Câu 4 trang 38 sách bài tập GDCD 8: Những việc làm dưới đây có thể gây ra hậu quả gì?
a) Nhà K có hai khu trồng rau riêng biệt, một khu trồng rau cho gia đình ăn thì chỉ tưới nước, một khu trồng rau để bán thì có sử dụng phân hoá học và thường xuyên phun thuốc trừ sâu.
b) Nhặt được một quả lựu đạn, G liền rủ T cùng rút chốt của lựu đạn ra để xem bên trong có gì.
c) Cửa hàng của chị D thường xuyên sang chiết ga lậu để bán nhằm thu lời.
d) Anh M là nhân viên bảo vệ của công ty. Buổi tối, anh rủ một số người cùng chơi bài tại phòng bảo vệ. Do bị thua, anh lấy súng ra để doạ mọi người.
e) Mải nói chuyện với bạn, N quên không tắt bếp ga khi đã nấu xong.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Câu 3 trang 37 sách bài tập GDCD 8: Theo em, các trường hợp sau tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, mm cháy, nổ và các chất độc hại như thế nào?
a) Mọi người đều được phép tàng trữ, sử dụng vũ khí.
b) Tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ trong nhà.
c) Sử dụng mọi hoá chất trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm.
d) Không tắt quạt điện, ti vi khi ra khỏi nhà.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Câu 2 trang 36 sách bài tập GDCD 8: Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến dưới đây? Vì sao?
a) Vận chuyển thuốc pháo, thuốc nổ trên ô tô và các phương tiện giao thông có thể gây ra cháy nổ, thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
b) Công an được sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.
c) Tự do buôn bán, sử dụng chất độc hại thì con người sẽ bị đe dọa về sức khoẻ, tính mạng.
d) Có thể tự do sử dụng hoá chất để bảo quản trái cây.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Câu hỏi trang 36 sách bài tập GDCD 8: Việc làm nào dưới đây không có tác dụng phòng ngừa ngộ độc thực phẩm?
A. Ăn chín, uống sôi.
B. Ăn bất kể đồ ăn gì.
C. Sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến.
D. Không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Câu hỏi trang 36 sách bài tập GDCD 8: Việc làm nào dưới đây không có tác dụng phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ?
A. Không sử dụng, tàng trữ súng trái phép.
B. Mua các nguyên liệu cần thiết để chế tạo pháo nổ.
C. Lên án, phê phán những hành động vì lợi nhuận mà sử dụng, tàng trữ vũ khí, chất nổ.
D. Tuyên truyền, vận động mọi người có ý thức chấp hành quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Câu hỏi trang 36 sách bài tập GDCD 8: Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí?
A. Tất cả mọi người
B. Các công ty tư nhân
C. Các doanh nghiệp nhà nước
D. Một số tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Câu hỏi trang 34 sách bài tập GDCD 8: Em sẽ quyết định như thế nào? Vì sao?
b) Thấy một chiếc áo len giá 150.000 đồng bày bán ở cửa hàng, em rất muốn mua nhưng trong ví chỉ có số tiền mẹ vừa cho để mua sách học thêm tin tiếng Anh là 200.000 đồng.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Câu 4 trang 33 sách bài tập GDCD 8: Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật ở các trường hợp dưới đây trong việc lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu:
a) Khi lập kế hoạch chi tiêu, B không chỉ quan tâm đến cân đối thu, chi mà còn đặt mục tiêu tiết kiệm và quyết tâm thực hiện tốt cả hai mục tiêu.
b) A cho rằng học sinh có ít tiền, khó thực hiện mục tiêu tiết kiệm nên bạn ít khi đặt mục tiêu tiết kiệm khi lập kế hoạch chi tiêu.
c) Khi lập kế hoạch chi tiêu, C chỉ ấn định thời gian thực hiện các mục tiêu trong một tháng cho tiện theo dõi.
d) Khi đã lập kế hoạch chi tiêu, D xác định phải thực hiện đúng như kế hoạch, không được điều chỉnh kế hoạch.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Câu 3 trang 33 sách bài tập GDCD 8: Theo em, những thói quen chi tiêu dưới đây có hợp lí không? Vì sao?
a) Kiểm tra, cân nhắc khi sử dụng các dịch vụ dễ gây lãng phí tiền bạc.
b) Không giới hạn số tiền được chi khi đi ăn uống ở bên ngoài.
c) Chỉ sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt.
d) Giảm đi ăn nhà hàng và chơi trò chơi điện tử ngoài quán.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Câu 2 trang 32 sách bài tập GDCD 8: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Chỉ cần lập kế hoạch chi tiêu cho những sự kiện lớn cần chi tiêu nhiều thứ.
b) Người thường xuyên lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu sẽ luôn chủ động về tài chính.
c) Chỉ những người có khó khăn về tài chính mới cần lập kế hoạch chi tiêu.
d) Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu cân đối thu, chi.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Câu hỏi trang 32 sách bài tập GDCD 8: Thói quen chi tiêu chưa hợp lí là
A. mua theo sở thích của bản thân.
B. căn cứ vào số tiền đang có để chọn thứ ưu tiên cần mua.
C. tìm mua những mặt hàng có nguồn gốc rõ ràng.
D. ghi ra những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Câu hỏi trang 32 sách bài tập GDCD 8: Chi tiêu hợp lí khi số tiền chi bị hạn chế là
A. ưu tiên những khoản chi cho bản thân.
B. ưu tiên những khoản chi thiết yếu.
C. đặt mục tiêu tiết kiệm lên hàng đầu.
D. tìm mua những mặt hàng có giá rẻ nhất.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Câu hỏi trang 32 sách bài tập GDCD 8: Khi quyết định mua hàng, chúng ta cần
A. tìm mua thứ đắt nhất để có được hàng chất lượng tốt nhất.
B. mua theo ý thích, không cần tìm hiểu.
C. khảo giá và chất lượng của những loại đồ muốn mua ở vài chỗ khác nhau.
D. tìm cửa hàng bán rẻ nhất để mua không quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Câu 5 trang 31 sách bài tập GDCD 8: Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về những quan điểm sau:
a) Bạo lực gia đình nói nhiều thứ tiếng, nhiều màu da và sống ở nhiều cộng đồng khác nhau.
b) Chúng ta càng không nói về bạo lực gia đình, chúng ta càng né tránh vấn đề này thì chúng ta càng mất mát.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu 4 trang 30 sách bài tập GDCD 8: Em sẽ làm gì nếu ở trong những tình huống dưới đây?
a) Đang học ở trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, chị H bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng.
b) Nhiều lần chứng kiến chú hàng xóm đánh con nhỏ, bạn B rất thương bé nhưng chưa biết làm thế nào để giúp em.
c) Do bố mẹ li hôn nên bạn C sống cùng với bố và mẹ kế. Trước mặt bố, mẹ kế luôn ngọt ngào, nhưng khi bố vừa đi khỏi nhà, bạn đã bị mắng chửi, thậm chí bị đánh đập.
d) Bạn T ở cùng với bác họ. Hằng ngày, bác bắt bạn phải thức khuya dậy sớm, lao động nặng nhọc. Vì vậy, đã 14 tuổi mà T còi cọc như đứa trẻ lên mười.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu 3 trang 29 sách bài tập GDCD 8: Em đồng tình hay không đồng tình với cách ứng xử nào dưới đây? Giải thích vì sao.
a) Khi bị bố đánh mắng, M cãi lại vì cho rằng bố đã sai.
b) Thấy người anh họ cố tình động chạm vào cơ thể mình, H vội chạy ra ấm chỗ khác.
c) Bị anh trai đánh, K đánh trả lại.
d) Bị gia đình chồng coi thường vì chỉ ở nhà nội trợ, chị Q tìm hiểu, học cách bán hàng qua mạng để có thu nhập trang trải nhu cầu của cuộc sống.
e) Áp lực vì bị bố mẹ bắt phải học nhiều, Q phản đối bằng cách trốn học.
g) Do mẹ V buôn bán thua lỗ nên bố V quản lí chặt chẽ nguồn tài chính của gia đình. Mọi chi tiêu đều do bố quyết định và hạn chế tối đa. Mỗi khi V xin tiền, bố đều tìm lí do để không cho.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu hỏi trang 27 sách bài tập GDCD 8: Bạo lực gia đình không gây ra những hậu quả trực tiếp gì?
A. Gây tổn hại tới sức khoẻ, tính mạng của thành viên gia đình.
B. Gây tổn hại danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình.
C. Gây ảnh hưởng xấu tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình.
D. Gây ảnh hưởng xấu về mọi mặt tới cộng đồng xã hội.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu hỏi trang 27 sách bài tập GDCD 8: Để phòng, chống bạo lực gia đình, không nên làm gì?
A. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực, rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình.
B. Dùng lời nói, thái độ và hành vi bạo lực để đáp trả.
C. Bình tĩnh, tìm đường thoát khi xảy ra bạo lực gia đình.
D. Nhờ sự can thiệp của người đáng tin cậy.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu hỏi trang 27 sách bài tập GDCD 8: Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi bạo lực gia đình?
A. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập thành viên trong gia đình.
B. Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình.
C. Cưỡng ép thành viên trong gia đình chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lí.
D. Bỏ mặc, không quan tâm, không chăm sóc những người gặp khó khăn trong cuộc sống.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu hỏi trang 27 sách bài tập GDCD 8: Hành vi nào dưới đây là hành vi bạo lực gia đình?
A. Hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với người khác trong xã hội.
B. Hành vi vô ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với người khác trong xã hội.
C. Hành vi vô ý của thành viên gia đình có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
D. Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu 7 trang 27 sách bài tập GDCD 8: Em hãy sưu tầm câu chuyện về một người thành công mà em ngưỡng mộ. Người đó đã đặt ra cho mình những mục tiêu nào? Quá trình thực hiện của họ ra sao? Em học hỏi được gì cho bản thân và sẽ áp dụng như thế nào trong cuộc sống hằng ngày của mình?
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Câu 6 trang 27 sách bài tập GDCD 8: Mục tiêu cá nhân quan trọng nhất em muốn đạt được trong vòng một năm tới là gì? Em hãy vận dụng cách đặt mục tiêu theo nguyên tắc S.M.A.R.T và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu. Sau đó, hãy thiết kế mục tiêu và kế hoạch thành một tấm poster để nhắc nhở mình hành động mỗi ngày hướng đến mục tiêu đã định.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Câu 5 trang 26 sách bài tập GDCD 8: Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi:
Hai bạn D và Y thảo luận, D cho rằng nhiệm vụ của học sinh là phải học tập tốt nên không cần đặt mục tiêu cho việc học. Y lại cho rằng học sinh vẫn cần phải đặt những mục tiêu cụ thể cho việc học, ngoài ra còn cần có những mục tiêu cho các lĩnh vực khác của cuộc sống như sức khoẻ, tài chính,...
Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Câu 4 trang 26 sách bài tập GDCD 8: Em đồng tình hay không đồng tình với bạn nào dưới đây? Giải thích vì sao.
a) G không bao giờ lập mục tiêu vì cho rằng khi dự định làm một điều gì đó, nên im lặng mà làm chứ không nên nói ra, không nên viết mục tiêu bởi bạn sợ “nói trước bước không qua.
b) N cho rằng chỉ cần đặt ra mục tiêu rõ ràng, dán khẩu hiệu ở góc học tập là đủ, làm đến đâu hay đến đấy, không cần lập kế hoạch vì như vậy sẽ linh hoạt và chủ động hơn.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Câu 3 trang 25 sách bài tập GDCD 8: Những mục tiêu dưới đây có đúng theo nguyên tắc S.M.A.R.T không? Nếu không, em hãy viết lại cho đúng và giúp các bạn lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó theo các bước đã học.
a) Mục tiêu của bạn T là đạt kết quả tốt trong kì kiểm tra sức khoẻ hằng năm.
b) Hmong muốn năm nay sẽ tiết kiệm được nhiều tiền hơn năm trước.
c) Năm học này, M muốn học thật tốt môn Ngữ văn.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Câu 2 trang 24 sách bài tập GDCD 8: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể, chi tiết thì càng có khả năng đạt được cao hơn.
b) Ghi nhớ mục tiêu ở trong đầu thì tốt hơn là viết ra giấy.
c) Bên cạnh mục tiêu về học tập và phát triển bản thân thì mục tiêu tài chính, mục tiêu cống hiến xã hội, mục tiêu gia đình, sức khoẻ cũng là những mục tiêu quan trọng và cần thiết đối với học sinh.
d) Chỉ cần đặt mục tiêu rõ ràng là đủ, thời hạn không quan trọng, lúc nào đạt được mục tiêu cũng được.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Câu 1 trang 24 sách bài tập GDCD 8: Em hãy phân loại các mục tiêu cá nhân dưới đây theo các lĩnh vực và theo thời gian.
a) Bạn T đặt mục tiêu năm 18 tuổi sẽ chinh phục đỉnh Phan-xi-păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam.
b) Anh K quyết tâm mỗi sáng sẽ dậy sớm chạy ba vòng quanh khu chung cư.
c) Chị M đặt mục tiêu trong tháng này sẽ đọc xong cuốn sách về kĩ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.
d) Bạn G đặt mục tiêu năm 24 tuổi sẽ trở thành nhà văn viết truyện cho thiếu nhi.
e) Mùa đông này, anh S sẽ quyên góp hai thùng quần áo ấm cho trẻ em nghèo.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Câu 6 trang 23 sách bài tập GDCD 8: Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau?
a) Bác K ở đầu ngõ thường đổ ngay dầu thải xuống dòng sông sau khi thay dầu xe máy cho khách xong.
b) Nhà bác hàng xóm của em mở cửa hàng kinh doanh đặc sản thịt thú rừng.
c) Chính quyền địa phương em huy động các cá nhân, tổ chức cùng tham gia thu gom rác thải hằng ngày.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Câu 5 trang 22 sách bài tập GDCD 8: Em hãy đưa ra lời khuyên cho mỗi nhân vật trong các tình huống dưới đây:
a) Được huyện giao cho quản lí, chăm sóc khu rừng phòng hộ đầu nguồn nhưng do điều kiện khó khăn, bác B có ý định chặt một số cây gỗ quý bán lấy tiền để đóng học phí cho các con và dự định sẽ trồng bổ sung cây con mới.
b) Thấy mọi người trong xóm vào núi đào vàng, Y hẹn V sáng hôm sau cùng tham gia.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Câu hỏi trang 21 sách bài tập GDCD 8: Nếu là X, em sẽ làm gì?
c) Cuối tuần, X và Y đi kiếm củi trong rừng, tình cờ phát hiện một số người đang cưa những cây gỗ quý. Biết đây là lâm tặc, X nói:
- Chúng mình chạy về Trạm kiểm lâm để báo cho các chú đi.
Y chần chừ:
- Thôi, tốt nhất là chúng ta nên im lặng, coi như không nhìn thấy gì.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Câu hỏi trang 21 sách bài tập GDCD 8: Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?
b) Có ý kiến cho rằng, nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta rất phong phú nên cần phải khai thác và sử dụng tối đa thì mới đáp ứng được các nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt.
Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên