơ bản của .................... là những lợi ích cơ bản mà người ................... được hưởng và được .................... bảo vệ.
- Nghĩa vụ cơ bản của công dân là yêu cầu bắt buộc của ................... mà mọi công dân phải thực hiện nhằm đáp ứng lợi ích của .................... và ................... theo quy định của pháp luật.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam
Câu 4. Nghĩa vụ cơ bản của công dân là
A. Yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện.
B. Yêu cầu của nhà nước mà công dân thực hiện hoặc không thực hiện.
C. Yêu cầu của nhà nước mà chỉ một hay nhóm người thực hiện.
D. Yêu cầu của nhà nước mà mọi người phải thực hiện.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam
Câu 3. Quyền cơ bản của công dân là
A. Những lợi ích cơ bản mà người Công dân được hưởng và được pháp luật bảo vệ.
B. Những đảm bảo pháp lí của nhà nước cho tất cả mọi người.
C. Những lợi ích cốt lỗi mà bất cứ ai trên thế giới đều được hưởng.
D. Những đảm bảo của Liên hiệp quốc cho tất cả mọi người trên thế giới.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam
Câu 2. Công dân bình đẳng trước pháp luật là
A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tuỳ theo địa bàn sinh sống.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam
Câu 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa như thế nào?
A. Đều có quyền như nhau
B. Đều có nghĩa vụ như nhau
C. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau
D. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam
Bài tập 5 trang 39 SBT Giáo dục công dân 6
Trong lúc đi tập thể dục buổi sáng, bà Linh nghe thấy tiếng một đứa trẻ sơ sinh khóc ở ven đường, được bọc trong một bọc quần áo.
Biết đây là trường hợp trẻ bị bỏ rơi nên sau khi suy nghĩ một lúc, bà bế đứa bé về nhà nuôi, đặt tên là Nam.
Theo em, bé Nam có được mang quốc tịch Việt Nam hay không?
Hãy giải thích rõ cho mọi người về nhận định của em.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 4 trang 38 SBT Giáo dục công dân 6
Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?
Tình huống 1. Bố mẹ Nam là người nước ngoài sống ở lãnh thổ Việt Nam đã lâu. Nam sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Theo em Nam có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?
Tình huống 2. Anh A và chị B là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo em, anh A và chị B xin giữ quốc tịch Việt Nam có được không?
Tình huống 3. Anh Trần Văn B đi du lịch ngang vùng dịch Covid 19 và được yêu cầu tự cách li. Anh B cho rằng đã tự cách li thì không cần khai báo y tế , lấy mẫu xét nghiệm. Theo em, anh B xử lí như vậy đã đúng chưa? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam