Bài tập 3 trang 11 SBT GDCD 7: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:
Tình huống a) A học rất giỏi và luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong học tập. Khi các bạn gặp khó khăn hay băn khoăn vấn đề gì, A giảng giải để giúp bạn hiểu bài. Trong giờ kiểm tra, A rất khó xử vì các bạn ngồi cạnh muốn chép bài.
1/ Em có nhận xét gì về cách học của một số bạn muốn chép bài của A trong tình huống trên?
2/ Nếu là A, em sẽ làm gì?
Tình huống b) Mỗi khi sang nhà T chơi, thấy T cặm cụi làm thêm những bài tập nâng cao,mở rộng kiến thức, H liền nói:“Cậu ngốc quá! Đây có phải là những bài tập thầy cô giao đâu mà phải làm. Chúng mình chỉ cần làm hết các bài trong sách giáo khoa là tốt lắm rồi!”.
1/ Em có nhận xét gì về lời nói của H?
2/ Nếu là T, em sẽ nói gì với H?
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 3: Học tập tự giác, tích cực
Bài tập 2 trang 11 SBT GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Luôn chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
B. Chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi tới các kì kiểm tra.
C. Chỉ cần xây dựng kế hoạch học tập còn việc thực hiện thì tuỳ thuộc vào hoàn cảnh.
D. Tự giác, tích cực học tập giúp em rèn luyện tính tự lập, tự chủ và tích luỹ kiến thức cho bản thân.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 3: Học tập tự giác, tích cực
Bài tập 1 trang 11 SBT GDCD 7: Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực?
(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)
A. T chỉ chăm học khi sắp đến kì thi.
B. H luôn nghĩ đến nhiều cách khác nhau để giải một bài toán.
C. Trong học tập, C luôn đặt câu hỏi“Vì sao?” và cố gắng tìm cách để trả lời câu hỏi đó nên bạn hiểu các vấn đề rất sâu sắc.
D. P chỉ làm các bài tập theo những điều thầy, cô giáo đã hướng dẫn.
E. M luôn đưa ra nhiều cách giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp và những bạn đó đã tiến bộ rõ rệt trong học tập.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 3: Học tập tự giác, tích cực
Bài tập 4 trang 10 SBT GDCD 7: Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây:
A. Mặc dù rất yêu quý ông bà nhưng H ít khi gọi điện hỏi thăm vì cho rằng như thế là không cần thiết.
B. Thấy hoàn cảnh báo hàng xóm khó khăn, M xin mẹ rau và gạo mang sang biếu bác.
C. Thỉnh thoảng, K lại mượn V mấy thứ lặt vặt như cục tẩy, bút chì,... Thấy vậy, C ngạc nhiên hỏi: “Cậu cũng có những thứ đó, sao phải mượn của V làm gì?”. K đáp:“Nhà Vở cạnh nhà mình.V rất mặc cảm về hoàn cảnh khó khăn của bản thân, nên tớ làm như vậy để bạn ấy có nhờ gì tớ thì cũng sẽ thấy thoải mái hơn”.
D. Trên đường đi học về, thấy một bạn bị bắt nạt, T đã dừng lại can ngăn.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Bài tập 3 trang 9 SBT GDCD 7: Trong cuộc sống, em đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ như thế nào? Hãy viết lại vào bảng sau:
Đối tượng |
Lời nói |
Việc làm |
Người trong gia đình |
…………………………… …………………………… |
…………………………… …………………………… |
Bạn bè |
…………………………… …………………………… |
…………………………… …………………………… |
Thầy, cô giáo |
…………………………… …………………………… |
…………………………… …………………………… |
Người xung quanh |
…………………………… …………………………… |
…………………………… …………………………… |
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Bài tập 1 trang 8 SBT GDCD 7: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)
A. Thương người như thể thương thân
B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
C. Chị ngã em nâng
D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau
E. Chia ngọt sẻ bùi
G. Nhường cơm sẻ áo
H. Yêu nên tốt, ghét nên xấu.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Bài tập 4 trang 6 SBT GDCD 7: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:
a) Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, trường của H tổ chức lễ dâng hương tại khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Sau lễ dâng hương, các bạn tập trung để nghe cô tổng phụ trách kể về những tấm gương hi sinh anh dũng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Trong khi các bạn trật tự ngồi nghe thì Hlại đùa nghịch, khiến các bạn xung quanh mất tập trung.
Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H điều gì?
...................................................................................................................
...................................................................................................................
b) Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8 - 3, trường của T tổ chức cuộc thi nấu ăn giữa các chi đội. Khi cả lớp thảo luận sẽ chọn nấu món gì, T đề xuất chọn các món ăn truyền thống của quê hương xứ Huế như bún bò, bánh bèo, nem lụi,... nhưng một số bạn lại cho rằng những món ăn bình dân như vậy không phù hợp để đi thi mà nên chọn những món ăn nước ngoài sẽ mới mẻ và hợp thời hơn.
Nếu là T, em sẽ thuyết phục các bạn trong lớp như thế nào?
...................................................................................................................
...................................................................................................................
c) Trường của K xây dựng góc cộng đồng“Không gian văn hoá dân tộc Thái”. Là một học sinh dân tộc Thái, K rất tự hào và cùng các thầy cô vẽ trang trí những hoạ tiết đặc trưng và ủng hộ một số đồ dùng, trang phục truyền thống của người dân tộc Thái. Tuy nhiên, bạne cùng lớp cho rằng có một không gian như vậy trong trường không phù hợp, làm mất đi vẻ hiện đại và tốn không gian.
Nếu là K, em sẽ khuyên điều gì?
...................................................................................................................
...................................................................................................................
d) N và các bạn không thích loại hình nghệ thuật tuồng, chèo của quê hương và cho là lạc hậu. N khuyên các bạn khác không nên mất thời gian tìm hiểu.
Em sẽ khuyên N và các bạn điều gì?
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Bài tập 3 trang 5 SBT GDCD 7: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Thông tin. Nhân dịp kỉ niệm 255 năm ngày sinh và tưởng niệm 200 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du, trường Trung học Cơ sở T ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã tổ chức các hoạt động giao lưu, nói chuyện chuyên đề kết hợp với chương trình văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc như: ngâm Kiều, hát ca trù do các nghệ nhân và học sinh cùng biểu diễn. Tại buổi giao lưu, các bạn học sinh được nghe kể về thân thế và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du và giá trị đặc sắc của Truyện Kiều cùng những định hướng thiết thực cho thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của quê hương, dân tộc.
Câu hỏi:
1/ Thông tin trên nói về truyền thống nào của tỉnh Hà Tĩnh?
2/ Trường Trung học cơ sở T đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống đó?
3/ Hãy kể tên những truyền thống tốt đẹp của quê hương em.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Bài tập 2 trang 4 SBT GDCD 7: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm, việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ tiên của mình.
B. Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện đại.
C. Truyện dân gian và những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hoá quê hương.
D. L cùng các bạn trò chuyện, phỏng vấn các cựu chiến binh ở địa phương để tìm hiểu lịch sử, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương mình.
E. Ngày lễ tốt nghiệp, mẹ rất muốn H mặc trang phục truyền thống của người dân tộc Dao Đỏ nhưng bạn lại không thích vì cho rằng trang phục đó rất cũ kĩ, không hợp với thời hiện đại nữa.
G. Thấy chú thương binh chân thấp, chân cao đi qua, nhóm bạn cười cợt, trêu chọc chú.
H. Học sinh chỉ cần tập trung vào việc học tập, còn giữ gìn truyền thống quê hương là việc của người lớn.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Bài tập 1 trang 4 SBT GDCD 7: Khoanh vào chữ cái trước phương án nói đến truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương.
A. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm
B. Cần cù lao động
C. Trân trọng trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc
D. Thách cưới cao, tổ chức ma chay linh đình, kéo dài nhiều ngày
E. Yêu thích ẩm thực truyền thống của địa phương
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Câu 3 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản giới thiệu các đặc điểm của ca Huế, nhưng cũng chính là nêu lên các quy định, luật lệ trong hoạt động ca Huế. Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng việc chuyển nội dung phần 2 sang những quy định cụ thể, theo mẫu sau:
Nội dung hoạt động |
Quy định, luật lệ |
Môi trường diễn xướng |
|
Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế |
Khoảng 8-10 người |
Số lượng người nghe ca Huế |
|
Số lượng nhạc công |
|
Số lượng nhạc cụ |
|
Phong cách biểu diễn |
|
Soạn bài Ca Huế lớp 7 (Cánh Diều)
Yêu cầu (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản.
- Khi đọc văn bản giới thiệu quy tắc luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, các em cần chú ý:
+ Văn bản thông tin này giới thiệu về hoạt động hay trò chơi gì?
+ Hoạt động hay trò chơi đó có những quy tắc, luật lệ nào cần lưu ý?
+ Cách trình bày của văn bản (nhan đề, sa pô, các tiểu mục, sự kết hợp kênh chữ và kênh hình,…) có tác dụng gì?
+ Các thông tin trong văn bản có ý nghĩa như thế nào với xã hội nói chung và với cá nhân em nói riêng?
- Đọc trước văn bản Ca Huế; tìm hiểu thêm (qua sách báo, internet, thực tế, …) về hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông Hương
Soạn bài Ca Huế lớp 7 (Cánh Diều)
Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm đọc một số bài phân tích các văn bản Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), Buổi học cuối cùng (Đô – đê), Búp sen xanh (Sơn Tùng), Bố của Xi -mông (Mô-pa-xăng), Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), Hai vạn dặm dưới đáy biển (Véc-nơ), Người về từ Sao Hỏa (En-di Uya),…
Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 101 lớp 7 (Cánh Diều)
Câu 9 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Câu nào sau đây có vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ - vị
A. Đến bây giờ chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi
B. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người mà là bóng dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta.
C. Ông đồ đã cố bám lấy xã hội hiện đại, những người hiện đại chúng ta đã thấy sự cố sức của ông, đã thấy ông chới với…
D. Chữ “muôn năm cũ” ở dòng trên đội xuống chữ “bây giờ” của dòng dưới càng bâng khuâng, luyến nhớ
Soạn bài Về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên lớp 7 (Cánh Diều)
Câu 8 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Ý kiến khái quát của người viết về nội dung và nghệ thuật bài thơ Ông đồ được nêu ở câu nào
A. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người mà là bóng dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta.
B. Ông đồ đã kiên nhẫn “vẫn ngồi đấy”, nhưng năm nay không còn kiên nhẫn được nữa.
C. Về ngữ pháp, dòng thơ này rất lạ, nhưng không thấy cộm: “Những người muôn năm cũ”.
D. Như vậy, cũng chỉ tám dòng, bốn mươi chữ đủ nói hết những bước chót của một thời tàn
Soạn bài Về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên lớp 7 (Cánh Diều)
Câu 7 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Người viết thể hiện rõ cảm xúc của mình về hình ảnh ông đồ ở câu nào?
A. Hãy trở lại với dòng thơ đầu bài “Mỗi năm hoa đào nở”để thấy quy luật cũ không còn đúng nữa.
B. Đến bây giờ chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi
C. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay.
D. Về ngữ pháp, dòng thơ này rất lạ, nhưng không thấy cộm: “Những người muôn năm cũ”.
Soạn bài Về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên lớp 7 (Cánh Diều)
Câu 6 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Câu nào nêu nhận xét về tài năng nghệ thuật của nhà thơ Vũ Đình Liên
A. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người mà là bóng dáng của cả một thời đại.
B. Ông đồ đã kiên nhẫn “vẫn ngồi đấy”, nhưng năm nay không còn kiên nhẫn được nữa.
C. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay.
D. Đến bây giờ chúng ta mới thấy luyến tiếc , nhưng quá muộn rồi
Soạn bài Về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên lớp 7 (Cánh Diều)
Câu 5 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tác giả phân tích nghệ thuật dùng từ của nhà thơ ở câu nào?
A. Chữ “muôn năm cũ” ở dòng trên đội xuống chữ “bây giờ” của dòng dưới càng bâng khuâng, luyến nhớ
B. Như vậy, cũng chỉ tám dòng, bốn mươi chữ đủ nói hết những bước chót của một thời tàn
C. Về ngữ pháp, dòng thơ này rất lạ, nhưng không thấy cộm: “Những người muôn năm cũ”.
D. Dòng thơ không phải là nỗi đau nức nở, nó chỉ như một tiếng thở dài cảm thương, nuối tiếc khôn nguôi
Soạn bài Về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên lớp 7 (Cánh Diều)
Câu 4 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Câu nào có bằng chứng được người viết dẫn ra từ bài thơ
A. Dòng thơ không phải là nỗi đau nức nở, nó chỉ như một tiếng thở dài cảm thương, nuối tiếc khôn nguôi
B. Về ngữ pháp, dòng thơ này rất lạ, nhưng không thấy cộm: “Những người muôn năm cũ”.
C. Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt ông đồ .
D. Như vậy, cũng chỉ tám dòng, bốn mươi chữ đủ nói hết những bước chót của một thời tàn
Soạn bài Về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên lớp 7 (Cánh Diều)
Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, mục đích chính của người viết đoạn trích trên là gì?
A. Ca ngợi những người viết chữ Nho
B. Ca ngợi hình ảnh ông đồ viết chữ Nho
C. Nêu lên tình cảnh buồn thảm của ông đồ
D. Chỉ ra cái hay của bài thơ Ông đồ
Soạn bài Về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên lớp 7 (Cánh Diều)
Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Vì sao văn bản Về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên nêu trên là văn bản nghị luận văn học.
A. Vì văn bản tập trung miêu tả hình ảnh ông đồ
B. Vì tác giả đã phân tích cái hay của bài thơ Ông đồ
C. Vì tác giả đã kể lại câu chuyện về ông đồ viết chữ Nho
D. Vì văn bản đã giúp người đọc hiểu ông đồ là ai
Soạn bài Về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên lớp 7 (Cánh Diều)
Câu 2 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tóm tắt nội dung các phần của văn bản bằng cách nêu 1 – 2 câu hỏi ngắn gọn cho mỗi phần theo mẫu sau:
Phần 1 |
Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển viết về ai, về sự kiện gì? Điều gì tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm? |
Phần 2 |
|
Phần 3 |
|
Phần 4 |
|
Phần 5 |
|
Soạn bài Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển lớp 7 (Cánh Diều)