Bài tập 4 trang 15 SBT GDCD 7: Em sẽ xử lý thế nào nếu ở trong các tình huống dưới đây?
a) Em đã hẹn đến nhà bạn chơi nhưng bà em đang bị mệt.
b) Em mượn bạn cuốn sách và hứa ba hôm sau sẽ trả. Tuy nhiên, đến ngày hẹn mà em vẫn chưa đọc xong cuốn sách đó.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 4: Giữ chữ tín
Bài tập 3 trang 14 SBT GDCD 7: Trong các trường hợp dưới đây, bạn nào biết giữ chữ tín? Bạn nào chưa biết giữ chữ tín? Vì sao?
A. H hứa với bố mẹ sẽ chăm chỉ học tập. Cuối năm học, kết quả học tập của H đã tiến bộ. H được cô giáo khen khiến bố mẹ rất vui.
B. Q hứa vào ngày Chủ nhật sẽ sang nhà V để giúp bạn học Toán. Sáng Chủ nhật, mặc dù trời nắng to nhưng Q vẫn sang nhà bạn như đã hứa.
C. Để đàn lợn nhanh xuất chuồng, T đã cho lợn ăn thật nhiều cám tăng trọng.
D. P hứa với cô giáo sẽ khắc phục việc thường xuyên đi học muộn nhưng bạn vẫn tiếp tục tình trạng đó. Bạn đưa ra lí do là thức quá khuya để học bài.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 4: Giữ chữ tín
Bài tập 2 trang 14 SBT GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến dưới đây? Vì sao?
A. Giữ chữ tín là coi trọng niềm tin của tất cả mọi người đối với mình.
B. Làm tốt công việc như đã cam kết chính là giữ chữ tín.
C. Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa cần giữ chữ tín.
D. Người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng chịu thiệt hại lâu dài.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 4: Giữ chữ tín
Bài tập 1 trang 14 SBT GDCD 7: Theo em, điều nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc giữ chữ tín?
(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)
A. Người giữ chữ tín sẽ có được niềm tin từ người khác.
B. Khi giữ chữ tín sẽ nhận được sự hợp tác tích cực từ người khác.
C. Việc giữ chữ tín sẽ xây dựng được tinh thần đoàn kết với mọi người.
D. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 4: Giữ chữ tín
Bài tập 4 trang 12 SBT GDCD 7: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các bạn trong những tình huống dưới đây:
Tình huống a) K được nhiều bạn trong lớp ngưỡng mộ vì bạn luôn chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Có bạn hỏi“bí quyết” của Kđể có thể làm được như vậy, K trả lời: “Mình chỉ làm những bài tập dễ, còn những bài khó thì lấy sách hướng dẫn ra chép. Làm như vậy, mình không mất nhiều thời gian suy nghĩ mà lại hoàn thành đủ bài tập”.
1/ Em Có tán thành với cách học của K không? Vì sao?
2/ Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ khuyên K điều gì?
Tình huống b) H là học sinh chăm chỉ nên thường được điểm cao trong các bài kiểm tra. Khi các bạn hỏi lí do khiến H chăm chỉ học tập như vậy thì H trả lời rằng mình học để lấy điểm cao cho bố mẹ vui lòng.
1/ Em hãy nhận xét về thái độ và động cơ học tập của H.
2/ Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ khuyên H điều gì?
Tình huống c) Vì sợ thua điểm M về môn Tiếng Anh nên chỉ dành thời gian và cố gắng học thật tốt môn này còn các môn khác T thường bỏ qua.
1/ Em có nhận xét gì về cách học của T?
2/ Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ khuyên điều gì?
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 3: Học tập tự giác, tích cực
Bài tập 3 trang 11 SBT GDCD 7: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:
Tình huống a) A học rất giỏi và luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong học tập. Khi các bạn gặp khó khăn hay băn khoăn vấn đề gì, A giảng giải để giúp bạn hiểu bài. Trong giờ kiểm tra, A rất khó xử vì các bạn ngồi cạnh muốn chép bài.
1/ Em có nhận xét gì về cách học của một số bạn muốn chép bài của A trong tình huống trên?
2/ Nếu là A, em sẽ làm gì?
Tình huống b) Mỗi khi sang nhà T chơi, thấy T cặm cụi làm thêm những bài tập nâng cao,mở rộng kiến thức, H liền nói:“Cậu ngốc quá! Đây có phải là những bài tập thầy cô giao đâu mà phải làm. Chúng mình chỉ cần làm hết các bài trong sách giáo khoa là tốt lắm rồi!”.
1/ Em có nhận xét gì về lời nói của H?
2/ Nếu là T, em sẽ nói gì với H?
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 3: Học tập tự giác, tích cực
Bài tập 2 trang 11 SBT GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Luôn chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
B. Chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi tới các kì kiểm tra.
C. Chỉ cần xây dựng kế hoạch học tập còn việc thực hiện thì tuỳ thuộc vào hoàn cảnh.
D. Tự giác, tích cực học tập giúp em rèn luyện tính tự lập, tự chủ và tích luỹ kiến thức cho bản thân.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 3: Học tập tự giác, tích cực
Bài tập 1 trang 11 SBT GDCD 7: Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực?
(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)
A. T chỉ chăm học khi sắp đến kì thi.
B. H luôn nghĩ đến nhiều cách khác nhau để giải một bài toán.
C. Trong học tập, C luôn đặt câu hỏi“Vì sao?” và cố gắng tìm cách để trả lời câu hỏi đó nên bạn hiểu các vấn đề rất sâu sắc.
D. P chỉ làm các bài tập theo những điều thầy, cô giáo đã hướng dẫn.
E. M luôn đưa ra nhiều cách giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp và những bạn đó đã tiến bộ rõ rệt trong học tập.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 3: Học tập tự giác, tích cực
Bài tập 4 trang 10 SBT GDCD 7: Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây:
A. Mặc dù rất yêu quý ông bà nhưng H ít khi gọi điện hỏi thăm vì cho rằng như thế là không cần thiết.
B. Thấy hoàn cảnh báo hàng xóm khó khăn, M xin mẹ rau và gạo mang sang biếu bác.
C. Thỉnh thoảng, K lại mượn V mấy thứ lặt vặt như cục tẩy, bút chì,... Thấy vậy, C ngạc nhiên hỏi: “Cậu cũng có những thứ đó, sao phải mượn của V làm gì?”. K đáp:“Nhà Vở cạnh nhà mình.V rất mặc cảm về hoàn cảnh khó khăn của bản thân, nên tớ làm như vậy để bạn ấy có nhờ gì tớ thì cũng sẽ thấy thoải mái hơn”.
D. Trên đường đi học về, thấy một bạn bị bắt nạt, T đã dừng lại can ngăn.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Bài tập 3 trang 9 SBT GDCD 7: Trong cuộc sống, em đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ như thế nào? Hãy viết lại vào bảng sau:
Đối tượng |
Lời nói |
Việc làm |
Người trong gia đình |
…………………………… …………………………… |
…………………………… …………………………… |
Bạn bè |
…………………………… …………………………… |
…………………………… …………………………… |
Thầy, cô giáo |
…………………………… …………………………… |
…………………………… …………………………… |
Người xung quanh |
…………………………… …………………………… |
…………………………… …………………………… |
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Bài tập 1 trang 8 SBT GDCD 7: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)
A. Thương người như thể thương thân
B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
C. Chị ngã em nâng
D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau
E. Chia ngọt sẻ bùi
G. Nhường cơm sẻ áo
H. Yêu nên tốt, ghét nên xấu.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Bài tập 4 trang 6 SBT GDCD 7: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:
a) Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, trường của H tổ chức lễ dâng hương tại khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Sau lễ dâng hương, các bạn tập trung để nghe cô tổng phụ trách kể về những tấm gương hi sinh anh dũng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Trong khi các bạn trật tự ngồi nghe thì Hlại đùa nghịch, khiến các bạn xung quanh mất tập trung.
Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H điều gì?
...................................................................................................................
...................................................................................................................
b) Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8 - 3, trường của T tổ chức cuộc thi nấu ăn giữa các chi đội. Khi cả lớp thảo luận sẽ chọn nấu món gì, T đề xuất chọn các món ăn truyền thống của quê hương xứ Huế như bún bò, bánh bèo, nem lụi,... nhưng một số bạn lại cho rằng những món ăn bình dân như vậy không phù hợp để đi thi mà nên chọn những món ăn nước ngoài sẽ mới mẻ và hợp thời hơn.
Nếu là T, em sẽ thuyết phục các bạn trong lớp như thế nào?
...................................................................................................................
...................................................................................................................
c) Trường của K xây dựng góc cộng đồng“Không gian văn hoá dân tộc Thái”. Là một học sinh dân tộc Thái, K rất tự hào và cùng các thầy cô vẽ trang trí những hoạ tiết đặc trưng và ủng hộ một số đồ dùng, trang phục truyền thống của người dân tộc Thái. Tuy nhiên, bạne cùng lớp cho rằng có một không gian như vậy trong trường không phù hợp, làm mất đi vẻ hiện đại và tốn không gian.
Nếu là K, em sẽ khuyên điều gì?
...................................................................................................................
...................................................................................................................
d) N và các bạn không thích loại hình nghệ thuật tuồng, chèo của quê hương và cho là lạc hậu. N khuyên các bạn khác không nên mất thời gian tìm hiểu.
Em sẽ khuyên N và các bạn điều gì?
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Bài tập 3 trang 5 SBT GDCD 7: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Thông tin. Nhân dịp kỉ niệm 255 năm ngày sinh và tưởng niệm 200 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du, trường Trung học Cơ sở T ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã tổ chức các hoạt động giao lưu, nói chuyện chuyên đề kết hợp với chương trình văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc như: ngâm Kiều, hát ca trù do các nghệ nhân và học sinh cùng biểu diễn. Tại buổi giao lưu, các bạn học sinh được nghe kể về thân thế và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du và giá trị đặc sắc của Truyện Kiều cùng những định hướng thiết thực cho thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của quê hương, dân tộc.
Câu hỏi:
1/ Thông tin trên nói về truyền thống nào của tỉnh Hà Tĩnh?
2/ Trường Trung học cơ sở T đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống đó?
3/ Hãy kể tên những truyền thống tốt đẹp của quê hương em.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Bài tập 2 trang 4 SBT GDCD 7: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm, việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ tiên của mình.
B. Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện đại.
C. Truyện dân gian và những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hoá quê hương.
D. L cùng các bạn trò chuyện, phỏng vấn các cựu chiến binh ở địa phương để tìm hiểu lịch sử, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương mình.
E. Ngày lễ tốt nghiệp, mẹ rất muốn H mặc trang phục truyền thống của người dân tộc Dao Đỏ nhưng bạn lại không thích vì cho rằng trang phục đó rất cũ kĩ, không hợp với thời hiện đại nữa.
G. Thấy chú thương binh chân thấp, chân cao đi qua, nhóm bạn cười cợt, trêu chọc chú.
H. Học sinh chỉ cần tập trung vào việc học tập, còn giữ gìn truyền thống quê hương là việc của người lớn.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Bài tập 1 trang 4 SBT GDCD 7: Khoanh vào chữ cái trước phương án nói đến truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương.
A. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm
B. Cần cù lao động
C. Trân trọng trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc
D. Thách cưới cao, tổ chức ma chay linh đình, kéo dài nhiều ngày
E. Yêu thích ẩm thực truyền thống của địa phương
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương