Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập GDCD lớp 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 8 Bài 8 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:

1 100 lượt xem


Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Câu 1 trang 32 sách bài tập GDCD 8: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.

Câu hỏi trang 32 sách bài tập GDCD 8: Khi quyết định mua hàng, chúng ta cần

A. tìm mua thứ đắt nhất để có được hàng chất lượng tốt nhất.

B. mua theo ý thích, không cần tìm hiểu.

C. khảo giá và chất lượng của những loại đồ muốn mua ở vài chỗ khác nhau.

D. tìm cửa hàng bán rẻ nhất để mua không quan tâm đến chất lượng sản phẩm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu hỏi trang 32 sách bài tập GDCD 8: Chi tiêu hợp lí khi số tiền chi bị hạn chế là

A. ưu tiên những khoản chi cho bản thân.

B. ưu tiên những khoản chi thiết yếu.

C. đặt mục tiêu tiết kiệm lên hàng đầu.

D. tìm mua những mặt hàng có giá rẻ nhất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi trang 32 sách bài tập GDCD 8: Thói quen chi tiêu chưa hợp lí là

A. mua theo sở thích của bản thân.

B. căn cứ vào số tiền đang có để chọn thứ ưu tiên cần mua.

C. tìm mua những mặt hàng có nguồn gốc rõ ràng.

D. ghi ra những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 32 sách bài tập GDCD 8: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Chỉ cần lập kế hoạch chi tiêu cho những sự kiện lớn cần chi tiêu nhiều thứ.

b) Người thường xuyên lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu sẽ luôn chủ động về tài chính.

c) Chỉ những người có khó khăn về tài chính mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

d) Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu cân đối thu, chi.

Lời giải:

- Ý kiến a) Không đồng tình, vì: cần lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu thường xuyên, không phải chỉ cần khi có sự kiện lớn.

- Ý kiến b) Đồng tình, vì: mọi khoản thu, chi đều được thực hiện theo kế hoạch giúp uốn nắm chắc được tình hình thu, chi nên sẽ chủ động về tài chính.

- Ý kiến c) Không đồng tình, vì: bất cứ ai cũng cần lập kế hoạch chi tiêu để làm chủ về tài chính.

- Ý kiến d) Không đồng tình, vì: lập kế hoạch chi tiêu không chỉ thực hiện mục tiêu cân đối thu, chi mà còn có thể thực hiện mục tiêu tiết kiệm,..

Câu 3 trang 33 sách bài tập GDCD 8: Theo em, những thói quen chi tiêu dưới đây có hợp lí không? Vì sao?

a) Kiểm tra, cân nhắc khi sử dụng các dịch vụ dễ gây lãng phí tiền bạc.

b) Không giới hạn số tiền được chi khi đi ăn uống ở bên ngoài.

c) Chỉ sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt.

d) Giảm đi ăn nhà hàng và chơi trò chơi điện tử ngoài quán.

Lời giải:

- Nội dung a) Đây là thói quen chi tiêu hợp lí vì với các dịch vụ dễ gây lãng phí tiền bạc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện kế hoạch chi tiêu nên cần phải cân nhắc.

- Nội dung b) Đây là thói quen chi tiêu không hợp lí vì khi đi ăn uống ở bên ngoài rất dễ phát sinh chi phí nên cần giới hạn số tiền mình có thể chi trước khi đi để kiểm soát trong quá trình gọi các món ăn.

- Nội dung c) Đây là thói quen chi tiêu thông dụng nhưng trong điều kiện hiện nay đã có nhiều hình thức thanh toán mang lại lợi ích cho người tiêu dùng như thanh toán qua thẻ điện tử để được chiết khấu ưu đãi, hạn chế mang tiền mặt trong người,... nên cần sử dụng.

- Nội dung d) Đây là thói quen chi tiêu tốt nếu muốn tiết kiệm chi tiêu.

Câu 4 trang 33 sách bài tập GDCD 8: Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật ở các trường hợp dưới đây trong việc lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu:

a) Khi lập kế hoạch chi tiêu, B không chỉ quan tâm đến cân đối thu, chi mà còn đặt mục tiêu tiết kiệm và quyết tâm thực hiện tốt cả hai mục tiêu.

b) A cho rằng học sinh có ít tiền, khó thực hiện mục tiêu tiết kiệm nên bạn ít khi đặt mục tiêu tiết kiệm khi lập kế hoạch chi tiêu.

c) Khi lập kế hoạch chi tiêu, C chỉ ấn định thời gian thực hiện các mục tiêu trong một tháng cho tiện theo dõi.

d) Khi đã lập kế hoạch chi tiêu, D xác định phải thực hiện đúng như kế hoạch, không được điều chỉnh kế hoạch.

Lời giải:

- Trường hợp a) Đây là hành vi đúng vì mục tiêu của kế hoạch chi tiêu trước hết là phải cân đối thu, chi nhưng cũng đặt mục tiêu tiết kiệm để có khoản dự phòng giúp làm chủ được tài chính.

- Trường hợp b) Đây là hành vi chưa đúng, dù có ít tiền để chi tiêu nhưng nếu đặt ra mục tiêu tiết kiệm và lập kế hoạch chi tiêu cho hợp lí vẫn có thể đạt được mục tiêu tiết kiệm giúp cho việc chủ động tài chính cá nhân trong những vậu trường hợp cần thiết.

- Trường hợp c) Đây là hành vi chưa đúng, vì khi lập kế hoạch chi tiêu cần xác định các loại mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Nếu chỉ ấn định thời gian thực hiện kế hoạch trong một tháng sẽ khó thực hiện được những mục tiêu trung hạn và dài hạn.

- Trường hợp d) Hành vi này chưa đúng. Về cơ bản khi đã lập kế hoạch, cần thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đặt ra. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có những tình huống phát sinh khoản chi hay khoản thu thì có thể điều chỉnh lại để kế hoạch phù hợp hơn với thực tế.

Câu 5 trang 34 sách bài tập GDCD 8: Em hãy đọc các trường hợp và thực hiện yêu cầu:

a) Trong dịp Tết, H nhận được 1.000.000 đồng tiền mừng tuổi. Bạn lên kế hoạch chi tiêu từ khoản tiền này như: mua quà biếu bà nội, mua bộ sách học tiếng Anh, mua một chiếc áo bạn rất thích, trích một phần cho quỹ từ thiện,...

Chiều nay, đang ở khu vui chơi với ba người bạn thân, biết H có tiền, các bạn muốn H dùng 400.000 đồng để mua vé cho cả nhóm tham gia nhiều trò chơi rất hấp dẫn.

Câu hỏi trang 34 sách bài tập GDCD 8: Theo em, bạn H nên quyết định như thế nào? Vì sao?

Lời giải:

Đây là tình huống giải quyết bài toán chi tiêu sao cho phù hợp với điều hoàn cảnh cụ thể, giải quyết được hài hoà các mối quan hệ trong đời sống:

- Đồng ý chi 400.000 đồng để mua vé tham gia vui chơi, nếu số tiền còn lại 600.000 đồng vẫn thực hiện được những dự định chi tiêu khác như mua quà biếu bà, sách, áo và góp quỹ từ thiện.

- Nếu phần còn lại quá ít, ảnh hưởng đến những dự định chi tiêu đã đề ra, em có thể đề nghị các bạn chơi những trò chơi khác không phải chi nhiều tiền như vậy có thể chỉ là 200.000 đồng để các bạn vẫn vui.

- Không loại trừ phương án có thể từ chối mua vé vui chơi để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Trong trường hợp này cũng cần ủng hộ vì đây là một cách thực hiện nghiêm túc kế hoạch chi tiêu đã lập ra.

Câu hỏi trang 34 sách bài tập GDCD 8: Em sẽ quyết định như thế nào? Vì sao?

b) Thấy một chiếc áo len giá 150.000 đồng bày bán ở cửa hàng, em rất muốn mua nhưng trong ví chỉ có số tiền mẹ vừa cho để mua sách học thêm tin tiếng Anh là 200.000 đồng.

Lời giải:

Đây là một tình huống giải quyết bài toán chi tiêu. Vấn đề là 200.000 đồng mẹ cho để mua sách học tiếng Anh - một khoản thiết yếu. Nếu quyết định mua áo len thì số tiền còn lại là 50.000 đồng không đủ để mua sách, do đó không nên mua. Nếu muốn mua, phải lên kế hoạch tiết kiệm, kiếm thêm... khi đủ tiền thì mới thực hiện, nếu không sẽ vi phạm nguyên tắc chi vượt quá nguồn thu.

Câu 6 trang 35 sách bài tập GDCD 8: Thực hành lập kế hoạch chi tiêu

Câu hỏi trang 35 sách bài tập GDCD 8: a) Em hãy lập kế hoạch chi tiêu mua sắm những vật dụng cần thiết để chuẩn bị cho năm học mới.

Lời giải:

Để lập kế hoạch chi tiêu mua sắm những vật dụng cần thiết cho năm học mới, em có thể thực hiện các hoạt động sau:

- Xác định danh sách vật dụng: Tạo một danh sách toàn diện của những vật dụng cần thiết cho năm học mới. Bao gồm sách, vở, bút viết, bút chì, gôm, kéo, băng keo, hộp bút, cặp sách, áo đồng phục (nếu có), và bất kỳ vật dụng học tập khác mà em cần.

- Kiểm tra tình trạng vật dụng cũ: Trước khi mua sắm, kiểm tra xem em có những vật dụng nào từ năm học trước còn sử dụng được không. Điều này giúp em tránh mua những vật dụng không cần thiết hoặc trùng lặp.

- Ưu tiên và phân loại: Xác định những vật dụng cần thiết nhất và ưu tiên cao nhất. Phân loại các mặt hàng dựa trên mức độ quan trọng và ưu tiên của em. Ví dụ, sách giáo khoa và vở là những mặt hàng không thể thiếu, trong khi các vật dụng trang trí có thể được ưu tiên sau cùng

- Xác định ngân sách: Đặt một ngân sách cho việc mua sắm những vật dụng cần thiết. Xem xét số tiền em có sẵn và hãy cân nhắc với gia đình về khả năng chi tiêu tối đa mà em có thể.

- Lập kế hoạch số tiền cần thiết: Dựa trên danh sách mua sắm và giá cả, tính toán tổng số tiền cần thiết để mua các vật dụng. Đảm bảo rằng con số này không vượt quá ngân sách đã định trước.

- Mua sắm thông minh:

Trước khi mua sắm, tìm hiểu về các chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc ưu đãi đặc biệt từ các cửa hàng để tiết kiệm được chi phí mua sắm.

So sánh giá và chất lượng của các sản phẩm từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau để chọn được những vật dụng tốt nhất với giá hợp lý.

+ Khi đi mua sắm, tuân thủ kế hoạch và chỉ mua những vật dụng em thực sự cần. Tránh mua những món đồ không cần thiết hoặc mua sắm theo cảm xúc.

Câu hỏi trang 35 sách bài tập GDCD 8: b) Sắp đến Rằm tháng Tám, em hãy lập kế hoạch chi tiêu để chuẩn bị đón tết Trung thu thật vui với gia đình và các bạn.

Lời giải:

Để lập kế hoạch chi tiêu để chuẩn bị đón Tết Trung thu, em có thể thực hiện các hoạt động sau:

- Xác định ngân sách: Đầu tiên, xem xét số tiền em có thể dành cho việc chuẩn bị Tết Trung thu. Điều này sẽ giúp em biết rõ giới hạn tài chính và điều chỉnh kế hoạch mua sắm phù hợp.

- Đặt mục tiêu: Xác định mục tiêu của em trong việc chuẩn bị Tết Trung thu. Đó có thể là tổ chức một buổi liên hoan gia đình, mua sắm đồ chơi truyền thống, làm bánh Trung thu hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa.

- Lập danh sách vật dụng cần thiết: Tạo danh sách toàn diện của những vật dụng cần thiết cho Tết Trung thu. Bao gồm đèn lồng, bánh Trung thu, đồ chơi truyền thống, nến, lồng đèn, vật phẩm trang trí và các vật dụng khác.

- Kiểm tra tình trạng vật dụng cũ: Kiểm tra xem gia đình có những vật phẩm nào có thể tái sử dụng từ năm trước, chẳng hạn như đèn lồng hay các phụ kiện trang trí. Điều này giúp tiết kiệm chi phí mua mới.

- Ưu tiên và phân loại: Xác định những mục cần thiết nhất và ưu tiên cao nhất. Phân loại các mặt hàng dựa trên mức độ quan trọng và ưu tiên của em.

- Lập kế hoạch số tiền cần thiết: Dựa trên danh sách mua sắm và giá cả, tính toán tổng số tiền cần thiết để mua các vật dụng. Đảm bảo rằng con số này không vượt quá ngân sách đã định trước.

- Mua sắm thông minh:

+ Trước khi mua sắm, tìm hiểu về các chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc ưu đãi đặc biệt cho các vật phẩm và sản phẩm liên quan đến Tết Trung thu. Điều này giúp em tiết kiệm được chi phí mua sắm.

So sánh giá và chất lượng của các sản phẩm từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau để chọn được những vật dụng tốt nhất với giá hợp lý.

+ Khi đi mua sắm, tuân thủ kế hoạch và chỉ mua những vật dụng em thực sự cần. Tránh mua những món đồ không cần thiết hoặc mua sắm theo cảm xúc.

Câu 7 trang 35 sách bài tập GDCD 8: Hãy viết bài chia sẻ về một thói quen chi tiêu hợp lí mà em tâm đắc.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Tiết kiệm một phần thu nhập - Thói quen chi tiêu hợp lý

Việc chi tiêu một cách hợp lý và tiết kiệm là một thói quen mà tôi đã áp dụng trong cuộc sống hàng ngày của mình. Đây là một thói quen giúp tôi duy trì cân bằng tài chính và đảm bảo sự ổn định cho tương lai.

Một trong những yếu tố quan trọng để có thể thực hiện thói quen này là việc xác định mục tiêu và lập kế hoạch tài chính rõ ràng. Tôi đặt ra mục tiêu ngân sách hàng tháng và tuân thủ nó một cách nghiêm túc. Bằng cách phân bổ số tiền mà tôi có vào các khoản tiết kiệm, chi tiêu cần thiết và giải trí, tôi đảm bảo rằng không vượt quá khả năng tài chính của mình và luôn có sự cân đối.

Thứ hai, tôi luôn tìm hiểu và so sánh giá trước khi mua sắm. Điều này giúp tôi tiết kiệm được một số lượng đáng kể trong chi tiêu hàng ngày. Tôi thường tìm kiếm các ưu đãi, khuyến mãi hoặc giảm giá và áp dụng chúng vào việc mua sắm hàng ngày của mình. Đồng thời, tôi cũng chú trọng đến chất lượng của sản phẩm để đảm bảo sự tiết kiệm không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mình.

Thứ ba, tôi coi việc tiết kiệm là một phần quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân. Tôi đều đặn gửi một phần thu nhập của mình vào tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư để tích lũy cho tương lai. Thói quen này không chỉ giúp tôi có một quỹ dự trữ an toàn mà còn giúp tôi hướng đến mục tiêu tài chính lâu dài như mua nhà, du lịch hay về hưu.

Cuối cùng, tôi luôn kiểm soát và theo dõi chi tiêu của mình. Sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính hoặc ghi chép, tôi theo dõi mọi khoản chi tiêu và xem xét lại chúng để có thể điều chỉnh nếu cần thiết. Tôi tận dụng các cơ hội để tiết kiệm như ăn uống tại nhà thay vì ăn ngoài, tránh mua những thứ không cần thiết và đặt sự ưu tiên cho các yếu tố quan trọng trong cuộc sống.

Thói quen chi tiêu hợp lý này đã mang lại rất nhiều lợi ích cho tôi. Nó giúp tôi có sự tự tin trong việc quản lý tài chính cá nhân và tạo ra một tương lai vững chắc. Thông qua việc tiết kiệm, tôi cũng có thể đạt được những mục tiêu lớn hơn trong cuộc sống.

1 100 lượt xem